Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam 2006
{nl}
Khối 8406 Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam 2006 Web: http://khoi8406vn.blogspot.com/ Email: vanphong8406@gmail.com
Tuyên bố của Khối 8406 nhân dịp kỷ niệm 4 năm ngày thành lập (8/4/2006 -- 8/4/2010)
Kính gửi: -- Toàn thể đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước. -- Các quốc hội và chính phủ dân chủ, các tổ chức nhân quyền và cộng đồng thế giới tiến bộ.
Khối 8406 được thành lập vào ngày 8-4-2006, là ngày mà bản Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ Cho Việt Nam 2006 (gọi tắt Tuyên ngôn 8406) được phổ biến rộng rãi. Với số thành viên ban đầu là 118 người dân trong nước, chỉ một thời gian ngắn sau đó, Khối 8406 đã nhận được sự ủng hộ và tham gia mạnh mẽ của hàng ngàn, rồi hàng chục ngàn đồng bào Việt Nam ở quốc nội lẫn hải ngoại.
Ðồng thời, nhiều nhà hoạt động chính trị, dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, nhiều tổ chức phi chính phủ và công dân bình thường thuộc nhiều quốc gia trên thế giới như: Anh, Ba Lan, Ðức, Gia Nã Ðại, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Pháp, Tiệp Khắc, Úc… cũng đã nhiệt liệt chào mừng và ủng hộ tinh thần lẫn nội dung bản Tuyên ngôn 8406; ca ngợi lòng dũng cảm của các thành viên Khối 8406 đã dám vượt qua mọi nỗi sợ hãi, quyết đứng lên đương đầu trực diện với chế độ độc tài toàn trị ở Việt Nam, nhằm đấu tranh giành lại các quyền tự do dân chủ thực sự cho dân tộc.
Trong lá Thư Ngỏ ngày 23-5-2006 của các nhân sĩ, trí thức, chính trị gia,… thuộc nhóm Hiến Chương 77 Tiệp Khắc, gửi đi từ thủ đô Praha cho Khối 8406, có đoạn viết: “Chúng tôi đã được biết đến "Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam 2006” của các bạn. Chúng tôi rất trân trọng sự can đảm của các bạn trong hoàn cảnh chính trị tương tự như ở nước chúng tôi năm 1977, khi văn kiện cơ sở của Hiến Chương 77 được công bố. Chúng tôi biết rằng các bạn đang phải hứng chịu nguy cơ bị các cơ quan chính quyền truy nã, và chúng tôi hy vọng rằng mỗi biểu hiện đoàn kết sẽ là sự khích lệ và tăng cường sức mạnh cho các bạn. (…) Chúng tôi không thờ ơ trước vận mệnh đất nước Việt Nam. Chúng tôi tin rằng tiếng nói của các bạn sẽ không bị bóp nghẹt. Cho dù về mặt hình thức thì Hiến Chương 77 đã ngừng hoạt động sau tháng 11-1989, nhưng chúng tôi rất lấy làm vui mừng được bày tỏ sự ủng hộ đối với các bạn trên tư cách những cá nhân. Chúng tôi xin chúc cho nỗ lực của các bạn sẽ dẫn đến việc thiết lập nền tự do trong khoảng thời gian ngắn hơn là chúng tôi đã đạt được trong phong trào Hiến Chương 77…”
Trong lá thư gửi ngày 30-5-2006 từ thủ đô Washington, do 50 vị dân biểu Hoa Kỳ cùng ký tên có đoạn: “…Chúng tôi hy vọng lá thư này sẽ nhắc nhở cho những ai có ý đồ muốn bóp nghẹt những tiếng nói đòi tự do hoặc toan tính đe dọa hay đàn áp những người dân đã bày tỏ quan điểm của họ một cách bất bạo động là: mọi sự vi phạm nhân quyền sẽ mâu thuẫn với một hình ảnh ổn định và tiến bộ mà chính quyền Việt Nam đang muốn có. Ðây là điều toàn thể thế giới đang theo dõi. Với tất cả những ai đang sống tại Việt Nam đã ký tên vào những văn kiện lịch sử này, sự can đảm và quyết tâm của quý vị để bảo vệ tự do của con người bằng phương pháp bất bạo động là tấm gương sáng cho đồng bào cả nước, cho chính chúng tôi và cho toàn thế giới. Chúng tôi cam kết sẽ sát cánh cùng quý vị trong cuộc đấu tranh này…”
Cũng với một tinh thần đó, ngày 6-12-2006, tại phòng họp Quốc hội Liên bang ở thủ đô Canberra đã có 36 Dân biểu và Thượng Nghị sĩ Australia cùng ký tên vào một bức thư chung như sau: “...Chúng tôi ký tên dưới đây là những Dân biểu và Thượng nghị sĩ Australia muốn bày tỏ sự ủng hộ và ngưỡng mộ của chúng tôi đối với 118 công dân Việt Nam can đảm, được biết dưới tên Khối 8406 đã đồng ký tên vào bản Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam, ngày 8-4-2006 để kêu gọi cuộc vận động ôn hòa cho một tiến trình dân chủ hóa và đa đảng ở Việt Nam. (...) Sự góp mặt của phong trào dân chủ này chứng tỏ rằng khát vọng cho tự do và dân chủ là quy luật phổ quát cho tất cả các Dân tộc trên thế giới và phù hợp với những nguyên tắc được Quốc hội Australia tôn trọng. Là những đại diện được dân chúng bầu lên trong một nền dân chủ, chúng tôi có bổn phận phải lên tiếng thay cho những người mà tự do dân chủ của họ bị tước đoạt. Chúng tôi kêu gọi chính phủ nước CHXHCN Việt Nam hãy lắng nghe tiếng nói của Dân tộc mình và hãy có những bước tiến thích hợp để thay đổi và hướng về một xã hội tự do dân chủ, hội nhập hoàn toàn vào cộng đồng Quốc tế và thị trường toàn cầu. Thế giới đang theo dõi những gì đang diễn ra ở Việt Nam...”.
Nhân dịp kỷ niệm 4 năm ngày thành lập Khối 8406 (8/4/2006 -- 8/4/2010), chúng tôi một lần nữa xin chân thành cảm ơn mọi sự ủng hộ, giúp đỡ đầy nhiệt tình và hiệu quả của đồng bào Việt Nam trong lẫn ngoài nước; của bạn bè quốc tế khắp 5 châu đối với Khối 8406 nói riêng và phong trào dân chủ Việt Nam nói chung, trong những năm qua. Chúng tôi nguyện sẽ luôn luôn xứng đáng với lòng tin yêu đó của mọi người và khẳng định rằng: cho dù chặng đường trước mặt còn phải trải qua khó khăn, gian khổ khốc liệt đến mấy, chúng tôi vẫn tiếp tục dấn thân, quyết cùng với dân tộc và thế giới tiến bộ đấu tranh giành lại các quyền tự do dân chủ thực sự cho Tổ quốc Việt Nam thân yêu!
