Tin Hà Nội - Báo chí trong nước hôm nay cho đăng một{nl} bài viết về Chiến lược chuỗi ngọc trai của Trung Cộng, và cho biết nếu{nl} chiến lược này được thi hành sẽ mang tính chất bành trướng hơn, thực {nl}dụng hơn và gây nguy hiểm cho hòa bình trong khu vực mà rất nhiều nhà {nl}phân tích đề cập. Thập niên qua là thời gian phức tạp khi Trung cộng {nl}cho tăng cường lực lượng hải quân của mình. Các nước đồng minh của Mỹ {nl}nay đang phải lo lắng nhiều hơn kể từ khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt. {nl}Một công ty Trung Cộng là tổ hợp Chuangli, gần đây đã nối lại hoạt động{nl} thuê bến tàu tại Rajin ở Bắc Hàn với thời hạn ban đầu 10 năm. Rajin là {nl} hải cảng lớn nhất Triều Tiên, năm 1991 trở thành khu tự do thương mại, {nl}có tuyến đường sắt đi qua Nga và Trung Cộng. Sau khi đạt được quyền {nl}thuê cảng Rajin, Trung Cộng có thể tự do vào đi lại trên kênh đào của {nl}vùng biển Nhật Bản. Giới phân tích cho rằng việc thuê được cảng Rajin {nl}sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển thương mại của các tỉnh thành {nl}miền đông bắc Trung Cộng.
Ngoài{nl} ra, kinh tế Nga phụ thuộc nhiều vào xuất cảng dầu mỏ và khí đốt, nên {nl}sự phát triển cảng Rajin cũng giúp Bắc Kinh nâng cao tầm ảnh hưởng với {nl}Moscow. Hiện có nhiều tin đồn hải quân Trung cộng một ngày nào đó sẽ xây{nl} dựng căn cứ nơi đây khiến Tokyo và Seoul rất lo lắng. Một số hợp đồng {nl}cầu cảng khác của Trung Cộng như Hambantota ở Sri Lanka và Chittagong ở{nl} Bangladesh cho thấy chiến lược của Trung Cộng muốn mở rộng ảnh hưởng {nl}của mình từ Hải Nam ở Biển Ðông, xuyên qua những tuyến đường biển nhộn {nl}nhịp nhất thế giới hướng tới vịnh Ba Tư.
Ða số nhà phân tích cho rằng, các thỏa thuận an ninh đã lặng {nl}lẽ đi kèm những hợp đồng cầu cảng trên. Chính Trung Cộng cũng đã cho xây{nl} dựng những cơ sở giám sát hải quân tại đảo Coco của Miến Ðiện và cảng {nl}Gwadar của Pakistan. Ở khu vực Ấn Ðộ Dương, chiến lược chuỗi ngọc trai {nl}nhằm kềm chế Ấn Ðộ, bảo đảm an ninh năng lượng và kiểm soát những tuyến{nl} hàng hải quan trọng. Những tin tức gần đây về thỏa thuận cầu cảng mới {nl}của Trung Cộng trong việc thuê mướn hải cảng của Bắc Hàn đã dẫn tới {nl}việc cần thiết phải xem xét lại chiến lược chuỗi ngọc trai. Ðầu tiên, {nl}Trung Cộng đã tuyên bố chủ quyền với nhiều đảo ở Biển Ðông. Thứ hai, {nl}Trung Cộng luôn coi Ðài Loan là một phần lãnh thổ bị chia cách của nước {nl} này và từng tuyên bố có thể dùng vũ lực để thống nhất đất nước. Thứ ba,{nl} Trung Cộng tuyên bố chủ quyền với đảo Senkakus theo cách gọi của Nhật {nl}hay Ðiếu Ngư theo cách gọi Trung Cộng. Ðảo này hiện nằm dưới sự kiểm {nl}soát của Nhật Bản và Hải quân Trung Cộng thường có những lần xâm nhập {nl}suốt 10 năm qua.
Và giờ {nl}đây, Trung Cộng đã có quyền ra vào với cảng của Triều Tiên để từ đó dễ {nl}dàng tiếp cận Biển Nhật Bản. Nếu kết nối các đảo mà Trung Cộng tuyên bố{nl} chủ quyền ở Biển Ðông, Biển Ðông Trung Hoa mà Bắc Kinh là Ðông Hải, và {nl} Biển Nhật Bản cùng với các đảo và những cơ sở cầu cảng khác của Trung {nl}Cộng trải rộng từ Hải Nam tới Trung Ðông, chuỗi ngọc trai sẽ giống như {nl}như một vành đai bao quanh rất nhiều đất liền châu Á, cho phép Bắc Kinh{nl} kiểm tra và giám sát tất cả những tuyến đường biển nhộn nhịp nhất ở {nl}châu Á cũng như thế giới, kềm chế Nhật Bản và Nam Hàn, từ chối không {nl}cho Hoa Kỳ liên lạc với các vùng duyên hải châu Á, và giành lợi thế {nl}tiếp cận trực tiếp với Thái Bình Dương.(SBTN)
{nl}{nl}