{nl}
(Tường trình cuộc thăm viếng gia đình một số nhà dân chủ)
Quỳnh Trâm, ngày 02-04-2010
Gần một tháng nay, kể từ khi bị bạo quyền Việt cộng đột nhập cướp tài sản, không có Kinh thánh cũng chẳng có laptop, thông tin đến với mình thật là khan hiếm, ở nhà xem tivi cứ mỗi Tháng 04 đen là các con vẹt lại tuyên truyền nham nhở về chiến thắng của Việt cộng, quá buồn chán nên tôi quyết định làm cuộc hành trình ngắn.
17g ngày 02-04-2010, tôi cùng mẹ leo lên xe bus đi Ðồng Nai. Trạm dừng chân đầu tiên là Long Khánh. Mục sư Thân Văn Trường cùng Phu nhân đón tiếp tôi bên mâm cơm đạm bạc chân tình. Ðêm ấy tôi cùng mẹ nghỉ lại nhà ông bà Mục sư. Phu nhân Mục sư Trường là một phụ nữ nhân từ nề nếp, bà lúc nào cũng là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho chồng con và cho cả bầy chiên của Chúa trong Hội Thánh.
Như con chim sổ lồng một lần đi là một lần khó, nên có đi thì cứ đi lần một. Sáng hôm sau tôi để mẹ ở lại tâm sự cùng bà Mục sư, còn Mục sư Trường làm hướng dẫn viên đưa tôi đi xã Ðịnh Quán, ngược về 50 cây số, đến thăm chị Hồ Thị Thương, vợ anh Ðoàn Văn Diên, một nhà bất đồng chính kiến với Cộng sản Việt Nam. Trên đường đi gặp rất nhiều công an giao thông, bị họ phạt 100.000 ngàn đồng mà chẳng biết lí do phạt là gì. Hôm nay gặp lại chị Thương, thấy khác với trước rất nhiều: tiều tụy ốm yếu, hình dáng khắc khổ, tôi không khỏi nao lòng.
Tôi và Mục sư ngồi bên cốc trà đá chị mời, trong ngôi nhà sơ sài, với nền nhà nứt nẻ vì nắng, với mái nhà lợp được mấy năm trước do chị Bùi Tiên giúp đỡ. Tôi trách chị sao lâu nay không liên lạc với tôi. Chị nói là do mất địa chỉ, và kể từ khi thôi liên lạc với tôi, chị cũng không biết liên lạc với ai nữa. Chị lại bị khối u buồng trứng phải đi mổ, phải thăm nuôi chồng ở tù mà không có tiền nên đành bán luôn cả chiếc điện thoại, trong nhà có gì bán đó lấy tiền thăm chồng.
Chị cho biết hiện tại công an B34 là nơi giam giữ Ðoàn Huy Chương (Nguyễn Tấn Hoành) và em trai của Chương, hai con trai của chị, cùng với cô Nguyễn Thị Mỹ Hạnh. Tôi cho chị biết cháu Mỹ Hạnh kia là con gái nuôi của cụ Lê Quang Liêm, Hội trưởng Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy. Bây giờ họ còn gây khó khăn cho cả Ðoàn Triệu Kha, con út của chị.
Rời khỏi ngôi nhà cháy nắng, đến lượt chị Thương làm hướng dẫn viên cho Mục sư và tôi. Ði vài trăm mét là đến nhà anh Nguyễn Ngọc Quang, một nhà bất đồng chính kiến được thả tù hôm 03-09-2009. Từ ngày 01-12-2009, anh bị Việt cộng gây khó khăn, ép buộc phải rời phường 6, quận 8 Sài Gòn để về Ðịnh Quán hầu tiện quản chế.
Từ trái sang phải: chị Thương, cô Trâm, con gái anh Quang, vợ anh Quang, mẹ anh Quang, anh Quang, Mục sư Trường.
|
Mấy tháng rồi mới gặp lại, trông anh già đi rất nhiều, tóc bạc trắng. Vợ và hai con của anh thì đen và ốm hơn so với lúc ở Sài Gòn. Về Ðịnh Quán anh sống chung với mẹ già đã gần 80 tuổi. Mẹ anh ban đầu rất sợ hãi vì tưởng chúng tôi đến bắt con bà đi lần nữa. Sau khi được anh Quang trấn an, bà kể chồng bà bị Việt cộng nó giết chết, con bà mới được rời khỏi nhà tù nhỏ, nên bây giờ có người lạ đến đây là bà sợ họ bắt con của bà mang đi. Ngôi nhà đơn sơ nhưng ngăn nắp nhờ bàn tay chị Trang sắp xếp.
Thiếu nước sinh hoạt, gia đình anh chị phải mua lại nước của tư nhân, hai khối nước là 50.000đ. Ai có tiền thì đào giếng, ai không tiền đào giếng phải mua nước như thế mới có để mà sử dụng. Người dân quanh vùng cuộc sống đều khó khăn chứ không riêng gì gia đình anh chị. Mùa nầy họ thiếu nước sinh hoạt, có đào giếng sâu đến mấy cũng ít có nước để dùng. Ðồng Nai là một tỉnh tương đối khá rộng, cách thành phố Sài Gòn không bao xa, "đang phát triển mạnh" theo lời những con vẹt trên đài phát thanh tuyên truyền, vậy mà người dân quanh đây phải sống trong tình cảnh khan hiếm thiếu hụt nước như vậy.
