Tin Mạc Tư Khoa - Một bài báo đăng trên tờ {nl}Vladivostok của Nga vừa cho rằng hải quân Nga có thể sẽ tiếp tục hiện {nl}diện tại Việt Nam qua việc xây dựng căn cứ tàu ngầm và nhà máy bảo trì {nl}các chiến hạm. Bài báo có tựa đề Hạm đội Thái Bình Dương của Nga sẽ {nl}quay lại Cam Ranh, cho biết hạm đội này cho tới khi rút đi năm 2002, đã{nl} từng quản lý hai cầu cảng lớn cho tàu và tàu ngầm, cùng khoảng 30 nhà {nl}xưởng có đủ máy móc, cùng một phi đạo mà nhiều loại phi cơ có thể sử {nl}dụng ở quân cảng Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa. Nay với thỏa thuận thiết{nl} lập căn cứ cho 6 chiếc tàu ngầm hạng Kilo mà Việt Nam đã đặt hàng, Hạm{nl} đội Thái Bình Dương của Nga một lần nữa sẽ chịu trách nhiệm về việc {nl}xây cất cũng như duy trì cơ sở này. Tuy nhiên chưa có xác nhận nào từ {nl}Việt Nam và Nga rằng căn cứ tàu ngầm sẽ đặt tại Cam Ranh. {nl}
Việt Nam cũng nhiều lần nói rằng Cam {nl}Ranh sẽ chỉ được sử dụng với mục đích dân sự. Song song, Hà Nội còn đề {nl}nghị Mạc Tư Khoa giúp xây dựng một nhà máy bảo trì và sửa chữa các {nl}chiến hạm, nơi mà trong lương lai, các tàu hải quân Nga trên đường làm {nl}nhiệm vụ tại các vùng biển xa xôi ở Thái Bình Dương và Ấn Ðộ Dương có {nl}thể cặp bến sử dụng dịch vụ. Hiện tại Nga chỉ có một trung tâm sửa chữa{nl} tàu chiến tại Syria. Một thời gian gần đây có tin chưa được kiểm chứng {nl} nói Nga đang tìm cách tái lập sự hiện diện tại Việt Nam. Nga từng thuê {nl}Cam Ranh từ năm 1979 nhưng rút đi vào tháng 5 năm 2002 vì giá thuê quá {nl}cao, lên tới 300 triệu mỹ kim một năm. Cam Ranh từng là căn cứ quân sự {nl}lớn nhất của hải quân Nga tại nước ngoài, và đóng vai trò quan trọng {nl}trong các kế hoạch của hải quân Nga. Bộ trưởng Quốc Phòng Nga Anatoly {nl}Serdyukov vừa thăm Việt Nam hồi cuối tháng 3, trong đó hai bên đã bàn {nl}về việc hoàn tất một số hợp đồng mới trong lãnh vực hợp tác kỹ thuật {nl}Quốc Phòng từ nay tới năm 2020.(SBTN)
{nl}{nl}