Tin tổng hợp - Ngày 8 tháng 4 hằng năm đã trở thành mốc thời {nl}gian đáng nhớ đối với những người Việt quan tâm đến tình hình dân {nl}chủ-nhân quyền. Ðó là thời điểm ra đời của Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho{nl} Việt Nam, hay được gọi tắt là Khối 8406 vào năm 2006. Mặc dù nhà cầm {nl}quyền cộng sản tại Hà Nội không công nhận và thẳng tay đàn áp những {nl}thành viên công khai hoạt động của Khối này lâu nay, nhưng qua thời {nl}gian bốn năm, phong trào vẫn tồn tại. Số người đầu tiên ký tên vào Bản {nl}Tuyên ngôn dự do dân chủ năm 2006 được công bố vào ngày 8 tháng 4 năm {nl}đó chỉ 118 người, tuy nhiên theo những ghi nhận của Khối này thì đến {nl}nay con số người Việt ghi danh tham gia lên đến nhiều ngàn người. {nl}
Linh mục Phan Văn Lợi, một trong bốn {nl}thành viên đại diện lâm thời của Khối 8406, cho biết Khối 8406 không {nl}phải một đảng phái mà là một phong trào quần chúng, gồm những người ý {nl}thức được vấn đề tự do dân chủ. Họ can đảm xưng tên để cùng dấn thân {nl}đòi lại quyền tự do dân chủ đó cho dân tộc Việt Nam. Họ không phải đảng{nl} viên của một đảng phái nào với cao vọng chính trị mà chỉ có một tấm {nl}lòng, tha thiết với vấn đề tự do, dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam. {nl}Chính tấm lòng đó giúp họ dấn thân, tất cả những thành viên Khối 8406 bị{nl} tù, nhất là trong những vụ xử cuối năm 2009 và đầu năm 2010, không {nl}nhận tội nhưng khi ra tòa thì đã phủ nhận hoàn toàn và cho rằng làm {nl}việc chính đáng. Họ chứng tỏ được khí phách của họ. Khí phách đó khiến {nl}đồng bào ngưỡng mộ và sự gia nhập càng ngày càng đông.
{nl}
Khối 8406 tiếp tục phát triển bởi dựa vào Tuyên {nl}ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam. Tuyên ngôn đó đưa ra những nhận định {nl}chính xác về tình hình đất nước, nêu lên được đòi hỏi tự do, dân chủ {nl}của dân tộc và đề ra chương trình đòi hỏi tất cả mọi quyền dân sự, {nl}chính trị, kinh tế, xã hội cho dân tộc Việt Nam. Ngoài những người Việt{nl} có lòng yêu nước ghi danh tham gia Khối 8406, một số người nước ngoài {nl}cũng chính thức ủng hộ. Chỉ hơn một tháng sau khi Tuyên ngôn Tự do Dân {nl}chủ cho Việt Nam được công bố, thì Nhóm Hiến chương 77 của Tiệp Khắc ra {nl} thư ngỏ ủng hộ Khối 8406. Tiếp đến có 50 dân biểu Hoa Kỳ cũng lên tiếng{nl} chính thức hậu thuẩn cho Khối 8406 tại Việt Nam. Ðến tháng 12 năm {nl}2006, gần 40 dân biểu và thượng nghị sĩ Úc Ðại Lợi ra thư ngỏ ủng hộ {nl}cho khối này.
Trong thời {nl}gian bốn năm qua, Khối 8406 đã đưa ra 30 kháng thư để góp phần hướng {nl}dẫn dư luận. Khối đã có bốn lần treo biểu ngữ một cách minh nhiên tại {nl}Hà Nội, Hải Phòng và Thái Bình để gây ý thức cho đồng bào, ngoài ra {nl}thành viên Phạm Thanh Nghiên còn treo biểu ngữ tại nhà nhưng sau đó tin {nl}này loan ra khắp nơi. Từ 2006 đến năm 2008, khối 8406 đưa ra chín lời {nl}kêu gọi, trong đó có ba lời kêu gọi quan trọng: lời kêu gọi toàn dân {nl}mặc áo trắng ngày mồng một và 15 làm ngày dân chủ cho Việt Nam. Khối {nl}8406 kêu gọi toàn dân tẩy chay bầu cử năm 2007, đang có kế hoạch sắp {nl}đến đây cũng sẽ kêu gọi tẩy chay bầu cử quốc hội năm 2011. Một lần kêu {nl}gọi trưng cầu dân ý để người dân có thể bày tỏ ý kiến về chế độ.
{nl}
Trong bốn năm qua có 40 thành viên của{nl} Khối chịu án tù ngắn hay dài. Ðể khai dân trí như lời cụ Phan Chu {nl}Trinh, khối 8406 ra hai tờ báo do các thành viên Khối đảm trách là Tập {nl}san Dân chủ đã phát hành được 14 số, và Bán Nguyêt san Tự Do Ngôn Luận {nl}được 96 số. Ngoài ra có nhiều thành viên Khối 8406 tham gia Tờ Tổ Quốc {nl}được 84 số. Khối 8406 cũng lập một tủ sách đấu tranh để giúp cho người {nl}dân ý thức về vấn đề của đất nước, phát hành được 24 tập để tặng cho {nl}người dân. Lịch sử cho thấy từng có nhiều phong trào yêu nước bị chính {nl}quyền bóp chết ngay khi mới hình thành, tuy nhiên chính lòng yêu quê {nl}hương nồng nàn giúp cho phong trào không thể bị tận diệt mà vẫn lan tỏa{nl} đến lúc giành được mục tiêu đề ra.(SBTN)
{nl}{nl}