Cũng nhân dịp này, Khối 8406 xin tuyên bố với đồng bào Việt Nam và cộng đồng thế giới như sau:
1) Trung thành tuyệt đối với tinh thần và nội dung Tuyên ngôn 8406 qua các điểm:
- Mục tiêu đấu tranh là thay thế triệt để thể chế chính trị nhất nguyên, độc đảng, phi dân chủ, phản dân tộc, không chấp nhận sự cạnh tranh của các chính đảng khác trên chính trường hiện nay bằng thể chế chính trị đa nguyên, đa đảng và pháp trị tiến bộ.
- Phương pháp đấu tranh là mọi phương pháp mà các cá nhân, tập thể, tổ chức bất bạo động đã sử dụng kiến hiệu từ lâu nay trên thế giới, đặc biệt nơi thánh Gandhi, luật sư Martin Luther King, phong trào dân chủ tại Ðông Âu các năm 1989-1991 và phong trào dân chủ tại Việt Nam hiện giờ.
- Lực lượng của cuộc đấu tranh là đại bộ phận dân tộc Việt Nam cả trong lẫn ngoài nước, bao gồm mọi giới : trí thức, viên chức, văn nghệ sĩ, thương nhân, công nhân, nông dân, cựu chiến binh, sinh viên, học sinh… và cả 2 lực lượng quân đội lẫn công an mà hiện nay cũng thuộc tầng lớp bị trị. Ngoài ra còn có cộng đồng thế giới dân chủ tiến bộ. Tất cả làm thành sự kết hợp chặt chẽ, hữu cơ giữa sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại.
- Ðộng lực đồng thời là khối tiên phong của cuộc đấu tranh là tầng lớp sĩ phu chân chính trong giới trí thức và giới tu hành vốn không chịu thờ ơ, vô cảm trước khổ đau của đồng bào và đồng loại để chỉ chăm lo cho bản thân hay cộng đồng mình.
- Ðối tượng của cuộc đấu tranh là các thế lực độc tài, phản dân chủ đang nắm thực quyền trong Ðảng Cộng sản Việt Nam hiện nay và những thành phần cấu kết với họ để chia chác quyền lực và quyền lợi. Thế lực này đang thiết lập và duy trì ách thống trị của họ một cách hết sức bất lương và tàn ác lên đầu lên cổ dân tộc, đang vì quyền lợi ích kỷ của tập đoàn mình mà chà đạp thô bạo quyền lợi chính đáng của tuyệt đại đa số nhân dân! Chính họ đang bất chấp sự tụt hậu của quốc gia, sự suy vong của giống nòi mà phớt lờ ý chí và nguyện vọng cháy bỏng của dân tộc Việt Nam hôm nay là thực sự dân chủ hoá đất nước! Vì vậy, trong lòng dân tộc hiện thời, đang có mâu thuẫn lớn lao và cơ bản giữa giai cấp thống trị thiểu số cực kỳ tham lam, tàn ác, sống xa hoa phè phỡn, với giai cấp bị trị chiếm đại đa số đang sống rên xiết lầm than như nô lệ.
- Ý nghĩa của cuộc đấu tranh là chính nghĩa nhất định thắng phi nghĩa, tiến bộ nhất định thắng lạc hậu và chí nhân nhất định thắng bạo tàn!
2) Khẳng định dựa trên tất cả những gì đã và đang diễn ra, rằng:
Dứt khoát không thể xây dựng một Việt Nam dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh trong tình trạng vẫn còn tồn tại chế độ độc tài, độc đảng và toàn trị hiện nay! Chế độ này không thể gìn giữ đạo đức xã hội đang ngày càng xuống cấp, không thể chống được quốc nạn tham nhũng đang ngày càng hoành hành, không thể bảo vệ sự an toàn của mỗi công dân và mỗi gia đình đang ngày càng bị xâm phạm, không thể bảo toàn nền an ninh quốc gia đang ngày càng bị đe dọa…
Nguy hiểm hơn, chế độ ấy đang đẩy dân tộc ta vào một nguy cơ mất nước kiểu mới đến từ kẻ thù truyền kiếp phương Bắc. Về vấn đề này, Khối 8406 chúng tôi nhận định rằng: Trong điều kiện, hoàn cảnh quốc tế ngày nay, việc Trung Quốc đem quân xâm lược toàn bộ Việt Nam có khả năng rất thấp. Thế nhưng, việc Trung Quốc tìm mọi cách mua chuộc và khống chế một số thành phần lãnh đạo trọng yếu trong bộ máy cầm quyền Hà Nội, để số này răm rắp phục tùng chiếc gậy chỉ huy của Bắc Kinh là điều hoàn toàn có thể và khả năng này rất cao. Thực chất, đây là cách dùng người Việt cai trị người Việt theo kiểu thái thú mà không cần xâm lược bằng quân sự theo kiểu cổ điển. Nói cách khác, đây là thủ đoạn “Polpot hoá”, “Khơme đỏ hoá” Việt Nam, mà Trung Quốc từng sử dụng tại nước gọi là “Campuchia dân chủ” trong giai đoạn 1975�"1979, đẩy dân tộc hiền hòa này vào thảm họa diệt chủng kinh hoàng.
Những biểu hiện của chủ trương đó là Trung Quốc đã chiếm đoạt hàng ngàn km2 lãnh thổ biên giới và hàng chục ngàn km2 lãnh hải biển Ðông; đã nhiều phen ngang nhiên cấm cản hay bắn thẳng vào ngư dân Việt Nam khi họ ra khơi đánh cá trong lãnh hải Tổ quốc; đã trúng thầu dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên và hàng trăm dự án xây nhà máy, xây xa lộ trên khắp cả nước; đã được “thuê miễn phí” 50 năm hàng trăm ngàn hécta rừng quốc phòng, rừng phòng hộ từ Bắc chí Nam; đã thiếp lập nhiều khu cư dân Trung Quốc bất khả xâm phạm tại nhiều tỉnh thành; đã du nhập ồ ạt vào Việt Nam vô số sản phẩm tàn hại nền văn hóa và kinh tế quốc gia cũng như tai hại cho sức khỏe đồng bào… Tất cả đều có sự dung túng, nhượng bộ, đi đêm hay đồng lõa của đảng và nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam. Ngoài ra, mọi ý kiến cảnh báo nguy cơ Bắc triều, mọi hành động phản đối lân bang xâm lược đều đã bị Hà Nội coi khinh hay đàn áp.
3) Ðòi hỏi Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam
+ Tôn trọng các quyền tự do của mọi công dân, tôn trọng quyền tự quyết của toàn thể Dân tộc.
+ Thả khỏi tù ngay tức khắc và vô điều kiện tất cả những công dân yêu nước vì đấu tranh cho tự do dân chủ mà phải bị tống ngục. (Danh sách chưa đầy đủ được đăng ở phần Phụ lục, đính kèm với bản Tuyên bố này.)
