ÐỪNG ÐÒI HỎI NHỮNG NHÀ TRANH ÐẤU TRONG NƯỚC PHẢI LÀ NHỮNG CHÍNH TRỊ GIA CHUYÊN NGHIỆP
MẶC GIAO
Ngày 8 tháng Tư sắp tới là ngày kỷ niệm 4 năm khai sinh {nl}của Khối 8406. Bốn năm qua, tuy Khối 8406 chưa thực hiện được mục tiêu {nl}mong ước nhưng vẫn tiếp tục lớn mạnh để trở thành một phong trào quần {nl}chúng có tiếng vang và có hoạt động cụ thể ở trong nước cũng như ở hải {nl}ngoại. Ðiều này không ai có thể phủ nhận, nhất là qua những hành động {nl}của người sáng lập Khối, LM Nguyễn Văn Lý và các thành viên nổi tiếng {nl}kiên cường của Khối như Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Xuân Nghiã, Trần Anh {nl}Kim v.v… Khối 8406 không phải là một đảng chính trị với những hoạt động {nl}khép kín, nhưng là một phong trào mở để bất cứ ai, không phân biệt địa {nl}phương, mầu sắc và qúa khứ chính trị, đều có thể tham gia công cuộc {nl}tranh đấu chung: giải thể chế độ cộng sản tại Việt Nam để mở đường xây {nl}dựng lại đất nước trong tự do, no ấm, tôn trọng nhân quyền.
Trong{nl} khi người ở ngoài nước nỗ lực yểm trợ những hoạt động của anh em trong {nl}nước, trong khi anh em trong nước phải trực diện đấu tranh với bạo {nl}quyền, nhiều người hiện trong vòng tù tội, thì có một hiện tượng không {nl}lấy gì làm vui xảy ra, nhất là tại hải ngoại. Ðó là tâm trạng đặt qúa {nl}nhiều trông đợi, nếu không nói là đòi hỏi, nơi người khác. Có những {nl}người đấu tranh cho tự do dân chủ ở trong nước cho rằng người ở ngoài có{nl} tự do và phương tiện, nên phải tích cực nói giùm và làm giùm những việc{nl} người trong nước không làm được. Có những người ở ngoài luôn thúc đẩy {nl}người ở trong nước phải vùng lên, phải chống cộng giống như người ở {nl}Bolsa hay San Jose và phải ăn nói đúng như người ở ngoài mong ước. Làm {nl}khác, nói khác là bị chỉ trích, đôi khi còn bị nhục mạ. Tình trạng này {nl}đã gây hiểu lầm và có thể làm nản lòng những người đấu tranh chỉ vì lý {nl}tưởng mưu cầu phúc lợi cho đất nước và đồng bào. Chúng ta nên hiểu rằng {nl}những người đấu tranh trong nước phải đương đầu với muôn vàn khó khăn và{nl} nguy hiểm vì họ đang phải sống trong nanh vuốt trực tiếp của cộng sản. {nl}Họ phải tùy cơ ứng biến để sống còn. Có sống còn thì mới có thể tiếp tục{nl} đấu tranh.
Sự trông đợi qúa đáng và hiểu lầm lẫn nhau cũng có {nl}thể được giải thích là ai cũng nóng lòng mong cho cuộc đấu tranh được {nl}đẩy mạnh để mau đi tới thành công.
Tuy nhiên, có những thái độ và{nl} lời nói vượt qúa giới hạn của dè dặt và khoan dung để đi đến chỗ nghi {nl}ngờ và nhục mạ người khác, dù cùng chung mục tiêu tranh đấu.
