Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Thánh lễ đón Ðức Tân TGM Phó Hà Nội với những nét lạ lùng
{nl}
Ngày 7/5/2010, đúng ngày kỷ niệm Giải phóng Ðiện Biên, tại Tổng Giáo phận Hà Nội có sự kiện trọng đại: Thánh lễ ra mắt TGM Phó Hà Nội Phêrô Nguyễn Văn Nhơn tại nhà thờ Chính tòa. Thánh lễ đã diễn ra trang nghiêm nhưng cuộc đón tiếp có đủ cả nhiều trạng thái tình cảm.
Từ một bản thông báo “lạ”
Ngày 29/4/2010, từ Tòa TGM Hà Nội ra một bản thông báo về “Thánh lễ tạ ơn chào đón Ðức Tân TGM Phó Hà Nội Nguyễn Văn Nhơn”
Sẽ không có gì đáng chú ý, nếu bản thông báo không có thêm hàng chữ “Ðể thánh lễ được trang nghiêm, trật tự và sốt sáng, xin anh chị em không mang những gì không cần thiết cho thánh lễ và tránh mọi thái độ, cử chỉ, hay lời nói có thể ảnh hưởng đến bầu khí thánh thiêng của phụng vụ”.
Ðọc câu này, người bình thường nhất cũng tự hỏi rằng Thánh lễ này có gì đặc biệt đến mức độ phải ghi chú thêm một câu như vậy? Ðâu có phải các Thánh lễ ở Nhà thờ lớn Hà Nội xưa nay không có trang nghiêm, trật tự và sốt sáng do có ai đó thường mang các thứ không cần thiết cho Thánh lễ vào nhà thờ hoặc có cử chỉ lời nói làm ảnh hưởng Thánh lễ?
Nhiều người bảo: “Chắc có gì lạ ở đây, hôm đó chúng ta phải đến, ít nhất không dự lễ được thì cũng đến để “xem” lễ”.
Một Thánh lễ đúng tinh thần “vâng phục”
Chúng tôi đến Nhà thờ Lớn khi còn khoảng 1 giờ nữa thì Thánh lễ bắt đầu, nhà thờ trang hoàng không nhiều, một băng vải qua cửa chính “Hân hoan đón chào Ðức Tân TGM phó Phêrô” hàng cờ nhỏ cắm trên các hàng cột phía ngoài, hàng rào sắt được dựng lên xung quanh sân. Phía ngoài, một số người mặc đồng phục không rõ dân phòng hoặc cảnh sát đang hoạt động.