+ Chấm dứt ngay mọi hành động vi phạm nghiêm trọng quyền con người, vi phạm chính Hiến pháp, luật pháp của CHXHCN Việt Nam đối với những người đấu tranh dân chủ như: theo dõi canh gác, quản chế tại gia, buộc đi thẩm vấn, nghe trộm điện thoại, đọc trộm bưu thư điện thư, cắt điện thoại và internet; nhục mạ khi tiếp xúc, vu cáo trên phương tiện truyền thông; khám tư gia, tịch thu tài sản, xử phạt hành chính; đuổi việc, bao vây kinh tế, sách nhiễu thân nhân; sử dụng côn đồ hành hung, ném chất bẩn vào nhà; ngăn cản những người đấu tranh dân chủ trong lẫn ngoài nước gặp gỡ nhau; tạm giam trái phép, xét xử và kết án nhiều năm tù với những tội danh vu vơ, ngụy tạo, v.v… Tất cả những hành động xấu xa, bỉ ổi này của công an và tòa án Việt Nam, dưới sự điều khiển của đảng cộng sản địa phương hoặc trung ương, đều được khoác lên cụm mỹ từ “bảo vệ an ninh quốc gia và ổn định trật tự xã hội!”.
4) Nhiệt liệt chào mừng sự trở lại với xã hội bình thường, trong tự do hạn chế, của 2 thành viên ưu tú thuộc Khối 8406 là linh mục Nguyễn Văn Lý và luật sư Lê Thị Công Nhân. Ðồng thời thiết tha tưởng nhớ hàng chục thành viên khác đang hy sinh cho đại cuộc trong lao tù cộng sản.
5) Chân thành cảm ơn và hoàn toàn ủng hộ vô số nỗ lực của đồng bào lẫn thân hữu quốc tế nhằm hỗ trợ cho các tù nhân lương tâm, nhất là những bản tuyên bố mới đây của các tổ chức: Văn Bút Quốc tế, Ân Xá Quốc Tế, Cao Trào Nhân Bản và một số Cộng đồng người Việt hải ngoại về việc đòi trả tự do hoàn toàn, vĩnh viễn cho linh mục Nguyễn Văn Lý và chấm dứt ngay việc quản chế, xách nhiễu đối với luật sư Lê Thị Công Nhân.
6) Hết lòng ca ngợi đức dũng cảm, chí bất khuất, sự mưu trí và tinh thần bền bỉ đấu tranh bất chấp khó khăn, nguy hiểm… của mọi thành viên Khối 8406 trong lẫn ngoài nước. Sự hy sinh của quý Anh Chị Em là vô cùng quý giá và rất đáng trân trọng, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển của Khối 8406 nói riêng và phong trào dân chủ Việt Nam nói chung.
7) Nhân việc tái phát động trong dịp này chiến dịch “MẶC ÁO TRẮNG VÀO NGÀY MỒNG 01 VÀ 15 MỖI THÁNG, ÐỂ ỦNG HỘ DÂN CHỦ TẠI VIỆT NAM”, chúng tôi xin kêu gọi toàn thể đồng bào trong lẫn ngoài nước vui lòng hưởng ứng mạnh mẽ, và các trang mạng đấu tranh vui lòng phổ biến rộng rãi chiến dịch đó. Sau cùng, chúng tôi kêu mời cộng đồng thế giới tiến bộ hãy cùng đồng tâm hiệp sức với chúng tôi tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp dân chủ hóa Việt Nam cho đến ngày giành được thắng lợi hoàn toàn!
Làm tại Việt Nam ngày 3 tháng 4 năm 2010.
Ban Ðại diện lâm thời Khối 8406:
1. Kỹ sư Ðỗ Nam Hải - 441 Nguyễn Kiệm, P. 9, Q. Phú Nhuận, Sài Gòn, Việt Nam.
2. Linh mục Phan Văn Lợi - 16/46 Trần Phú, Thành phố Huế, Việt Nam.
3. Linh mục Nguyễn Văn Lý - đang bị quản thúc tại 64 Phan Ðình Phùng (Nhà Chung), Tp Huế.
4. Giáo sư Nguyễn Chính Kết - đang vận động dân chủ tại hải ngoại.
Trong sự hiệp thông với cựu quân nhân Trần Anh Kim, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa và nhiều tù nhân chính trị, tôn giáo khác đang ở trong lao tù cộng sản.
Phần phụ lục
1- Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam 2006
của 118 Nhà Ðấu tranh Dân chủ quốc nội Việt Nam
Việt Nam, 8-4-2006
Kính gửi Ðồng bào Việt Nam ở trong và ngoài Nước,
Chúng tôi, ký tên dưới đây, đại diện cho hàng trăm nhà đấu tranh Dân chủ ở quốc nội và tất cả mọi người Dân nào đang khao khát một nền Dân chủ chân chính cho Quê hương Việt Nam hôm nay, đồng thanh lên tiếng :
I. Thực trạng của Việt Nam
1- Trong cuộc Cách mạng tháng 8-1945, sự lựa chọn của toàn Dân tộc ta là Ðộc lập Dân tộc, chứ không phải là chủ nghĩa xã hội. Bản Tuyên ngôn Ðộc lập ngày 2-9-1945 chẳng nhắc đến một từ nào về chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa Cộng sản cả. Hai nguyên nhân chính làm nên thắng lợi của cuộc Cách mạng ấy là Khát vọng Ðộc lập Dân tộc và Khoảng trống quyền lực lúc bấy giờ ở Việt Nam (thực dân Pháp đã bị quân Nhật đảo chính cướp quyền từ ngày 9-3-1945 và quân Nhật đã đầu hàng phe Ðồng minh ngày 15-8-1945).
Rõ ràng mục tiêu của cuộc cách mạng ấy đã bị đảng Cộng sản VN đánh tráo. Và dĩ nhiên, Quyền Dân tộc tự quyết cũng hoàn toàn bị thủ tiêu. Ðã có ít nhất 2 cơ hội lịch sử rất thuận lợi là năm 1954 ở miền Bắc và năm 1975 trên cả nước, để Dân tộc khẳng định Quyền tự quyết của mình. Nhưng tất cả đều đã bị đảng Cộng sản VN tráo trở không thực hiện. Vì một khi nền chuyên chính vô sản đã được thiết lập, thì theo Lênin, chức năng đầu tiên của nó chính là : bạo lực và khủng bố trấn áp !
2- Tiếp đến, ngày 2-9-1945 tại Hà Nội, ông Hồ Chí Minh, Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã trịnh trọng tuyên bố với Dân tộc và với Thế giới rằng : "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo Hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được ; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Lời nói bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Ðộc lập nǎm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là : mọi Dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp nǎm 1791 cũng nói : "Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi ; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi". Ðó là những lẽ phải không ai chối cãi được…” (trích Tuyên ngôn Ðộc lập 2-9-1945).
Thế nhưng, tất cả những quyền thiêng liêng ấy của Dân tộc đều bị chà đạp thô bạo ngay sau đó, khi mà chính quyền Cộng sản được dựng lên.