Thí {nl}dụ khi Luật sư Lê Công Ðịnh và Kỹ sư Nguyễn Tiến Trung bị bắt và được {nl}đưa lên truyền hình thú tội và xin khoan hồng thì lập tức có những người{nl} lên tiếng chê trách hai người này là những nhà tranh đấu cuội, chỉ đóng{nl} tuồng do cộng sản dàn dựng. Có người còn chỉ trích họ là phản bội, hèn {nl}nhát. Dĩ nhiên chúng ta không khỏi buồn khi thấy những người chúng ta {nl}cảm phục và đặt hy vọng đã tỏ thái độ mềm yếu một cách nhanh chóng, dễ {nl}dàng. Nhưng chúng ta phải bình tĩnh nghĩ lại họ đã là những người dám {nl}lên tiếng đấu tranh ngay giữa lòng chế độ cộng sản, đã từng tỏ ra không {nl}sợ hãi dù biết có thể bị tù tội, sự nghiệp có thể tan theo mây khói. {nl}Trong trường hợp họ, chúng ta có dám làm như thế không? Chúng ta có biết{nl} rõ những gì ở đằng sau và trong thâm tâm họ khi họ phải thú tội trên {nl}truyền hình? Khủng bố tinh thần, áp lực gia đình, giả dại qua ải…? Cho {nl}tới nay, họ vẫn tiếp tục ngồi tù và không có lời nào ca ngợi chế độ cộng{nl} sản.
Tới khi Luật sư Lê Thị Công Nhân được thả sau 3 năm tù, dù {nl}vẫn còn bị quản chế, nhiều nhà báo, nhiều đài phát thanh ngoại quốc {nl}tranh nhau phỏng vấn cô. Ba năm trong tù không được đọc sách báo gì {nl}ngoài cuốn Thánh Kinh, Lê Thị Công Nhân làm sao có thể biết hết mọi {nl}chuyện diễn ra trên thế giới để có thể ăn nói như một chính trị gia được{nl} cập nhật tình hình hàng ngày? Một số người túm lại chê bai cô sau khi {nl}cô tham gia cuộc hội luận với Dân biểu Cao Quang Ánh và nhà báo truyền {nl}thanh Dương Phục ngày 10-03-2010, trong đó cô có phát biểu: "Yếu tố thứ {nl}hai là những điều mà tôi mong muốn được gửi đến cụ thể như anh Dơ-dép {nl}Cao là Quốc Hội Hoa Kỳ và Quốc Hội Việt Nam. Gần đây là Quốc Hội Việt {nl}Nam gần như là Quốc Hội Hoa Kỳ. Một phần bản chất cũng cần phải thay đổi{nl} quốc hội dân chủ, hoàn toàn của nhân dân và vì nhân dân thì mối quan hệ{nl} giữa hai nhà nước hai quốc hội bằng nhau là ngang hàng các nghị sĩ. Tôi{nl} mong muốn rằng sẽ có nhiều hơn những cuộc giao liên, những cuộc làm {nl}việc giữa hai quốc hội cho dù quốc hội Việt Nam có thấp kém, có tệ đến {nl}đâu đi chăng nữa". Họ mỉa mai cô là dám coi thứ quốc hội "đảng cử dân {nl}bầu" ngang hàng với quốc hội Hoa Kỳ. Có người còn đem chuyện cô béo tròn{nl} sau 3 năm ở tù và thân mẫu cô được đi Pháp du lịch để nghi ngờ cô đóng {nl}vai chống đối cuội. Làm gì phải bươi móc nhau và nặng lời với nhau như {nl}thế? Ðọc kỹ lại lời tuyên bố của Lê Thị Công Nhân, ta thấy đây là một {nl}lời phát biểu không được sửa soạn trước, lời nói hơi luộm thuộm có lẽ do{nl} phát biểu ngẫu hứng (improviser) theo hoàn cảnh: vì đối thoại với Dân {nl}biểu Joseph Cao Quang Ánh nên đem chuyện quốc hội ra bàn. Cô không ca {nl}ngợi quốc hội CSVN, nhưng qua lời thấy ý. Ý của cô là quốc hội VN phải {nl}có phẩm chất "hoàn toàn của nhân dân và vì dân" thì mới dễ giao liên với{nl} quốc hội Hoa Kỳ. Cô cũng thừa nhận là quốc hội VN còn thấp kém, còn tệ,{nl} nhưng vẫn mong có liên hệ với quốc hội Mỹ. Chúng ta cũng nên nghĩ rằng {nl}quốc hội cộng sản VN dù có là bù nhìn chăng nữa cũng vẫn có quyền sửa {nl}đổi điều 4 Hiến Pháp khi tình thế cho phép hoặc đòi hỏi. Ðừng quên rằng {nl}quốc hội bù nhìn cộng sản Liên Xô dưới thời Gorbachev đã biểu quyết chấp{nl} thuận tổ chức một cuộc bầu cử tự do ngày 26-03-1988 sau 70 năm dưới chế{nl} độ cộng sản. Nhờ cuộc bầu cử này, phe của Boris Yeltsin, cựu bí thư {nl}thành bộ cộng sản thủ đô Moscow, mới thắng lớn với chủ trương đa nguyên {nl}và tước bỏ những đặc quyền của đảng cộng sản (Xem The Collapse of {nl}Communism, trang 28, Times Books, Hoa Kỳ 1900). Ðảng cộng sản thấy nguy {nl}nên làm đảo chánh. Và người hùng cựu cộng sản gộc Boris Yeltsin đứng {nl}trên chiến xa chỉ huy cuộc phản công dẹp đảo chánh, dứt khoát quay lưng {nl}với cái chế độ tàn ác mà ông đã phục vụ, dù nó đã trọng hậu ông. Khi một{nl} vết nứt xảy ra, không ai biết sẽ có những biến cố dây chuyền nào xảy {nl}tiếp. Vì vậy đừng vội phán xét kẻo sẽ bị hố to. Hơn nữa, Lê Thị Công {nl}Nhân đã hy sinh tuổi trẻ, hạnh phúc và sự nghiệp (bị rút giấy phép hành {nl}nghề luật sư) để tranh đấu cho lý tưởng tự do dân chủ với một thái độ {nl}cương quyết, một lập trường không thay đổi. Chẳng nên vì vài câu nói {nl}thiếu sửa soạn, không rõ nghiã, mà vội xóa đi thành tích của một nữ lưu {nl}đã làm những việc mà nhiều đấng nam nhi không dám làm.
Trường {nl}hợp Linh mục Nguyễn Văn Lý có vẻ còn phức tạp hơn. Vừa được tạm tha và {nl}còn trong tình trạng sức khỏe bán tàn phế, LM Lý đã qúa "đắt khách" đến {nl}độ được phỏng vấn ngay khi vừa bước chân về tới Nhà Chung Huế. Những {nl}ngày kế tiếp là một chuỗi liên tục những yêu cầu phỏng vấn, lên tiếng {nl}trên các diễn đàn paltalk, điện thoại hỏi thăm và vấn kế của nhiều nhân {nl}vật, trong đó không ít người muốn có thành tích "đã được nói chuyện với {nl}Cha Lý" để khoe khoang. Sở dĩ vậy vì Cha Lý qúa nổi tiếng, chẳng những {nl}đối với người Việt mà còn đối với nhiều chính phủ và tổ chức quốc tế. {nl}Thế nhưng sóng gió đã nổi lên ngay sau câu trả lời phỏng vấn của Cha {nl}trên đài BBC. Cha nói:
… "Bao nhiêu người có tâm huyết, muốn thay{nl} đổi, nhưng thay đổi như thế nào? Nếu thay đổi mà tình hình xấu hơn cả {nl}Thái Lan, Indonesia, Philippines, thì thà cứ để yên cho đảng cộng sản {nl}đang còn giúp cho Việt Nam cũng có một vị trí trong cộng đồng Asean.
"Muốn{nl} để Việt Nam huy hoàng hơn, thăng tiến hơn, đạo đức hơn, có nền tảng {nl}vững chắc hơn thì tổ chức ấy phải hội đủ nhiều điều kiện lắm. Nếu như {nl}không, cũng chỉ mơ tưởng với nhau vậy thôi, còn trong thực tế, không thể{nl} thành công".
