9h30 sáng tại Việt Nam (Ngày 6/5), thi sĩ Hoàng Cầm đã nhẹ {nl}bước vào cõi hư không, để lại một di sản tinh thần độc đáo, tài hoa, in {nl}dấu ấn riêng biệt vào lịch sử văn chương Việt Nam. Hoàng Cầm sinh năm {nl}1922. Ở tuổi xấp xỉ 90, vì một cú ngã dẫn đến bại chân, nhiều năm qua, {nl}ông hoàng thơ tình Việt Nam chỉ còn quanh quẩn nằm ngồi trong căn phòng{nl} nhỏ trên con phố Lý Quốc Sư. Tối 2/5, bệnh trở nặng, ông được đưa vào {nl}Bệnh viện Hữu Nghị (Hà Nội) cấp cứu. Hơn 3 ngày sau, tác giả Bên kia {nl}sông Ðuống qua đời, hưởng thọ 89 tuổi.
Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo cho biết, hôm 3/5, ông cùng Chủ tịch {nl} Hội nhà văn Việt Nam Hữu Thỉnh và một số bạn văn nữa vào viện thăm {nl}Hoàng Cầm. "Lúc này, nhà thơ không nói được nữa, tuy ánh mắt vẫn còn tỏ{nl} vẻ nhận ra mọi người. Tay ông dường như đã lạnh". Hoàng Cầm, tên thật {nl}là Bùi Tằng Việt, sinh ra tại làng Lạc Thổ, nay là xã Song Hồ, huyện {nl}Thuận Thành, Bắc Ninh, trong một gia đình nhà Nho nghèo sống bằng nghề {nl}làm thuốc Ðông y. Ông làm thơ từ năm lên tám, chín tuổi, bắt đầu được {nl}in từ những năm 1936 - 1937. Bút danh Hoàng Cầm xuất phát từ tên của {nl}một vị thuốc quý. Gần như suốt một đời chịu nhiều áp lực của Nhà nước {nl}Việt Nam, nhất là sau một thời gian dài bị coi là thành phần phản động, {nl}có chân trong phong trào Nhân văn giai phẩm ở miền Bắc, thi sĩ Hoàng {nl}Cầm sống gần như ẩn dật ở Hà Nội. Năm 2007, Ðột nhiên Hoàng Cầm được {nl}Nhà nước trao giải "Giải thưởng Nhà nước về văn học Nghệ thuật" trong {nl}chiến dịch mà người ta nói rằng là một cách chạy tội của Ðảng Cộng sản.{nl}
Những người chứng kiến kể rằng khi ông nhận giải thưởng, đã {nl}khóc, và cũng không biết đó là những giọt nước mắt vui mừng hay là cay {nl}đắng. Biến cố lớn nhất trong đời của thi sĩ Hoàng Cầm là vào tháng {nl}2/1956, Hoàng Cầm cùng Lê Ðạt chủ trương Giai phẩm mùa xuân.Tháng {nl}9/1956 Hoàng Cầm cùng Nguyễn Hữu Ðang chủ trương Nhân văn, với chủ {nl}trương mở rộng tư tưởng tự do và dân chủ. Tố Hữu, khi ấy là Ủy viên {nl}Trung ương Ðảng Lao Ðộng Việt Nam, phụ trách về công tác văn hóa văn {nl}nghệ, tuyên truyền được coi là người dập tắt phong trào Nhân Văn–Giai {nl}Phẩm đã tổ chức việc tấn công, đưa tất cả những người (khoảng 41 người){nl} trong phong trào Nhân Văn Giai Phẩm đi tù, cải tạo, giam lỏng, treo {nl}bút...
Chịu kỷ luật cùng với Trần Dần, Lê Ðạt, Tử Phác, Ðặng {nl}Ðình Hưng… tuy nhẹ hơn, chỉ bị một năm khai trừ khỏi Hội Nhà Văn, như {nl}Phùng Quán. 1982, Hoàng Cầm bị bắt, bị giam 18 tháng vì tác phẩm Về {nl}Kinh Bắc. 1988, ông được "phục hồi". Trong các bài đánh Hoàng Cầm, người{nl} ta luôn luôn dùng hai chữ "đồi trụy", nhắm vào đời tư của Hoàng Cầm: {nl}Ông nghiện thuốc phiện (như Ðinh Hùng, Vũ Hoàng Chương, Tử Phác) và có {nl}nhiều vợ. Bà vợ đầu tên là Hoàng Thị Hoàn, cưới khoảng 1940-1945, có ba{nl} con, chết cùng với con gái năm 1949. Bà Tuyết Khanh sống chung từ đầu {nl}năm 1947, tháng 1/48, sinh Kiều Loan, nhưng hai người phải xa nhau. Sau{nl} đó ông sống với bà Xuyến, cô hàng xén chợ Hạnh. Từ tháng 5/1955 Hoàng {nl}Cầm sống với bà Lê Hoàng Yến, cựu hoa khôi Hà thành, đã có 6 con riêng,{nl} ông ly dị bà Xuyến khoảng 1956. Sau nhà thơ Hữu Loan, sự ra đi của nhà{nl} thơ Hoàng Cầm, thời gian đang khép dần cánh cửa lịch sử của một thời {nl}văn chương - trí thức huy hoàng nhất của miền Bắc, bị bóp chết bởi chủ {nl}nghĩa cộng sản cực đoan ngu dốt.(SBTN)
{nl}{nl}