3- Ðến tháng 2-1951 Tuyên ngôn của đảng Lao động Việt Nam (nay là đảng Cộng sản Việt Nam) kỳ đại hội lần thứ 2, đã viết: “Chủ nghĩa của Ðảng là chủ nghĩa Mác�"Lênin”. Và trong Ðiều lệ, phần Mục đích và Tôn chỉ còn khẳng định rõ ràng hơn : “Ðảng Lao động Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác - Ǎngghen - Lênin - Xtalin và tư tưởng Mao Trạch Ðông, kết hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của Ðảng…”.
Kể từ đó, nhất là ở miền Bắc sau năm 1954, rồi cả nước sau ngày 30-4-1975, bóng ma của chủ nghĩa Cộng sản đã luôn đè ám lên đầu, lên cổ toàn Dân Việt Nam. Chính cái bóng ma ấy chứ không phải là cái gì khác đã triệt tiêu hầu hết những quyền con người của Nhân dân Việt Nam. Và hôm nay, nó vẫn đang tạm đô hộ, chiếm đóng lên cả 2 mặt tinh thần và thể chất của toàn Dân tộc Việt Nam.
II. Qui luật phổ biến toàn cầu
1- Lịch sử đã minh định rằng mọi quyền tự do, dân chủ ở bất cứ một chế độ độc đảng toàn trị nào, dù Cộng sản hay không Cộng sản, cũng đều bị chà đạp không thương tiếc, chỉ khác nhau ở mức độ mà thôi. Bất hạnh thay là cho đến nay, Dân tộc Việt Nam vẫn thuộc về một trong số ít các Quốc gia trên thế giới còn bị cai trị bởi chế độ độc đảng toàn trị Cộng sản. Ðiều này thể hiện cụ thể tại Ðiều 4 của Hiến pháp Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa VN hiện hành, rằng : “Ðảng Cộng sản Việt Nam... theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội.” Chính vì điều này mà các quyền tự do, dân chủ của Nhân dân đã hoàn toàn bị triệt tiêu, may ra chỉ còn vài mẩu vụn mà thôi !
2- Chính hệ thống quyền lực không hề chấp nhận cạnh tranh và không hề chấp nhận bị thay thế này đã thúc đẩy mạnh mẽ đà thoái hoá, biến chất của toàn bộ hệ thống ấy. Vì chẳng có qui luật và nguyên tắc cạnh tranh công bằng nào trên chính trường, nên sau những kỳ bầu cử, toàn Dân không thể chọn được những con người và những lực lượng chính trị xứng đáng nhất. Bộ máy lãnh đạo, quản lý và điều hành do vậy ngày càng hư hỏng, rệu rã từ trung ương xuống cơ sở địa phương. Hậu quả là Việt Nam hôm nay trở thành Quốc gia bị tụt hậu quá xa so với các Nước trong khu vực và thế giới. Quốc nhục này và các quốc nạn khác khó bề tẩy xóa. Vấn đề của mọi vấn đề, nguyên nhân của mọi nguyên nhân chính vì đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng chính trị duy nhất lãnh đạo Ðất nước ! Thực tiễn đã xác minh rằng bất kỳ Nước nào đã bị rơi vào quỹ đạo của chủ nghĩa Cộng sản thì đều điêu tàn thê thảm cả. Liên Xô, cái nôi Cộng sản, cùng với các Nước xã hội chủ nghĩa Ðông Âu khác, đã dũng cảm vượt qua chính mình để quay lại tìm đường đi đúng cho Dân tộc họ.
3- Chúng ta đều hiểu rằng : không ai có thể sửa được lịch sử, nhưng có thể bẻ chiều lịch sử. Và điều quan trọng hơn là qua những bài học của lịch sử, định hướng tốt cho tương lai. Con đường hôm qua của Dân tộc ta đã bị những người Cộng sản Việt Nam chọn một cách vội vàng, thiếu chín chắn và áp đặt cho cả Dân tộc một cách khiên cưỡng. Con đường ấy thực tế đã chứng minh là hoàn toàn sai lạc. Vì vậy Dân tộc ta hôm nay phải chọn lại con đường cho mình. Và chắc chắn cả Dân tộc cùng chọn sẽ tốt hơn một người hay một nhóm người nào đó. Ðảng Cộng sản Việt Nam cũng chỉ là một bộ phận của Dân tộc, nên không thể mạo danh Dân tộc để chọn thay ! Trước Dân tộc và lịch sử suốt hơn nửa thế kỷ qua (1954�"2006), Ðảng cầm quyền ấy đã tiếm danh chứ không chính danh chút nào ! Bởi lẽ các cuộc bầu cử thực sự tự do hoàn toàn vắng bóng ở Việt Nam.
Từ thực trạng và qui luật trên đây, với ý thức trách nhiệm của Công dân trước vận mệnh Ðất nước, chúng tôi xin được phép giãi bày cùng toàn thể Ðồng bào VN trong và ngoài Nước :
III. Mục tiêu, phương pháp và ý nghĩa cuộc đấu tranh
1- Mục tiêu cao nhất trong cuộc đấu tranh giành tự do, dân chủ cho Dân tộc hôm nay là làm cho thể chế chính trị ở Việt Nam hiện nay phải bị thay thế triệt để, chứ không phải được “đổi mới” từng phần hay điều chỉnh vặt vãnh như đang xảy ra. Cụ thể là phải chuyển từ thể chế chính trị nhất nguyên, độc đảng, không có cạnh tranh trên chính trường hiện nay, sang thể chế chính trị đa nguyên, đa đảng, có cạnh tranh lành mạnh, phù hợp với những đòi hỏi chính đáng của Ðất nước, trong đó hệ thống tam quyền Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp phải được phân lập rõ ràng, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế và trải nghiệm của Nhân loại qua những nền dân chủ đắt giá và đầy thành tựu.
Mục tiêu cụ thể là thiết lập lại các quyền cơ bản của toàn Dân sau đây
- Quyền Tự do Thông tin Ngôn luận theo Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị của Liên Hiệp Quốc được biểu quyết ngày 16-12-1966, VN xin tham gia ngày 24-9-1982, điều 19,2: “Mọi người có quyền tự do ngôn luận, quyền nầy bao gồm cả quyền tự do tìm kiếm, nhận và truyền đạt mọi loại tin tức, ý kiến, không phân biệt ranh giới, hình thức truyền miệng, bằng bản viết, bản in, hoặc bằng hình thức nghệ thuật hoặc thông qua bất cứ phương tiện truyền thông đại chúng khác tuỳ theo sự lựa chọn của mình”. Nghĩa là các đảng phái, tổ chức, cá nhân có quyền thông tin ngôn luận qua báo chí, phát thanh, truyền hình và các phương tiện truyền thông đại chúng khác mà không cần đợi phép của nhà cầm quyền.