Kẻ nặng lời thì kết án LM Lý dối trá trong việc {nl}tranh đấu, hô dẹp cộng sản mà lại tuyên bố cứ để cho cộng sản tiếp tục {nl}cai trị, một mặt kêu gọi đấu tranh, mặt khác lại làm nản lòng thiên hạ {nl}khi cho rằng tranh đấu kiểu đang diễn ra thì thành công chỉ là mơ tưởng.{nl} Người nhẹ lời hơn hay khéo léo hơn thì vẫn cha con ngọt sớt rồi hạ một {nl}câu "cộng sản không mong gì hơn những điều Cha nói".
Tôi thấy {nl}những phản ứng trên vừa vội vàng vừa thiếu suy nghĩ. Tại sao không chịu {nl}hiểu câu đầu chỉ là một giả định, và có thể coi như một lời "nói dỗi" {nl}với ngụ ý: nếu các anh không đoàn kết bây giờ và cả mai sau thì chỉ tổ {nl}sinh ra xáo trộn, thà để cho cộng sản tiếp tục cai trị cho rồi. Nghĩ cho{nl} kỹ, điều này rất chí lý. Bây giờ không đoàn kết, cứ chia năm xẻ bẩy, {nl}làm sao thắng được cộng sản? Mai ngày khi hết cộng sản, nếu vẫn chia rẽ,{nl} vẫn giành nhau chiếu trên chiếu dưới, vẫn coi quyền lợi và tự ái hão {nl}của cá nhân mình và đoàn thể mình lớn hơn quyền lợi và danh dự của đất {nl}nước, thì dẹp cộng sản có lợi gì, vì mình cũng cư xử giống họ? Tốn công,{nl} tốn sức và có khi tốn cả xương máu một cách vô ích. Ðất nước cũng chẳng{nl} tiến thêm. Nhân dân cũng chẳng hạnh phúc hơn. Vậy phải coi đây là một {nl}lời cảnh cáo nặng nề đối với tệ nạn chia rẽ.
Câu tiếp theo là một{nl} lời khuyên rất tích cực; phải có một tổ chức đấu tranh hội đủ điều kiện{nl} để xây dựng một nước Việt Nam huy hoàng. Nếu chỉ nói và mơ, thì còn lâu{nl} mới thắng được cộng sản.
Người ta không thể nghi ngờ sự thay đổi{nl} lập trường của LM Nguyễn Văn Lý, nhất là sau lời khẳng định của Cha nói{nl} với Bà Phó Ðại Sứ Hoa Kỳ ngày 24-03-2010: "Qúy vị cố gắng giúp chúng {nl}tôi tẩy chay cuộc bầu cử Quốc hội cộng sản năm 2011 cho thật hiệu qủa. {nl}Ðây là một hình thức dân chủ giả hiệu và áp đặt, hoàn toàn không giống {nl}như các cuộc bầu cử quốc hội ở những nước dân chủ tự do…" Ðã hạ quyết {nl}tâm tẩy chay cuộc bầu cử quốc hội "cuội" thì làm sao còn có thể muốn chế{nl} độ cộng sản tồn tại? Ý kiến về quốc hội CSVN giữa LM Nguyễn Văn Lý và {nl}LS Lê Thị Công Nhân cũng không mâu thuẫn nhau. LS Công Nhân muốn quốc {nl}hội phải hoàn toàn của nhân dân và vì nhân dân. LM Lý thì không muốn có {nl}một quốc hội bù nhìn, tay sai của đảng. Sự khác biệt duy nhất là LM Lý {nl}dứt khoát tẩy chay quốc hội, trong khi LS Công Nhân thì nói cứ để quốc {nl}hội sinh hoạt và làm cho nó khá lên (biết đâu có lúc phải dùng bù nhìn {nl}để thỉnh tượng giát vàng?). Sự khác biệt ý kiến về tiểu tiết và vô hại {nl}càng chứng tỏ những người tranh đấu ở trong nước đã có tinh thần đa {nl}nguyên, trọng tự do tư tưởng và tự do phát biểu của nhau. Xin các chuyên{nl} gia đánh võ mồm ở hải ngoại đừng bắt họ phải mặc đồng phục.
