Mực nước sông Mekong xuống thấp bất thường là tâm {nl}điểm chương trình nghị sự hội nghị. Những vấn đề khác được bàn tới là {nl}an ninh lương thực và kế hoạch phát triển của những quốc gia dọc sông {nl}Mekong. Nhiều khu vực dọc hạ lưu Mekong đang trải qua tình trạng khô {nl}hạn ngày một tồi tệ. Người dân ở Ubon Ratchathani, một trong bảy tỉnh {nl}của Thái nằm bên bờ Mekong đang đối mặt với nạn khan hiếm nước sinh {nl}hoạt, các vòi nước cung cấp cạn khô. Người dân ở làng Park Sang tại {nl}quận Na Tan phải dùng nước trong ao tù. Mỗi ngày họ phải chi 200 bath {nl}để mua nước sạch từ những người bán nước di động khiến cuộc sống càng {nl}trở nên khó khăn.
Trong {nl}khi đó trước thềm hội nghị thượng đỉnh, Trung Cộng tiếp tục phủ nhận {nl}những chỉ trích cho rằng, việc họ phát triển nhanh chóng hệ thống đập {nl}gây nên tình trạng nước sông xuống thấp kỷ lục.
{nl}
Ông Giả Kim Thành, phụ trách Ủy ban các đập lớn {nl}Quốc tế khẳng định những đập thủy điện tại quốc gia đông dân nhất thế {nl}giới không phải là nguyên nhân khiến mực nước sông Mekong xuống tới mức{nl} thấp kỷ lục. Họ Giả là lãnh đạo Ủy ban quốc tế Các đập lớn của Trung {nl}Cộng nói những đập thủy điện tại nước này không ngăn cản dòng chảy từ {nl}thượng nguồn sông Mekong xuống khu vực hạ nguồn. họ Giả thông báo Trung{nl} Cộng có 8 đập thủy điện đã hoặc sắp xây dựng xong trên sông Mekong, và{nl} nói những đập này xả nước trong mùa khô và giữ nước trong mùa mưa để {nl}giảm nguy cơ lũ lụt. Các dự án xây đập thủy điện lớn của Trung Cộng từ {nl}lâu đã trở thành chủ đề gây tranh cãi. Những người chỉ trích cho rằng {nl}những đập đó thường gây nên các vấn đề môi trường nghiêm trọng và hầu {nl}như không giúp ngăn chặn tình trạng lũ lụt, trong khi hàng triệu người {nl}phải rời bỏ nhà để nhường đất cho dự án xây đập.(SBTN)
{nl}{nl}