- Quyền Tự do hội họp, lập hội, lập đảng, bầu cử và ứng cử theo Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, điều 25 : “Mọi Công dân… đều có quyền và cơ hội để (a) tham gia vào việc điều hành các công việc xã hội một cách trực tiếp hoặc thông qua những đại diện được họ tự do lựa chọn”; (b) bầu cử và ứng cử trong các cuộc bầu cử định kỳ chân thực, bằng phổ thông đầu phiếu, bình đẳng và bỏ phiếu kín nhằm đảm bảo cho cử tri tự do bày tỏ ý nguyện của mình”. Nghĩa là các đảng phái thuộc mọi khuynh hướng cùng nhau cạnh tranh lành mạnh trong một nền dân chủ đa nguyên, đa đảng chân chính.
- Quyền Tự do Hoạt động Công đoàn độc lập và Quyền Ðình công chính đáng theo Công ước Quốc tế về các quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa, được LHQ biểu quyết ngày 16-12-1966, VN xin tham gia ngày 24-9-1982, điều 7 và 8 : “Các Quốc gia thành viên của Công ước công nhận quyền của mọi người được hưởng những điều kiện làm việc công bằng và thuận lợi…, quyền của mọi người được thành lập và gia nhập Công đoàn mà mình lựa chọn, chỉ phải tuân theo quy chế của Tổ chức đó để thúc đẩy và bảo vệ các lợi ích kinh tế và xã hội của mình… (với) quyền đình công…”. Các công đoàn này phải là những tổ chức duy nhất hoạt động độc lập, không có những loại Công đoàn tay sai của nhà cầm quyền.
- Quyền Tự do Tôn giáo theo Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, điều 18 : “Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo. Quyền tự do này bao gồm tự do có hoặc theo một Tôn giáo hoặc Tín ngưỡng do mình lựa chọn, tự do bày tỏ Tín ngưỡng hoặc Tôn giáo một mình hoặc trong tập thể với nhiều người khác, một cách công khai hoặc thầm kín dưới hình thức thờ cúng, cầu nguyện, thực hành và truyền đạo”. Các Tôn giáo này phải hoạt động độc lập, chứ không thể bị biến thành công cụ cho nhà cầm quyền.
2- Phương pháp của cuộc đấu tranh này là hòa bình, bất bạo động. Và chính Dân tộc Việt Nam chủ động thực hiện cuộc đấu tranh này. Tuy nhiên, chúng ta rất cảm ơn sự ủng hộ nhiệt tình và ngày càng hiệu quả của tất cả những bạn bè trên thế giới. Thông qua những phương tiện thông tin hiện đại và qua sự giao lưu quốc tế ngày càng rộng mở, chúng ta sẽ tìm mọi cách giúp Ðồng bào kiện toàn nhận thức. Và một khi Nhân dân đã có nhận thức đúng và rõ thì nhất định sẽ biết hành động thích hợp và hiệu quả.
3- Ý nghĩa của cuộc đấu tranh này là làm cho chính nghĩa thắng phi nghĩa, tiến bộ thắng lạc hậu, các lực lượng dân tộc đang vận dụng đúng quy luật của cuộc sống và xu thế của thời đại thắng những tà lực đang tìm cách đi ngược lại những xu thế và quy luật ấy. Ðảng Cộng sản Việt Nam vẫn còn đồng hành cùng Dân tộc hay không là tùy ở mức độ đảng ấy có khách quan, công bằng, sáng suốt và khiêm tốn chấp nhận các nguyên tắc bình đẳng của cuộc cạnh tranh lành mạnh hay không, chỉ có thể chế chính trị độc đảng ấy là dứt khoát phải bị chôn táng vĩnh viễn vào quá khứ. Từ đó, Dân tộc sẽ tìm được những con người tốt nhất, những lực lượng chính trị giỏi nhất sau mỗi kỳ bầu cử để lãnh đạo Ðất nước. Nguyên tắc “lẽ phải toàn thắng” sẽ được thiết lập và cuộc sống cá nhân sẽ trở nên tốt hơn, xã hội sẽ trở nên nhân bản hơn và Ðồng bào sẽ sống với nhau thân thiện hơn.
Chúng tôi mong ước Tuyên ngôn này thúc đẩy được sự đóng góp tích cực của Ðồng bào trong ngoài Nước và sự ủng hộ của Bạn bè Quốc tế. Chúng tôi chân thành cảm ơn và kêu gọi các Cơ quan Liên Hiệp Quốc, các Quốc hội, Chính phủ, Tổ chức Quốc tế và Bạn bè trên toàn thế giới tiếp tục ủng hộ cách nhiệt tình và hiệu quả cho cuộc đấu tranh đầy chính nghĩa này, góp phần đưa Tổ quốc Việt Nam sớm sánh vai cùng các Nước văn minh, đạo đức, thịnh vượng, tự do trong cộng đồng Nhân loại hôm nay.
Ðồng tuyên bố tại Việt Nam ngày 08 tháng 4 năm 2006