LM {nl}Nhuyễn Văn Lý đã vào tù ra khám 4 lần, tổng cộng gần 17 năm, đến nay vẫn{nl} chưa được tự do hoàn toàn. Cha vẫn kiên cường theo đuổi lý tưởng và mục{nl} tiêu của mình dù bị đầy dọa khiến sức khỏe suy yếu. Bây giờ lại phải {nl}chịu thêm những lời mai mỉa, chỉ trích, xuyên tạc của phe ta, và chắc {nl}chắn cũng có phe địch ném đá dấu tay, vậy mà Cha vẫn hiên ngang đi trên {nl}con đường đã vạch. Nếu đất nước Việt Nam có thêm nhiều những Nguyễn Văn {nl}Lý, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Ðài, Nguyễn Xuân Nghiã, Trần Anh Kim, {nl}Trần Duy Thức, Phạm Thanh Nghiên, Trần Khải Thanh Thủy…thì đảng cộng sản{nl} sẽ mau tới ngày tiêu vong.
Ðối với những người ưa chỉ trích, bắt{nl} bẻ, có thể họ có tinh thần cảnh giác qúa cao độ, nhưng chắc chắn cũng {nl}có một số người mà tôi đã từng gọi là những người ngồi từ xa ở một chỗ {nl}an toàn để chấm điểm những người đang trực diện đương đầu với sói lang. {nl}Họ muốn những người khác phải nói và làm như ý họ muốn. Làm khác là phản{nl} bội, là cuội. Họ chống cộng sản độc tài nhưng bắt mọi người phải sắp {nl}hàng đi theo lề phải, theo lệnh còi của họ, chẳng khác gì cộng sản. Họ {nl}phải hiểu rằng những người đấu tranh ở trong nước không phải là những {nl}chính trị gia chuyên nghiệp, biết uốn lưỡi tuyên bố thích hợp với mọi {nl}hoàn cảnh, làm vừa lòng mọi người. Những nhà tranh đấu này không có {nl}những cố vấn và thầy dùi ở bên cạnh để nhắc nhở cách ăn nói và ứng xử. {nl}Họ phải tự biên tự diễn và tùy cơ ứng biến giữa những hoàn cảnh vô cùng {nl}khó khăn. Khi cứng khi mềm với cộng sản cũng chỉ là chiến thuật giai {nl}đoạn, miễn giữ đúng hướng đi. Có thể sẽ có một ngày họ phải ngồi với {nl}cộng sản, điều đình với cộng sản, thỏa hiệp với cộng sản trong trường {nl}hợp không đạt được một chiến thắng dứt điểm, lúc đó có ai dám kết tội họ{nl} là "đi với cộng sản" hay không? Vì vậy nếu chưa hiểu rõ hoàn cảnh và {nl}tâm tư của nhau thì chưa nên phán xét. Người ở ngoài chỉ có thể đóng vai{nl} trò yểm trợ tinh thần, vật chất, vận động ngoại giao, nói giùm người bị{nl} bịt miệng, đóng vai trò hậu phương yểm trợ tiền tuyến, không thể đòi {nl}chỉ đạo người trong nước và càng không thể làm công việc vùng dậy để lật{nl} đổ bạo quyền. Vì vậy chúng ta hãy khiêm tốn nhìn cho đúng vị trí và khả{nl} năng hành động của mình. 85 triệu dân trong nước đứng trước đầu sóng {nl}ngọn gió mới là những tác nhân chính. Trong đó có những ngôi sao nổi lên{nl} để trở thành những người lãnh đạo. Chúng ta có bổn phận phải khuyến {nl}khích, nâng đỡ và bảo vệ những người này.
{nl}{nl}
Posted on 07 Apr 2010
[
print ]
FreeVietNews