Nhân ngày kỷ niệm 4 năm khối 8406
{nl} Từ nam California, Hoa Kỳ, chúng tôi là Trần Phong Vũ xin trân trọng {nl}gửi lời chào thăm quý đồng bào trong và ngoài nước.
Thưa quý vị,
Chúng{nl} ta đang sống giữa những ngày đầu tháng Tư-2010, ghi dấu chẵn 35 năm {nl}ngày đất nước, dân tộc bị nhận chìm trong biển cả đói nghèo, tối tăm, {nl}tủi nhục.
35 năm, phân nửa đời người tính theo tuổi sống trung {nl}bình của kiếp nhân sinh trong thời hiện đại. Và trong suốt những tháng {nl}năm dài dặc ấy, dù ở hải ngoại hay ở trong nước, những người còn mang {nl}giòng máu Việt, còn ưu tư, thao thức mỗi khi nghĩ tới tiền đồ dân tộc, {nl}không khỏi xót dạ, đau lòng. Chính từ nỗi niềm xót đau, tủi nhục ấy đã {nl}có những nỗ lực âm thầm cũng như công khai của các tầng lớp đồng bào {nl}quốc nội và hải ngoại nhằm xóa bỏ chế độ độc tài chuyên chính cộng sản {nl}trong tay một thiểu số cầm quyền càng ngày càng để lộ khuôn mặt thật của{nl} những kẻ buôn dân, bán nước.
Trong bối cảnh ấy, ngày 08 tháng 4 {nl}năm 2006, từ vị thế cá nhân rời rạc, 118 nhà tranh đấu trong nước, không{nl} phân biệt trẻ già, phái tính, bao gồm mọi thành phần xã hội: nông dân, {nl}lao động, thương gia, trí thức, đã cùng lên tiếng trong một Bản Tuyên {nl}Ngôn lịch sử, hình thành một cao trào đấu tranh cho tự do, dân chủ, cho {nl}nhân quyền, nhân phẩm Việt Nam. Chính từ phút giây định mệnh ấy, Khối {nl}8406 ra đời.
Thưa quý đồng bào trong và ngoài nước, Trong cuộc {nl}hội ngộ hôm nay, trên Diễn Ðàn này, chúng ta cùng nhau kỷ niệm 4 năm {nl}ngày thành lập Khối 8406. Ðáp lại lời mời gọi của Ban Tổ Chức, nhân dịp {nl}này, tôi muốn được cùng quý vị nhìn vào ý nghĩa Bản Tuyên Ngôn, để từ {nl}đấy, duyệt qua những bước tiến vững chắc mà Khối 8406 đã đạt được trong 4{nl} năm qua.
Ðây là một Bản Tuyên Ngôn ngắn, gọn, chỉ vỏn vẹn không {nl}đầy ba trang giấy nhưng thật cô đọng và súc tích. Nó gói ghém một cái {nl}nhìn xuyên suốt, quán triệt về những nan đề Việt Nam hôm qua, hôm nay, {nl}để từ đấy mở ra con đường đấu tranh quyết liệt và cụ thể cho một Việt {nl}Nam ngày mai.
Mở đầu, Tuyên Ngôn duyệt lại Thực Trạng Việt Nam từ{nl} cái ngày goị là "Cách Mạng Mùa Thu" năm 1945, một cuộc cách mạng mà 118{nl} nhà tranh đấu tiên khởi của Khối 8406 xác quyết là "đã bị đảng và nhà {nl}nước Cộng sản VN đánh tráo". Những gì được họ vay mượn trong các Bản {nl}Tuyên Ngôn Ðộc Lập của Mỹ năm 1776 như "Tất cả mọi người đều sinh ra có {nl}quyền bình đẳng.
Tạo Hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm {nl}phạm được…" và Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền & Dân Quyến của Pháp sau {nl}đó, như "Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn {nl}luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi" đã hoàn toàn bị họ phản bội. {nl}Phản bội cách trắng trợn trong suốt quá trình 35 năm thống trị toàn thể {nl}đất nước.
Chuyển qua phần 2, Tuyên Ngôn của Khối 8406 đã nhấn {nl}mạnh tới những quy luật phổ quát toàn cầu, theo đó thì: "Lịch sử đã minh{nl} định rằng mọi quyền tự do, dân chủ ở bất cứ một chế độ độc đảng toàn {nl}trị nào,... đều bị chà đạp không thương tiếc» và "Vấn đề của mọi vấn đề,{nl} nguyên nhân của mọi nguyên nhân, chính vì đảng Cộng sản Việt Nam», một {nl}thứ quyền lực Mafia đang thống trị đất nước chúng ta hôm nay.