1- Bs Nguyễn Xuân An, Huế. 2- Gv Ðặng Hoài Anh, Huế. 3- Gv Ðặng Văn Anh, Huế. 4- Bs. Lê Hoài Anh, Nha Trang. 5- Gs Nguyễn Kim Anh, Huế. 6- Gs Nguyễn Ngọc Anh, Ðà Nẵng. 7- Nv Trịnh Cảnh, Vũng Tàu. 8- Lm F.X. Lê Văn Cao, Huế. 9- Gv Lê Cẩn, Huế. 10- Lm Giuse Hoàng Cẩn, Huế. 11- Gv Trần Thị Minh Cầm, Huế. 12- Lm Giuse Nguyễn Văn Chánh, Huế. 13- Gv Nguyễn Thị Linh Chi, Cần Thơ. 14- Gs Hoàng Minh Chính, Hà Nội. 15- Gv Nguyễn Viết Cử, Quảng Ngãi. 16- Ths Ðặng Quốc Cường, Huế. 17- Nv Nguyễn Ðắc Cường, Phan Thiết. 18- Dn Hồ Ngọc Diệp, Ðà Nẵng. 19- Gv Trần Doãn, Quảng Ngãi. 20- Ms Lê Thị Phú Dung, Sài Gòn. 21- Gv Hồ Anh Dũng, Huế. 22- Gs Trương Quang Dũng, Huế. 23- Bs Hà Xuân Dương, Huế. 24- Cựu Ðại tá Phạm Quế Dương, Hà Nội. 25- Ls Nguyễn Văn Ðài, Hà Nội. 26- Kt Trần Văn Ðón, Phan Thiết. 27- Bs Hồ Ðông, Vĩnh Long. 28- Lm Phêrô Nguyễn Hữu Giải, Huế. 29- Dn Trần Văn Ha, Ðà Nẵng. 30- Gv Lê Thị Bích Hà, Cần Thơ. 31- Bs Lê Thị Ngân Hà, Huế. 32- Gv Lê Nguyễn Xuân Hà, Huế. 33- Vũ Thuý Hà, Hà Nội. 34- Ks Ðỗ Nam Hải, Sài Gòn. 35- Gv Trần Thạch Hải, Hải Phòng. 36- Kt Trần Việt Hải, Vũng Tàu. 37- Ks Ðoàn Thị Diệu Hạnh, Vũng Tàu. 38- Dn Nguyễn Thị Hạnh, Ðà Nẵng. 39- Gv Phan Thị Minh Hạnh, Huế. 40- Gs Ðặng Minh Hảo, Huế. 41- Nv Trần Hảo, Vũng Tàu. 42- Nv Trần Mạnh Hảo, Sài Gòn. 43- Gv Lê Lệ Hằng, Huế. 44- Lm Giuse Nguyễn Ðức Hiểu, Bắc Ninh. 45- Yt Chế Minh Hoàng, Nha Trang. 46- Gv Văn Ðình Hoàng, Huế. 47- Gv Lê Thu Minh Hùng, Sài Gòn. 48- Gs Nguyễn Minh Hùng, Huế. 49- Lm Gk Nguyễn Văn Hùng, Huế. 50- Gv Phan Ngọc Huy, Huế. 51- Gv Lê Thị Thanh Huyền, Huế. 52- Gv Ðỗ Thị Minh Hương, Huế. 53- Ths Mai Thu Hương, Hải Phòng. 54- Yt Trần Thu Hương, Ðà Nẵng. 55- PTs Nguyễn Ngọc Kế, Huế. 56- Gs Nguyễn Chính Kết, Sài Gòn. 57- Ths Nguyễn Quốc Khánh, Huế. 58- Gv Nguyễn Ðăng Khoa, Huế. 59- Cựu Thiếu tá Vũ Kính, Hà Nội. 60- Nv Bùi Lăng, Phan Thiết. 61- Gv Tôn Thất Hoàng Lân, Sài Gòn. 62- Hội trưởng PGHHTT Lê Quang Liêm, Sài Gòn. 63- Bs Vũ Thị Hoa Linh, Sài Gòn. 64- Lm G.B. Nguyễn Cao Lộc, Huế. 65- Lm Phêrô Phan Văn Lợi, Huế. 66- Gv Ma Văn Lựu, Hải Phòng. 67- Gv Nguyễn Văn Lý, Hải Phòng. 68- Lm Tađêô Nguyễn Văn Lý, Huế. 69- Gv Cái Thị Mai, Hải Phòng. 70- Gv Cao Thị Xuân Mai, Huế. 71- Gv Nguyễn Văn Mai, Sài Gòn. 72- Nv Hà Văn Mầu, Cần Thơ. 73- Gv Phan Văn Mậu, Huế. 74- Nv Lê Thị Thu Minh, Cần Thơ. 75- Gv Ma Văn Minh, Huế. 76- Gv Nguyễn Anh Minh, Sài Gòn. 77- Bs Huyền Tôn Nữ Phương Nhiên, Ðà Nẵng. 79- Bùi Kim Ngân, Hà Nội. 79- Ths Ðặng Hoài Ngân, Huế. 80- Lm G.B. Lê Văn Nghiêm, Huế. 81- Ms Ngô Hoài Nở, Sài Gòn. 82- Gv Lê Hồng Phúc, Hải Phòng. 83- Lm Ðaminh Phan Phước, Huế. 84- Ks Võ Lâm Phước, Sài Gòn. 85- Lm Giuse Cái Hồng Phượng, Huế. 86- Ms Nguyễn Hồng Quang, Sài Gòn. 87- Ks Tạ Minh Quân, Cần Thơ. 88- Lm Augustinô Hồ Văn Quý, Huế. 89- Lm Giuse Trần Văn Quý, Huế. 90- Bs Võ Văn Quyền, Vĩnh Long. 91- Bs. Trần Thị Sen, Nha Trang. 92- Cư sĩ PGHHTT Lê Văn Sóc, Vĩnh Long. 93- Ks Hoàng Sơn, Hải Phòng. 94- Lm Phaolô Ngô Thanh Sơn, Huế. 95- Gs Nguyễn Anh Tài, Ðà Nẵng. 96- Ks Ðỗ Hồng Tâm, Hải Phòng. 97- Bs Tạ Minh Tâm, Cần Thơ. 98- Gs Nguyễn Thành Tâm, Huế. 99- Ms Phạm Ngọc Thạch, Sài Gòn. 100- Gv Nguyễn Bình Thành, Huế. 101- Gv Văn Bá Thành, Huế. 102- Cư sĩ PGHHTT Nguyễn Văn Thơ, Ðồng Tháp. 103- Ths Trần Mạnh Thu, Hải Phòng. 104- Gs Ts Trần Hồng Thư, Sài Gòn. 105- Nv Hoàng Tiến, Hà Nội. 106- Cựu Sq Trần Dũng Tiến, Hà Nội. 107- Lm Têphanô Chân Tín, Sài Gòn. 108- Gv Nguyễn Khắc Toàn, Hà Nội. 109- Nv Tôn Nữ Minh Trang, Phan Thiết. 110- Gv Chế Thị Hồng Trinh, Huế. 111- Bs Nguyễn Anh Tú, Ðà Nẵng. 112- Bs Ðoàn Minh Tuấn, Sài Gòn. 113- Gv Lê Trí Tuệ, Hải Phòng. 114- Yt Trần Thị Hoài Vân, Nha Trang. 115- Gv Ngô Thị Tường Vi, Quảng Ngãi. 116- Gv Nguyễn Lê Xuân Vinh, Cần Thơ. 117- Ths Hồ Ngọc Vĩnh, Ðà Nẵng. 118- Ks Lâm Ðình Vĩnh, Sài Gòn
2) Danh sách Nhóm Hiến Chương 77 �" Tiệp Khắc ủng hộ Khối 8406, trong Thư Ngỏ gửi đi từ thủ đô Praha, ngày 23 tháng 5 năm 2006.
4) Danh sách 36 Dân biểu và Thượng Nghị sĩ Quốc hội Liên bang Australia ủng hộ Khối 8406, trong bức Thư Ngỏ ngày 6-12-2006, gửi đi từ thủ đô Canberra �" Australia:
Chris Bowen, Bruce Baird, Andrew Bartlett, Kerry Bartlett, Sharon Bird, George Brandis, Bob Brown, Anna Burke, Alan Cadman, Robert McClelland, Brendan O’Connor, Simon Crean, Michael Danby, Annette Ellis, Laurie Ferguson, Peter Garrett, Steve Georganas, Sharon Grierson, Michael Hatton, Chris Hayes, Gary Humphries, Annette Hurly, Julia Irwin, Michael Keenan, Linda Kirk, Kate Lundy, Claire Moore, Kerry Nettle, Julie Owens, Marise Payne, Bernie Ripoll, Nicola Roxon, Glenn Sterle, Lindsay Tanner, Concetta Fierravanti-Wells, Penny Wong.
5) Danh sách chưa đầy đủ các tù nhân lương tâm đang bị Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam giam giữ tại Việt Nam. (tính đến 31-03-2010, MLNQVN)
1) Ðoàn Văn Diên - sinh 1954, Hiệp Hội Ðoàn Kết Công Nông Việt Nam, bị bắt 5/11/2006, phiên tòa sơ thẩm Sài Gòn ngày 10-12-2007 kết án 4 năm 6 tháng tù giam. Hiện giam tại B5 Ðồng Nai.
