Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
CÔNG AN ÐÀN ÁP DÂN CHÚNG TẠI GIÁO XỨ CỒN DẦU, ÐÀ NẴNG
{nl}{nl}{nl}
Tin Cồn {nl}Dầu - Từ khuya thứ hai rạng sáng thứ ba mùng 4 tháng 5, hơn 500 tên {nl}công an đã kéo về một ngôi làng ở Ðà Nẵng, kéo rào ngăn cản dân mai {nl}táng người thân trong nghĩa trang Cồn Dầu thuộc xã Hoà Xuân huyện Hoà {nl}Vang thành phố Ðà Nẵng. Tin cho biết lúc 2 giờ sáng nay, lực lượng công{nl} an và cảnh sát cơ động đã bao vây toàn bộ giáo xứ Cồn Dầu. Công an bố {nl}trí dày đặc ở nghĩa trang Cồn Dầu với súng ống, lựu đạn, lưới thép B40,{nl} dùi cui, giăng một lưói sắt ngang qua cổng nghĩa địa, không cho ai ra {nl}vào, nhất quyết ngăn cản tang lễ cụ bà Hồ Nhu nhũ danh Maria Ðặng thị {nl}Tân. Giáo dân cả đêm không ngủ, một số đến giúp gia đình bà Nhu lo việc{nl} tang chế, một số vào nhà thờ lo lễ tang, một số đông chị em phụ nữ qua{nl} bên nghĩa địa đọc kinh và cầu xin sự an bình. Ðến khoảng 3 giờ sáng, {nl}lực lượng cảnh sát cơ động được lệnh tiến vào giải tán, phụ nữ kháng cự {nl}và bị công an đánh đập nặng. Ðến sáng thứ ba, dân làng vẫn cương quyết {nl}đưa linh cữu người quá cố vào nghĩa trang Cồn Dầu mặc dù hằng trăm công{nl} an được lệnh vây chặn kín mít từ ngã ba Cồn Dầu vào tới nghĩa trang.
Nhà nước {nl}trước đó đã có lệnh cấm chôn cất trong nghĩa trang giáo xứ Cồn Dầu và {nl}công an canh gác nghiêm ngặt trong giáo xứ từ hơn 3 tuần nay. Ðột nhiên {nl}cụ bà Nhu là một giáo dân Cồn Dầu từ trần. Bà cụ tạ thế vào lúc 4 giờ {nl}rưỡi sáng thứ bảy ngày 1 tháng 5 tại tư gia, hưởng thọ 82 tuổi. Trước {nl}khi ra đi, cụ trăn trối muốn được an nghỉ bên cạnh mộ phần của cụ ông, {nl}cùng ông bà tổ tiên và con cháu đã qua đời và được chôn cất tại nghĩa {nl}trang này.
Thuở sinh thời, cụ Hồ Nhu là một người có tiếng tăm và uy tín ở {nl}phường Hòa Xuân. Ðàn con cháu đông đảo của cụ bà Nhu nhất quyết thực {nl}hiện ước nguyện của người quá cố, muốn mai táng cụ bà trong phần mộ của{nl} giòng tộc tại nghĩa trang giáo xứ Cồn Dầu vào sáng hôm nay, dù biết {nl}nhà nước cũng nhất quyết ngăn cản. Ðược biết thời gian trước khi cụ bà {nl}Nhu mất, cán bộ địa phương đã nhiều lần đến nhà con cháu cụ khuyến cáo {nl}cũng như đe dọa để đừng chôn cụ tại nghĩa trang Cồn Dầu. Sáng thứ bảy {nl}khi vừa hay tin cụ qua đời, cán bộ và công an quận và phường đã đổ về {nl}Cồn Dâu để khuyến cáo tang gia, bao vây nghĩa địa và chuẩn bị cho cuộc {nl}đối đầu có thể xảy ra trong ngày an táng.
Hàng{nl} trăm giáo dân Cồn Dầu vẫn tiếp tục đến cầu kinh tại nghĩa địa hằng đêm {nl} từ 6 đến 7 giờ 30 tối, để bảo vệ khu nghĩa trang đang bị nhà nước đòi {nl}giải toả. Họ nói nếu bà cụ Nhu không được an táng ở đây, việc giải tỏa {nl}khu nghĩa địa và cả giáo xứ Cồn Dầu chỉ còn là vấn đề thời gian. Vào {nl}sáng nay hàng trăm giáo dân Cồn Dầu đã canh thức suốt đêm đọc kinh tại {nl}khu nghĩa địa để phản đối hành động ngăn cấm vô lý của công an. Theo {nl}đúng dự định, xác cụ bà Tân được đưa vào nhà thờ Cồn Dầu để làm lể cầu {nl}hồn lúc 4 giờ sáng. Sau thánh lễ, tang gia và hơn một ngàn giáo dân {nl}tiễn đưa cụ bà Maria sang nghĩa địa cách nhà thờ gần một cây số để an {nl}táng. Ngoài số giáo dân, còn có hàng ngàn dân các làng lân cận như Trung{nl} Lương, Cẩm Chánh, Lổ Giáng, cũng đổ về Cồn Dầu vì hiếu kỳ và cũng muốn{nl} tiển đưa cụ bà Maria, nhưng bị công an chặn lại không cho đến gần đoàn{nl} tang lễ và khu nghĩa địa, nên họ chỉ nhìn từ xa.
Khi đầu đoàn đưa tang với {nl}thánh giá và đoàn thiếu nhi đến gần cổng nghĩa địa thì bị chận lại. Xe {nl}tang và đội kèn trống vẫn từ sau tiến tới gần cổng nghĩa địa thì một {nl}đám công an cơ động xông vào định cướp xác cụ bà Maria, đưa sang một xe{nl} phụ tang đậu sẵn ở gần đó đem đi chôn ở một nơi khác. Hàng trăm giáo {nl}dân đã nhào đến ôm cứng xe tang và quan tài, kêu khóc thảm thiết. Ðám {nl}công an liền ra tay đàn áp, dùng roi điện và dùi cui, đánh tơi bời các {nl}giáo dân đang có mặt tại đó, đa số là đàn bà và trẻ em và các cụ cao {nl}niên. Tiếng la khóc và hò hét khắp trời hơn một tiếng đồng hồ cho đến {nl}khi hàng rào kẽm gai được lệnh dỡ đi, thay vào đó là mấy chiếc xe van {nl}của công an cơ động đậu chắn ngang đường vào trước cổng nghĩa địa. Có {nl}ít nhất ba giáo dân bị thương tích bất tỉnh và nhiều trẻ em bị chấn {nl}thương trầm trọng.
{nl}
Ðám công an lại thẳng tay đánh đập tàn nhẫn, nhưng cũng không lấy{nl} được quan tài, bèn rút ra vây quanh đoàn người đưa tang. Những nạn {nl}nhân bị chấn thương vẫn còn nằm tại chổ, vì không một xe cứu thương nào{nl} chịu đến đưa đi bệnh viện. Số người bị thương nằm la liệt trên đường, {nl}chưa biết con số chính xác là bao nhiêu. Hiện giờ đoàn người đưa tang {nl}ngồi nguyên tại chổ, nhất định không đi đâu hết cho đến khi đưa quan {nl}tài vào chôn tại nghĩa địa. Người dân Cồn Dầu trông chờ sự ủng hộ tinh {nl}thần của những người yêu chuộng công lý trên khắp thế giới cũng như của {nl} mọi cơ quan truyền thông lên tiếng để phần nào ngăn chặn bàn tay sắt {nl}máu đàn áp người vô tội của bạo quyền cộng sản.(SBTN)