Chia tay gia đình anh Quang, chúng tôi trở về. Mục sư Trường tiễn tôi ra trạm xe bus. Khi xe chạy ngang qua ngã ba Trị An, tôi xuống xe và đón thêm chuyến nữa vào thị trấn Vĩnh Cửu, đến thăm nữ anh thư Lê Thị Kim Thu. Tôi tìm gặp chị không khó khăn lắm. Nhắc đến chị, chắc hẳn chúng ta không thể quên đó là một phụ nữ can đảm phi thường. Dáng người nhỏ nhắn, gương mặt hiền từ thân thiện, giọng nói trong trẻo dễ nghe, chị là người có nhiều ưu tư trăn trở về dân chủ. Tuy không phải là ngòi bút văn chương sắc sảo, chị lại là người thích hành động, chuyên đấu tranh cho dân oan ngay tại thủ đô Hà Nội. Tôi hết sức khâm phục chị. Rất vui vì được tôi đến thăm, chị kể cho tôi nghe nhiều về đoạn trường lao tù của mình (chị bị bắt cóc ngày 18-08-2008 và được thả ngày 14-11-2009). Ngày ra tòa không có ai biết, phiên xét xử cũng không được công khai, phải tự mình làm luật sư bào chữa cho mình. Họ dùng đủ mọi cách ghép tội chị nhận tiền tổ chức phản động nước ngoài, nhưng cuối cùng không có bằng chứng ghép tội. Bản án mà phiên tòa dành cho chị là bản án thái độ, một trong những bản án nực cười nhất từ trước đến nay! Trong tù chị bị hành hạ rất khốn khổ. Ngày rời khỏi nhà tù nhỏ, chị còn bị thủ tục cuối cùng của Việt cộng trại giam là khám xét người. Họ bắt chị cởi bỏ lại cả cái quần lót đang mặc trên người (vì trên đó có ghi nhiều số điện thoại và địa chỉ thân nhân bạn tù) rồi mới cho chị rời trại giam. Chúng ta sẽ được nghe chị bạch hóa nhiều chuyện ly kỳ qua Hồi ký trong tù của chị.
Chúng tôi gặp nhau trong ngôi nhà mới xây của chị, ngôi nhà cấp bốn tạm bợ đủ để hai mẹ con trú thân. Mẹ chị người gầy ốm, nhưng rất mạnh mẽ tinh thần, lúc nào cũng ủng hộ việc làm của cô con gái. Cũng như anh Quang, chị là người con hiếu thảo với mẹ. Trao đổi khá lâu, tôi chia tay chị trong sự lưu luyến. Tôi biết chị đã làm xong cái phần của mình, như lời anh thư Lê Thị Công Nhân vừa nói: "Tôi đã làm được cái phần của tôi, tôi chưa làm được cái phần của 90 triệu người Việt", một câu nói như nhắc nhở cho chúng ta tất cả.
Phong trào dân chủ đang trên đà phát triển hết sức tốt đẹp, được sự ủng hộ của đồng bào trong và ngoài nước, được các tổ chức nhân quyền cũng như chính phủ các nước tự do trên toàn thế giới quan tâm và hỗ trợ.
Thế nhưng khi bắt bớ giam cầm các anh chị em dân chủ, những người bất đồng chính kiến, nhà cầm quyền Việt Cộng thường buộc tội họ là phản động, nhận tiền các tổ chức nước ngoài, xách động đồng bào, lật đổ nhà nước!
Vậy năm 1945 Hồ chí Minh kêu gọi thành lập Chính phủ liên hiệp đa nguyên đa đảng, cùng với các ông Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Tường Tam, Giám mục Lê Hữu Từ, Phạm Hữu Chương cùng nhiều vị khác nữa, vậy HCM có phản động không ?
HCM nhận tiền của những đảng viên đảng Xã hội Pháp có cả người Pháp lẫn người Việt để sinh sống và để đến nước Nga, rồi tại nước Nga thì nhận tiền của đảng Bôn-sê-vích thì có phải là phản động không?
HCM được Stalin nuôi ăn học nhiều năm, Stalin lại bị ông Cút-Xếp, ông Góc-Ba-Chốp, ông En-Xin, ông Pu-Tin gọi là tên tội đồ dân tộc, tên diệt chủng có tội ác với nhân loại. Mà HCM và đảng CSVN nhận tài trợ từ Stalin, vậy có phải là tội đồ dân tộc không?
HCM và đảng Việt Cộng nuôi và cung cấp vũ khí cho bọn Pol Pot, Khơ-Me đỏ để chúng giết hàng trăm ngàn đồng bào Việt Nam, hàng triệu người Miên. Vậy có phải là tội ác không?
Nếu các nhà đấu tranh dân chủ vì đòi đa nguyên đa đảng mà bị kết tội là phản động, thì trước hết phải kết tội HCM, vì HCM cũng kêu gọi nguyên đa đảng. Thật ra HCM là một tên phản động có tội ác với nhân loại và dân tộc, phải bị lên án đời đời.
Nguyễn Thu Trâm, Bình Dương
(Bns TDNL biên tập lại)