Ủy ban Tự do Tôn giáo{nl} Quốc tế Mỹ (USCIRF) lại khuyến cáo đặt tên Việt Nam vào danh {nl}sách các nước cần quan tâm về tự do tôn giáo (CPC).
{nl}Danh sách đưa ra gồm 13 quốc gia, và Việt {nl}Nam nằm trong số 5 nước không có tên trong danh sách của USCIRF {nl}năm ngoái nhưng năm nay bị đưa vào lại.
{nl}Các quốc gia này đều bị USCIRF nhận định {nl}là "vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo".
{nl}Phúc trình mới ra của ủy ban này còn chỉ{nl} trích các chính phủ Hoa Kỳ cả cũ lẫn mới về việc đã không {nl}có nỗ lực cải thiện quyền tự do tôn giáo trên toàn cầu.
{nl}USCIRF là một tổ chức độc lập có vai trò{nl} khuyến cáo tổng thống, bộ trưởng ngoại giao và Quốc hội Hoa {nl}Kỳ về các vấn đề liên quan tới tự do tôn giáo và nhân quyền {nl}trên thế giới.
{nl}Tuy nhiên, để được trở thành chính thức, {nl}danh sách CPC của ủy ban này phải được Bộ Ngoại giao Mỹ chuẩn {nl}thuận.
{nl}Chính quyền Obama năm 2009 đã không chấp {nl}thuận các khuyến cáo của USCIRF, và chính quyền Bush cũng có {nl}hành động tương tự một vài lần.
{nl}Danh sách CPC chính thức của Bộ Ngoại giao{nl} Mỹ thường đi kèm các khoản chế tài về tài chính hay quân sự.
{nl}Việt Nam bị đưa vào danh sách CPC năm 2004 vì {nl}không đáp ứng đề nghị của Mỹ về việc thả một số người bị giam vì tín {nl}ngưỡng và một số yêu cầu khác.
{nl}Cuối năm 2006, trước khi Tổng thống Bush tới Hà {nl}Nội dự APEC, Hoa Kỳ đã đưa Việt Nam khỏi danh sách CPC vì cho rằng Việt{nl} Nam đã có những tiến bộ về tôn giáo.
{nl}Các năm 2006, 2007 và 2008, USCIRF đều đề {nl}nghị Bộ Ngoại giao Mỹ gây sức ép và đưa Việt Nam trở lại CPC nhưng {nl}không thành.
{nl}Hồi tháng Mười năm ngoái, Bộ Ngoại giao {nl}Hoa Kỳ ra phúc trình thường niên về tự do tôn giáo 2009 tại 198{nl} quốc gia trên thế giới, trong viết Việt Nam tiếp tục có tiến {nl}bộ tuy còn nhiều vấn đề.
{nl}Ngay sau đó, Việt Nam phản đối, nói rằng {nl}báo cáo này "vẫn còn có những đánh giá không khách quan, dựa trên {nl}những thông tin sai lệch về tình hình Việt Nam."
source:
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/04/100429_uscirf_cpc.shtml