|
Tin Luân Ðôn - Một website open democracy ở Anh Quốc đã công {nl}bố một bài phân tích về hiện tình quan hệ Việt Trung của bà Sophie Quinn{nl} Judge, một nhà nghiên cứu Mỹ chuyên về lịch sử Việt Nam cho rằng quan {nl}hệ giữa Cộng sản Việt Nam và Trung cộng bắt đầu có dấu hiệu thay đổi {nl}dưới áp lực của công luận Việt Nam, rất bất bình trước các vấn đề môi {nl}trường và chủ quyền quốc gia do Trung Cộng gây ra. Theo tác giả bài {nl}viết, năm 2009 quan hệ giữa Việt Nam và Trung Cộng một lần nữa đột {nl}nhiên trở thành vấn đề công khai trên trường quốc tế. Khi đệ trình đòi {nl}hỏi chủ quyền trên 80% vùng Biển Ðông trước Công Ước Liên Hiệp Quốc về {nl}Luật Biển vào tháng 5, Trung Cộng chính thức hóa tham vọng lãnh thổ trên{nl} những khu vực chưa hề được luật quốc tế công nhận. Ðòi hỏi này đặt {nl}Việt Nam vào một tình thế khó xử: hoặc phải chấp nhận sự thống trị của {nl}Trung Cộng trên vùng mà Việt Nam gọi là Biển Ðông, dọc theo bờ biển {nl}trải dài của mình, hoặc phải công khai đối đầu với người láng giềng {nl}hùng mạnh, điều mà Hà Nội muốn tránh.
Từ khi rút quân khỏi Cam Bốt vào năm 1989 [à], Việt Nam đã {nl}thiết lập với Trung Cộng một quan hệ tốt đẹp hơn. Xung đột gay go giữa {nl}hai nước, với tột đỉnh là cuộc tấn công tàn bạo và ngắn ngủi của Trung {nl}Cộng hồi tháng 2 năm 1979, đã được quên đi. Khi nói riêng, các nhà {nl}ngoại giao Việt Nam cho rằng họ phải cẩn thận để tránh làm phật lòng {nl}láng giềng phương bắc khi trở nên quá thân thiết với Hoa Kỳ. Tình thế {nl}đặc biệt phức tạp đối với Ðảng Cộng Sản Việt Nam đang cầm quyền. Từ khi{nl} chủ nghĩa cộng sản Ðông Âu sụp đổ vào năm 1989, Ðảng Cộng Sản Việt Nam{nl} đã theo sát đường lối của đảng Cộng Sản Trung Cộng, cải cách kinh tế {nl}nhanh chóng kết hợp với sự độc quyền của đảng này trên đời sống chính {nl}trị và các định chế nhà nước.
Hiện nay với việc Bắc Kinh gây áp lực buộc Việt Nam chấp nhận {nl}sự kiểm soát của Trung Cộng trên Biển Ðông, đảng Cộng Sản Việt Nam bị {nl}buộc phải thừa nhận rằng hai nước có tranh chấp quyền lợi ích trong một{nl} số lĩnh vực. Kể từ tháng 5 năm 2009 Trung Cộng cho đâm chìm và bắt giữ{nl} các tàu đánh cá Việt Nam đi vào khu vực mà Trung Cộng đòi hỏi chủ {nl}quyền, khu vực mà người Việt Nam xem là vùng đánh cá truyền thống của {nl}mình. Việc ngư dân bị giữ làm con tin hoặc số cá bắt được bị tịch thu, {nl}đã làm cho công chúng tại Việt Nam giận dữ. Về Hoàng Sa, Trung Cộng đã {nl}dùng vũ lực đánh bật đơn vị thuộc chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đồn trú{nl} ở đó vào năm 1974, khi chiến tranh Việt Nam đang giảm cường độ. Vào {nl}thời điểm đó chẳng ai phản đối, Hoa Kỳ còn bận tâm với mối đe dọa của {nl}Liên Xô ở Thái Bình Dương. Việt Nam đòi hỏi chủ quyền lịch sử trên các {nl}quần đảo này. Ít nhất là từ những năm đầu dưới triều Nguyễn từ 1802, {nl}hoàng đế Gia Long và Minh Mạng đã gửi các đội thám hiểm đến Hoàng Sa để{nl} vẽ bản đồ vùng biển xung quanh các đảo.
Quyền sở hữu của Việt Nam đã được thấy trên các bản đồ do các {nl} nhà truyền giáo Pháp đầu tiên vẽ ra. Ðòi hỏi chủ quyền của Việt Nam {nl}cũng phản ánh một thực tế là ngư dân từ miền Trung Việt Nam từ lâu nay {nl}đã khai thác các nguồn tài nguyên biển ở Hoàng Sa và tiến hành các hoạt{nl} động cứu cấp ở vùng biển nguy hiểm. Người Pháp có chủ quyền trên các {nl}vùng lãnh thổ đó cho đến Ðệ Nhị Thế Chiến, và miền Nam Việt Nam đã thừa{nl} kế quyền này. Việt Nam khó có thể giành chiến thắng trong một cuộc đối{nl} đầu hải quân với Trung Cộng, ngay cả việc mua sáu chiếc tàu ngầm {nl}diesel loại kilo của Nga. Việt Nam cũng biết rằng việc tăng cường quân {nl}sự sẽ không giúp xây dựng niềm tin với các quốc gia khác trong khu vực. {nl}Do đó Việt Nam đã tranh thủ vai trò chủ tịch Hiệp Hội Ðông Nam Á ASEAN {nl}trong năm 2010 để xây dựng một sự đồng thuận đa phương, hậu thuẫn cho {nl}lời kêu gọi mở đàm phán về việc chia sẻ tài nguyên ở Biển Ðông.(SBTN) {nl}{nl}