2) Dương Thị Tròn - sinh 1947, tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo, Giáo Hội PGHHTT tỉnh Ðồng Tháp, bị bắt 2-10-2006, phiên tòa sơ thẩm Ðồng Tháp 03-05-2007 kết án 4 năm tù giam. Hiện giam tại B5 Ðồng Nai.
3) Hàng Tấn Phát �" sinh 1984, cư trú Sài Gòn, bị bắt 23-09-2005, phiên tòa sơ thẩm Sài Gòn 29-01-2008 kết án 6 năm tù giam. Hiện giam tại Trại Z30A Phân trại 2, Xã Xuân Trường, Huyện Xuân Lộc, Ðồng Nai.
4) Lê Công Ðịnh - sinh 1968, luật sư, Phó Chủ Nhiệm Luật Sư Ðoàn Sài Gòn 2005-2008, bị bắt 13-06-2009, phiên tòa sơ thẩm Sài Gòn 20-01-2010 kết án 5 năm tù giam + 3 năm quản chế. Nơi giam hiện nay: chưa rõ.
5) Lê Nguyên Sang - sinh 1959, bác sĩ, Ðảng Dân Chủ Nhân Dân, bị bắt 14-08-2006, phiên tòa phúc thẩm Sài Gòn 17-08-2007 kết án 4 năm tù giam. Hiện giam tại Trại Z30A Phân trại 2, Xã Xuân Trường, Huyện Xuân Lộc, Ðồng Nai.
6) Lê Thăng Long - sinh 1967, kỹ sư, bị bắt 14-06-2009, phiên tòa sơ thẩm Sài Gòn 20-01-2010 kết án 5 năm tù giam + 3 năm quản chế. Nơi giam hiện nay: chưa rõ.
7) Lê Văn Sóc - sinh 1956, tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo, Giáo Hội PGHHTT tỉnh Vĩnh Long, bị bắt 4-11-2006, phiên tòa sơ thẩm Ðồng Tháp 03-05-2007 kết án 6 năm tù giam.
8) Ngô Quỳnh - sinh 1984, sinh viên, Bắc Giang, bị bắt 1-10-2008, phiên tòa sơ thẩm Hải Phòng 09-10-2009 kết án 3 năm tù + 3 năm quản chế. Hiện giam tại Trại giam B14, Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội.
9) Nguyễn Bắc Truyển - sinh 1968, luật sư, Ðảng Dân Chủ Nhân Dân, bị bắt 14-08-2006, phiên tòa phúc thẩm Sài Gòn 17-08-2007 kết án 3 năm 6 tháng. Hiện giam tại Trại Z30A Phân trại 2, Xã Xuân Trường, Huyện Xuân Lộc, Ðồng Nai.
10) Nguyễn Bình Thành - sinh 1955, thợ điện, Ðảng Thăng Tiến VN, bị bắt 17-02-2007, phiên tòa sơ thẩm Huế 30-03-2007 kết án 5 năm tù giam + 2 năm quản chế. Hiện giam tại Trại tù Nam Hà.
11) Nguyễn Kim Nhàn - sinh 1949, Trưởng nhóm dân oan Bắc Giang, bị bắt 25-09-2008, phiên tòa sơ thẩm Hải Phòng 09-10-2009 kết án 2 năm tù + 2 năm quản chế. Hiện giam tại Trại giam B14, Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội.
12) Nguyễn Mạnh Sơn - sinh 1943, cán bộ nghỉ hưu, Hải Phòng, bị bắt 8-5-2009, phiên tòa sơ thẩm Hải Phòng 09-10-2009 kết án 3 năm rưỡi tù + 3 năm quản chế. Hiện giam tại Trại giam B14, Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội.
13) Nguyễn Phong - sinh 1975, Chủ tịch Ðảng Thăng Tiến VN, bị bắt 17-02-2007, phiên tòa sơ thẩm Huế 30-03-2007 kết án 6 năm tù giam + 3 năm quản chế. Hiện giam tại Trại tù Thanh Hóa.
14) Nguyễn Tiến Trung - sinh 1983, kỹ sư, Ðảng Dân Chủ VN, bị bắt 7-7-2009, phiên tòa sơ thẩm Sài Gòn 20-01-2010 kết án 7 năm tù giam + 3 năm quản chế. Nơi giam hiện nay: chưa rõ.
15) Nguyễn Văn Ðài - sinh 1969, luật sư, Chủ tịch sáng lập Uỷ Ban Nhân Quyền VN, bị bắt 6-3-2007, phiên tòa phúc thẩm Hà Nội 27-11-2007 kết án 4 năm tù giam + 4 năm quản chế. Hiện giam tại Trại tù K1, Xã Ba Sao, Huyện Kim Bảng, Thị xã Phủ Lý, Tỉnh Hà Nam.
16) Nguyễn Văn Hải (Blogger Ðiếu Cày) - sinh 1952, nhà báo, Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do, bị bắt 20-04-2008, phiên tòa sơ thẩm Sài Gòn 10-09-2008 kết án 2 năm 6 tháng tù giam. Hiện giam tại Nhà Tù Chí Hòa, Quận 10 - TP. HCM.
17) Nguyễn Văn Lý - sinh 1946, linh mục Công giáo, bị bắt 18-02-2007, phiên tòa sơ thẩm Huế 30-03-2007 kết án 8 năm tù giam + 5 năm quản chế. Sau 2 năm rưỡi tại nhà tù Ba Sao tỉnh Hà Nam, Linh mục Lý bị tai biến mạch máu não, được đưa vào bệnh viện điều trị, măc dù chưa bình phục, linh mục bị trả về lại nhà tù Ba Sao. Sức khỏe của linh mục hiện đang suy sút trầm trọng.
18) Nguyễn Văn Ngọc - sinh 1959, kinh doanh, Nhóm Người Việt Nam Yêu Nước, bị bắt 28-02-2007, phiên tòa sơ thẩm Sài Gòn 11-12-2007 kết án 4 năm tù giam + 3 năm quản chế.
19) Nguyễn Văn Thơ - sinh 1939, tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo, Giáo Hội PGHHTT tỉnh Ðồng Tháp, bị bắt 2-10-2006, phiên tòa sơ thẩm Ðồng Tháp 03-05-2007 kết án 6 năm tù giam.
20) Nguyễn Văn Thùy - tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo, Giáo Hội PGHHTT tỉnh Vĩnh Long, bị bắt 22-04-2006, phiên tòa sơ thẩm Ðồng Tháp 03-05-2007 kết án 5 năm tù giam.
21) Nguyễn Văn Tính - sinh 1942, nhà báo, Báo Tổ Quốc, Hải Phòng, bị bắt 24-09-2008, phiên tòa sơ thẩm Hải Phòng 09-10-2009 kết án 3 năm rưỡi tù + 3 năm quản chế. Hiện giam tại Trại giam B14, Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội.