Từ {nl}những nhận định nền tảng kể trên, Tuyên Ngôn vạch ra lộ trình: mục tiêu,{nl} phương pháp và ý nghĩa cuộc đấu tranh của toàn dân Việt Nam, trong đó {nl}mục tiêu hàng đầu mà chúng ta nhắm tới là "thể chế chính trị ở Việt Nam {nl}hiện nay phải bị thay thế triệt để, chứ không chỉ được "đổi mới" từng {nl}phần hay điều chỉnh vặt vãnh như đang xảy ra ». Ðể đạt được mục tiêu {nl}ấy, con đường đấu tranh của toàn dân Việt Nam hiện nay đặt căn bản trên {nl}một "thể chế chính trị đa nguyên, đa đảng... trong đó hệ thống tam quyền{nl} là Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp phải được phân lập » và các quyền tự {nl}do căn bản của con người như tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tự do có {nl}công ăn, việc làm, tự do di chuyển, tự do thành lập nghiệp đoàn cũng như{nl} quyền đình công, bãi công phải được tôn trọng triệt để.
Cuối {nl}cùng, Bản Tuyên Ngôn minh định, mọi cuộc vận động đấu tranh đều phải {nl}được tiến hành trong ý niệm hòa bình, bất bạo động với niềm tin tưởng {nl}thiết thạch, không lay chuyển vào tiêu chí: * dùng «Ðạo Ðức thắng Hung {nl}Tàn», * lấy «Nghĩa Nhân để thay Cường Bạo»
Bằng vào sự soi sáng {nl}của nội dung Tuyên Ngôn, với sự có mặt của Khối 8406 trong 4 năm qua, mà{nl} đồng bào trong và ngoài nước đang cùng nhau kỷ niệm hôm nay, chúng ta {nl}thử xét xem cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ, cho nhân quyền nhân phẩm {nl}Việt Nam đang ở đâu và đã đạt được những thành quả nào?
Trả lời {nl}cho câu hỏi tại sao và do nguyên nhân cơ bản nào khiến cho cao trào đấu {nl}tranh ở trong nước bị trì trệ quá lâu, người ta thường nhấn mạnh tới {nl}chính sách công an trị và chủ trương khủng bố không gớm tay của tập đoàn{nl} thống trị cộng sản Hànội nhắm vào những người có tư tưởng đối kháng. Nó{nl} đã tạo nên tâm trạng sợ hãi kinh niên trong đám đông quần chúng ở quốc {nl}nội. Chính do sự sợ hãi cho sự an toàn sinh mạng bản thân, gia đình, cha{nl} mẹ, vợ con bị liên lụy đã khiến cho nhiều người, dù cảm nhận được nỗi {nl}nhục nhằn của những kẻ bị tước đoạt đến tận cùng mọi quyền năng tự do, {nl}dân chủ mà lẽ ra mình phải được hưởng, nhưng vẫn phải cam đành cúi đầu {nl}gánh chịu.
Tuy nhiên, trong khoảng một thập niên gần đây, vì lý {nl}do sống còn đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam phải chấp nhận trò chơi {nl}dân chủ, dù rất giới hạn, trong khi ấy, với đà phát triển vượt bực của {nl}công nghệ thông tin, ít nhiều người dân trong nước đã có cơ hội tiếp xúc{nl} với thế giới văn minh bên ngoài. Nhờ thế tâm lý sợ hãi tuy chưa hết {nl}hẳn, nhưng thực tế đã giảm thiểu rất nhiều. Ðấy là lý do khiến con số {nl}những nhà đấu tranh cho tự do, dân chủ càng ngày càng tăng them trong {nl}những ngày qua.
Ðặc biệt trong vòng ba bốn năm trở lại đây, từ {nl}những cuộc vận động đấu tranh mang tính cá nhân, cục bộ, nó đã thực sự {nl}chuyển vào thế quần chúng. Bằng chứng cụ thể được tìm thấy qua hình ảnh {nl}hàng trăm, hàng ngàn dân oan từ những xóm làng xa xôi hẻo lánh lũ lượt {nl}kéo về Vườn Hoa Mai Xuân Thưởng ngay trung tâm thủ đô Hànội, và khu Nhà {nl}Thờ Ðức Bà Sàigòn để khiếu kiện đòi trả lại đất đai, ruộng vườn, nhất là{nl} qua những cuộc tập họp của hàng ngàn, hàng chục ngàn và có lúc cả trăm {nl}ngàn giáo dân tại tòa Khâm Sứ, tại giáo xứ Thái Hà, Tam Tòa trong những {nl}năm 2007, 2008, 2009 và trong vụ Thánh Giá bị cộng sản phá nát ở Ðồng {nl}Chiêm đầu năm nay. Ðặc điểm của những cuộc tập hợp đấu tranh này là tất{nl} cả đều diễn ra trong tinh thần tuyệt đối ôn hòa, bất bạo động. Do sự {nl}hướng dẫn của hàng giáo sĩ, tu sĩ, đám đông giáo dân chỉ tập trung để {nl}cầu nguyện và hát Kinh Hòa Bình. Mục tiêu trước mắt là đòi hỏi nhà cầm {nl}quyền trả lại những đất đai tài sản, những cơ sở tôn giáo, trường ốc của{nl} Giáo hội từng bị họ chiếm đoạt lâu nay. Xa hơn là tranh đấu cho lý {nl}tưởng công bằng, lẽ phải và những quyền năng can bản của con người, {nl}trong đó có quyền tự do tôn giáo.
