{nl}{nl}{nl}
|
Tin Sapa - Tài nguyên khoáng sản rồi sẽ sớm cạn kiệt, tuy năm {nl} 2009 và 2010 xuất cảng than hàng chục triệu tấn, nhưng Việt Nam sẽ phải{nl} nhập cảng than kể từ năm 2013, đó là lời báo động từ các chuyên gia về{nl} kinh tế. Trong một tin khác, các viên chức cũng cảnh báo rằng thị xã {nl}du lịch Sa Pa sẽ bị xóa sổ vì 17 dự án thủy điện đã xua đuổi 2/3 lượng {nl}du khách, trong khi dân chúng mất việc phải bỏ sang biên giới Trung {nl}Cộng để tìm việc làm. Tổng thư ký Hội Thủy lợi và cũng là nguyên Thứ {nl}trưởng Bộ Thủy lợi Cộng sản Việt Nam nói khi dân bỏ ruộng để sang Trung{nl} Cộng tìm việc làm, thì biên giới củqa Việt Nam sẽ bị bỏ ngỏ. Tình hình{nl} có vẻ như VN đã bị mắc mưu của Trung Cộng, khi ào ạt mua tinh quặng {nl}khoáng sản Việt Nam để làm cho cạn sớm, và giúp tăng thủy điện để xóa {nl}sổ thiên đường du lịch Sa Pa. Bản tin cho biết lượng tinh quặng sắt {nl}nhập từ Việt Nam năm 2009 là 1.81 triệu tấn, trị giá trên 100 triệu đô {nl}la. Chỉ ba công ty sản xuất thép lớn nhất Việt Nam mỗi năm cần tiêu thụ{nl} hơn 2 triệu tấn tinh quặng sắt. Nếu tiếp tục xuất cảng tinh quặng sắt {nl}như hiện nay thì các nhà máy luyện thép lò cao ở Việt Nam được đầu tư {nl}hàng ngàn tỉ đồng sẽ thiếu nguyên liệu trầm trọng trong tương lai gần. {nl}Một nghịch lý khác là tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam đã báo động {nl}rằng từ năm 2013, Việt Nam sẽ phải nhập than đá nhưng cũng chính tập {nl}đoàn này trong năm 2009 đã xuất cảng 29 triệu tấn than đá và năm 2010 {nl}lại đề nghị xuất cảng tiếp 18 triệu tấn.
Trong khi đó những tài liệu cho thấy lợi ích kinh tế từ phát {nl}triển 17 dự án thủy điện tại Sa Pa chưa thấy đâu, song đã xuất hiện {nl}những ảnh hưởng về môi trường như suối cạn, dòng chảy thay đổi. Người {nl}dân đối mặt với nguy cơ thiếu nước và khách du lịch có thể bỏ Sa Pa vì {nl}cảnh quan bị phá vỡ. Giám đốc sở Văn Hóa tỉnh Sa Pa cho rằng chủ trương{nl} xây dựng 17 nhà máy thủy điện ở Sa Pa do Bộ Công Thương phê duyệt đang{nl} tàn phá môi trường. Du khách đến bản Dền giờ đây giảm 2/3 vì xây dựng {nl}nhà máy thuỷ điện. Việc xây dựng nhà máy thủy điện thì có lời rất cao, {nl}nhưng làm thuỷ điện là phải làm đường, phá rừng, phá vỡ cảnh quan, {nl}người dân mất đất canh tác ven suối và lâu dài cạn kiệt nguồn nước. {nl}Thiếu nước, dân sống không được thì phải bỏ đi nơi khác. Nguyên Thứ {nl}trưởng Bộ Thủy lợi phân tích nếu đầu tư để kinh doanh, làm điện nhập {nl}vào nguồn điện quốc gia thì sẽ không có giá trị vì Sa Pa không có vùng {nl}hồ chứa, tức là không có dung tích chứa nước.
{nl}
Trong khi đó thủy điện lệ thuộc chính vào nguồn {nl}nước, vì vậy các dự án này sẽ không đạt được mục tiêu đề ra. Ðồng bào {nl}dân tộc thường có tập quán canh tác ven suối, nếu không có nguồn nước {nl}để sử dụng, họ sẽ bỏ đồng ruộng sang Trung Cộng để tìm kiếm việc làm. {nl}Không riêng gì Sa Pa, như tại tỉnh Quảng Nam nhà cầm quyền Cộng sản {nl}Việt Nam đã cho phép xây 17 đập thủy điện trên sông Thu Bồn và đang làm{nl} cho dân ở vùng hạ lưu điêu đứng vì thiếu nước.(SBTN)
{nl}{nl}