22) Nguyễn Văn Túc, sinh 1964, dân oan Thái Bình, bị bắt 10-9-2008, phiên tòa sơ thẩm Hải Phòng 09-10-2009 kết án 4 năm tù + 3 năm quản chế. Hiện giam tại Trại giam B14, Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội.
23) Nguyễn Xuân Nghĩa - sinh 1949, nhà văn, hội viên Hội Nhà Văn TP Hải Phòng, Ban điều hành khối 8406, bị bắt 10-9-2008, phiên tòa sơ thẩm Hải Phòng 09-10-2009 kết án 6 năm tù + 3 năm quản chế. Hiện giam tại Trại giam B14, Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội. 24) Phạm Bá Hải - sinh 1968, kinh doanh, Tổ Chức Bạch Ðằng Giang, bị bắt 7-9-2006, phiên tòa phúc thẩm Sài Gòn 08-08-2008 kết án 5 năm tù giam + 2 năm quản chế. Hiện giam tại Trại Z30A Phân trại 2, Xã Xuân Trường, Huyện Xuân Lộc, Ðồng Nai.
25) Phạm Thanh Nghiên - sinh 1977, Khối 8406, Hải Phòng, bị bắt 18-09-2008, phiên tòa sơ thẩm Hải Phòng 29-01-2010 kết án 4 năm tù giam + 3 năm quản chế. Hiện giam tại Trại giam B14, Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội.
26) Phạm Văn Trội - sinh 1972, kỹ sư, Uỷ Ban Nhân Quyền VN, bị bắt 10-9-2008, phiên tòa sơ thẩm Hà Nội 08-10-2009 kết án 4 năm tù + 4 năm quản chế. Hiện giam tại Trại giam B14, Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội.
27) Phùng Quang Quyền - sinh 1956, Ðảng Vì Dân, bị bắt lần thứ 3 ngày 30-8-2009, hiện giam tại Trại Tạm Giam B-34 Bộ Công An ở số 237 đường Nguyễn Văn Cừ, Quận 1, Tp. HCM. Chưa xét xử.
28) Trần Anh Kim - sinh 1949, cựu Trung Tá QÐNDVN, Ðảng Dân Chủ VN, bị bắt 7-7-2009, phiên tòa sơ thẩm tỉnh Thái Bình ngày 18-1-2010 kết án 5 năm rưỡi tù giam + 3 năm quản chế. Hiện giam tại Trại giam B14, Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội.
29) Trần Ðức Thạch - sinh 1952, nhà thơ, Nghệ An, bị bắt 10-9-2008, phiên tòa sơ thẩm Hà Nội 06-10-2009 kết án 3 năm tù + 3 năm quản chế. Hiện giam tại Hỏa Lò - xã Xuân Phương, Cầu Diễn - Hà Nội Việt Nam.
30) Trần Huỳnh Duy Thức - sinh 1966, kỹ sư, Tổng giám đốc Cty OCI, bị bắt 24-5-2009, phiên tòa sơ thẩm Sài Gòn 20-01-2010 kết án 16 năm tù giam + 5 năm quản chế. Nơi giam hiện nay: chưa rõ
31) Trần Khải Thanh Thủy - sinh 1960, nhà văn, bị bắt 10-8-2009, phiên tòa sơ thẩm Hà Nội 27-1-2010 kết án 3 năm rưỡi tù giam.
32) Trần Quốc Hiền - sinh 1965, luật sư, Hiệp Hội Ðoàn Kết Công Nông Việt Nam, bị bắt 12-1-2007, phiên tòa sơ thẩm Sài Gòn 15-05-2007 kết án 5 năm tù giam + 2 năm quản chế. Hiện giam tại Trại Z30A Phân trại 2, Xã Xuân Trường, Huyện Xuân Lộc, Ðồng Nai.
33) Trần Thị Lệ Hồng - sinh 1959, kinh doanh, Hiệp hội Ðoàn Kết Công Nông Việt Nam, bị bắt 15-11-2006, phiên tòa sơ thẩm Sài Gòn 10-12-2007 kết án 3 năm tù giam. Hiện giam tại B5 Ðồng Nai.
34) Trịnh Quốc Thảo - sinh 1956, kinh doanh, Nhóm Người Việt Nam Yêu Nước, bị bắt 28-02-2007, phiên tòa sơ thẩm Sài Gòn 11-12-2007 kết án 2 năm tù giam + 2 năm quản chế. Hiện đã mãn hạn tù, đang bị quản chế tại địa phương
35) Trương Minh Ðức - sinh 1960, nhà báo, Ðảng Vì Dân, Kiên Giang, bị bắt 5-5-2007, phiên tòa phúc thẩm Sài Gòn 18-07-2008 kết án 5 năm tù giam + 3 năm quản chế. Hiện giam tại Trại Z30A Phân trại 2, Xã Xuân Trường, Huyện Xuân Lộc, Ðồng Nai.
36) Trương Minh Nguyệt - sinh 1946, kỹ sư, Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo, bị bắt 4-6-2007, phiên tòa sơ thẩm Sài Gòn 11-12-2007 kết án 4 năm tù giam + 3 năm quản chế.
37) Trương Quốc Huy - sinh 1980, tham gia diễn đàn Paltalk, Sài Gòn, bị bắt 18-08-2006, phiên tòa sơ thẩm Sài Gòn 29-01-2008, kết án 6 năm tù giam. Hiện giam tại Trại Z30A Phân trại 2, Xã Xuân Trường, Huyện Xuân Lộc, Ðồng Nai.
38) Vũ Hùng - sinh 1966, giáo viên, Hà Tây, bị bắt 18-09-2008, phiên tòa sơ thẩm Hà Nội 07-10-2009 kết án 3 năm tù + 3 năm quản chế. Hiện giam tại Trại giam B14, Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội.
6- Danh sách các thành viên Khối 8406 được trao các Giải Nhân quyền của Việt Nam và quốc tế Giải Nhân quyền Việt Nam của Mạng Lưới Nhân quyền Việt Nam (Hoa Kỳ)
2002: Linh mục Nguyễn Văn Lý
2003: Bác sĩ Phạm Hồng Sơn, Nhà báo Nguyễn Khắc Toàn.
2004: Cựu Ðại tá Phạm Quế Dương.
2005: Hội trưởng PGHH Thuần túy Lê Quang Liêm, Linh mục Phan Văn Lợi
2006: Kỹ sư Ðỗ Nam Hải, Giáo sư Nguyễn Chính Kết
2007: Giáo sư Hoàng Minh Chính, Luật sư Nguyễn Văn Ðài, Luật sư Lê Thị Công Nhân
2008: Thượng tọa Thích Thiện Minh, bán nguyệt san Tự do Ngôn Luận
2009: Mục sư Nguyễn Công Chính, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy
Giải Homo Homini 2003 của Sáng hội Cứu Người Lâm Nạn (Tiệp)
Linh mục Nguyễn Văn Lý
Giải Shalom 2004 của Ðại học Công giáo Eichstätt-Ingolstadt (Ðức).
Linh mục Nguyễn Văn Lý
Giải Hellman-Hammett 2007 của Human Rights Watch (Hoa Kỳ)