Trong khi ấy, các tín đồ thuộc {nl}các hệ phái Tin lành, các Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Phật {nl}Giáo Hòa Hảo, Cao đài cũng nối tiếp nhau đứng lên tham gia các cuộc vận {nl}đấu tranh ôn hòa, nhằm tố cáo trước công luận những hành vi bách hại tôn{nl} giáo do nhà cầm quyền cộng sản chủ trương.
Chủ nghĩa cộng sản {nl}được nuôi dưỡng và tồn tại nhờ họ biết sử dụng bạo lực, kể cả những lời {nl}hứa hẹn suông nơi đầu môi chót lưỡi để nắm quần chúng. Nay đám đông quần{nl} chúng ấy, kể cả không ít những viên chức trong hệ thống cầm quyền, {nl}những đảng viên cao cấp trong đảng đã bắt đầu xoay lưng chống lại.
Ðây{nl} là một hiện tượng hiếm thấy trong chế độ độc tài, chuyên chính cộng {nl}sản. Nó báo hiệu ngày sụp đổ của bạo quyền Hànội đã cận kề. Trong cơn {nl}hấp hối, chắc chắn con quái vật cộng sản ở quốc nội sẽ còn vận dụng sức {nl}tàn để đánh vào những nhà tranh đấu cho lý tưởng dân chủ, tự do. Những {nl}vụ khủng bố, bắt bớ, xách nhiễu, kể cả trường hợp những nhân vật danh {nl}tiếng trong guồng máy đảng và nhà nước cộng sản một thời như tiến sĩ {nl}Nguyễn Thanh Giang, cựu đại tá Phạm Quê Dương liên tục bị đòi lên sở {nl}công an làm việc trong mấy ngày qua là những chứng minh cụ thể.
Dù{nl} vậy, kính thưa quý đồng bào trong và ngoài nước,
Vào những {nl}ngày sửa soạn bước vào Tháng Tư Ðen cũng là thời gian kỷ niệm 4 năm {nl}Tuyên Ngôn thành lập Khối 8406, phong trào đấu tranh cho tự do, dân chủ,{nl} cho nhân quyền nhân phẩm Việt Nam đã nhận được hai tin vui:
Thứ {nl}nhất là sự kiên linh mục Nguyễn Văn Lý và luật sư Lê Thị Công Nhân được {nl}ra khỏi nhà tù nhỏ. Và thứ thứ đến là luật sư Lê Thị Công Nhân và luật {nl}sư Nguyễn Văn Ðài trong số 4 nhân vật trên thế giới đã được tổ chức {nl}Stephanous vinh danh và trao giải thưởng là những người đã tranh đấu cho{nl} quyền được sống niềm tin tôn giáo của mình qua sự kiện hai vị luật sư {nl}trẻ đã mang cả sinh mạng của mình để bảo vệ quyền được cầu nguyện, được {nl}đọc Kinh Thánh trong suốt thời gian bị giam giữ trong nhà tù cộng sản. {nl}Ðấy là những thắng lợi tiêu biểu cho cuộc đấu tranh ôn hòa, bất bạo {nl}động, chỉ:
* dùng «Ðạo Ðức thắng Hung Tàn», * lấy «Nghĩa Nhân {nl}để thay Cường Bạo»
Với những tín hữu Kitô giáo, bao gồm cả Công {nl}giáo và các hệ phái Tin Lành, hôm nay là ngày Lễ Mừng Ðấng Cứu Thế Phục {nl}Sinh. Nếu cái giá Phục Sinh và Ơn Cứu Ðộ phải đi qua con đường Thập Tự, {nl}phải đánh đổi bằng cuộc khổ nạn và bằng máu của Ngôi Hai Thiên Chúa… thì{nl} sự thành công trong cuộc đấu tranh cho tự do tôn giáo, cho nhân quyền {nl}nhân phẩm của toàn dân Việt Nam, cách riêng của các thành viên Khối {nl}8406, cũng không có luật trừ. Nó chỉ có được bằng sự kiên trì, lòng dũng{nl} cảm, gương hy sinh, chịu đựng của lớp người đi trước và sự tiếp nối của{nl} các thế hệ trẻ theo sau.
Trong tôi, bỗng dưng dậy nên một niềm {nl}vui khi bất chợt nhớ tới nội dung bài viết của cố bé có tên là Joy Anne {nl}Nguyễn vừa từ Việt nam qua Na Uy du học, và những lời tuyên bố như đinh {nl}đóng cột của luật sư Lê Thị Công Nhân trong buổi hội luận trên Diễn Ðàn {nl}Paltalk này hôm Chúa Nhật vừa qua.
Trân trọng kính chào quý vị.
Trần Phong Vũ
{nl}{nl}{nl}
Posted on 07 Apr 2010
[
print ]
FreeVietNews