{nl}{nl}{nl}
Tin Sacramento - Chuyến viếng thăm chính thức của phái đoàn {nl}Quốc Hội Cộng sản Việt Nam đến Quốc Hội Tiểu Bang California vào ngày {nl}hôm qua đã bị hủy bỏ tại Hạ Viện, và gặp phải sự phản đối của khoảng {nl}một nửa số nghị sĩ tại Thượng Viện. Phái đoàn do bà Lê Thị Thu Ba, chủ {nl}nhiệm Ủy Ban Tư Pháp Quốc Hội Cộng sản Việt Nam dẫn đầu. Dân biểu Trần {nl}Thái Văn cho biết ông đã viết thư ngay cho Chủ Tịch Hạ Viện Tiểu Bang {nl}John Perez ngay sau khi được biết phái đoàn Việt Nam sẽ được tiếp tại {nl}Hạ Viện. Ông đã giải thích với Dân Biểu Perez rằng sẽ hoàn toàn không {nl}đúng nếu một phái đoàn từ một chế độ toàn trị như vậy, lại được tiếp {nl}trang trọng ngay trong mùa lễ Tưởng Niệm 35 năm biến cố Tháng Tư Ðen. {nl}Chủ tịch Hạ Viện tiểu bang John Perez sau đó đã quyết định hủy buổi đón{nl} tiếp.
Tuy nhiên chương {nl}trình đón tiếp tại Thượng Viện Tiểu Bang vẫn diễn ra như dự trù. Cuộc {nl}tiếp xúc của Thượng Viện với phái đoàn Quốc Hội Việt Nam gặp sự phản {nl}đối của khoảng một nửa số nghị sĩ tiểu bang. Ngay trước khi phái đoàn {nl}này gồm 8 thành viên, được chính thức giới thiệu, Thượng nghị sĩ Lou {nl}Correa lên tiếng phản đối chỉ trích Hà Nội ngay tại phòng họp của {nl}Thượng Viện của Tiểu Bang, với phái đoàn Việt Nam đang đứng phía sau, {nl}ông Correa phát biểu rằng mặc dầu không thể ngăn chặn chuyến viếng thăm{nl} này, nhưng ông nghĩ rằng họ cần học tất cả các điều liên quan đến nhân{nl} quyền để hiểu chính quyền tiểu bang California đối xử với quyền tự do {nl}ra sao. Phát biểu xong, ông Correa rời phòng họp. Khoảng một nửa số {nl}nghị sĩ gồm hơn 20 người đa số là các nghị sĩ Cộng Hòa, cũng rời khỏi {nl}phòng họp để biểu lộ sự phản đối.
Trong khi 8 thành viên phái đoàn Cộng sản Việt Nam được giới {nl}thiệu tại Thượng Viện, thêm một số nghị sĩ khác cũng đứng dậy rời phòng {nl}họp. Hôm nay một phái đoàn khác cũng đã đến thăm nhà tù San Quentin là {nl}nơi thường thực hiện những vụ xử tử các phạm nhân của tiểu bang {nl}California. Phái đoàn này đến để nghiên cứu phương cách thực hiện những{nl} vụ xử tử hình các phạm nhân một cách nhân đạo hơn, thay vì theo phương{nl} cách xử bắn như hiện nay ở Việt Nam. Các tổ chức nhân quyền đã tố cáo {nl}Việt Nam là một trong những nước thực thi bản án tử hình nhiều thứ hai {nl}trên thế giới và chỉ thua sau có Trung cộng.(SBTN)
{nl}{nl}