{nl}{nl}{nl}
Tin Saigon - Hôm nay thông tín viên SB-TN từ trong {nl}nước gởi ra bản tin về các cuộc đình công của giới công nhân trong {nl}nước... (video insert sbtn.net)
Giới công nhân Việt Nam thường thiếu đoàn kết và bị kiểm soát {nl}chặt chẽ bởi hệ thống công đoàn được coi là tai mắt của Nhà nước và giới{nl} chủ, nay đã chứng minh rằng họ vẫn có thể liên kết với nhau và tạo {nl}thành sự kiện lớn khi bị dồn vào chân tường. Ðói khổ, đồng lương chết {nl}đói và bị coi thường, bạc đãi đã khiến hàng ngàn công nhân Việt Nam bí {nl}mật tổ chức đình công mà giới công đoàn hoàn toàn không biết được. Từ {nl}đầu năm 2010 đến nay, theo thống kê của Nhà nước Cộng sản Việt Nam thì {nl}có đến gần 100 vụ đình công, mà trong đó chỉ có khoảng 2 hoặc 4 vụ là {nl}được đưa tin một cách mờ nhạt trên các mặt báo, kể cả các tờ báo chuyên{nl} dành cho giới công nhân lao động như tờ Lao Ðộng và tờ Người Lao Ðộng.{nl}
Sự kiện chấn động nhất {nl}gần đây là việc gần 20,000 công nhân của công ty Pou Chen Group đầu tư {nl}bởi Ðài Loan, đã đình công nhiều ngày để đòi tăng lương và các khoản {nl}trợ cấp. Theo bản tin của thông tấn xã Reuters, các công nhân đình công{nl} của công ty Pou Chen Group đã ném mắm tôm và tiết heo vào những người {nl}bạn đồng nghiệp không tham gia đình công. Ngay khi chủ tịch Ủy Ban nhân {nl} dân tỉnh Ðồng Nai yểm trợ cho giới chủ đe dọa những công nhân đình {nl}công, buộc họ phải quay lại làm việc trong đồng lương chết đói, những {nl}công nhân này đã nhận được nhiều cảm tình và ủng hộ ở các giới khác, {nl}cũng như có thêm nhiều người tham gia biểu tình. Sự cùng cực đã khiến {nl}giới công nhân phản ứng mạnh mẽ và không còn thấy sợ hãi nữa. Bị kiểm {nl}duyệt chặt chẽ nên nhiều tờ báo có cảm tình với cuộc đình công này đã {nl}không thể lên tiếng trực tiếp, nhưng bù lại đã liên tục đưa tin nói rõ {nl}tình trạng khốn khổ của ngừoi công nhân bị bóc lột, chẳng hạn như mỗi {nl}bữa ăn trưa chỉ đáng giá có 4000 đồng tức chưa tới 25 cent.
{nl}
Công ty Pou Chen Group chuyên gia công{nl} cho hãng giày dép thể thao Nike. Theo sự ghi nhận mô tả trên báo thì {nl}những loại giầy Nike do công nhân Việt Nam gia công ở hãng Pouchen bán ở{nl} các thị trường Bắc Âu và Mỹ có giá không dưới 100 đô la, nhưng giá {nl}xuất xưởng ở Việt Nam chỉ khoảng $8 đến $12 đô-la, cao nhất cũng không {nl}hơn $15 đô-la trong khi chi cho công nhân chỉ hơn $1 đô-la. Ðến 90% là {nl}chi vào chi phí nguyên liệu, quản trị, khấu hao máy móc thiết bị. Mấy {nl}ngày vừa qua, ngoài công ty Pouchen ở Ðồng Nai, một công ty gia công {nl}giầy vốn đầu tư ngoại quốc ở Quảng Nam cũng đã bị khoảng 1500 công nhân{nl} đình công vì lương không đủ sống.
Trong khi đó theo một bản tin khác, một cuộc đình công cũng {nl}đang xảy ra ở công ty Kwong LungMeko đặt tại thành phố Cần Thơ. Theo {nl}thống kê nêu ra trên bản tin này thì năm 2006 có 378 vụ đình công. Năm {nl}2007 có 541 vụ đình công. Chỉ trong 3 tháng đầu năm 2008 đã có gần 300 {nl}vụ đình công. Nạm lạm phát phi mã làm giới lao động khốn đốn đã kích {nl}thích mạnh mẽ giới công nhân phản ứng đòi quyền lợi cho chính mình bất {nl}chấp việc bị nhà nước ngăn cấm.(SBTN)
{nl}{nl}