Tin Hua Hin - Trong lúc các nước trong vùng Ðông Nam{nl} Á sẽ tổ chức một hội nghị đặc biệt về sông Mekong tại thành phố Hua {nl}Hin ở miền Nam Thái Lan vào ngày hôm nay, những chuyên gia vẫn đưa ra {nl}những bản nghiên cứu về những đập thủy điện trên sông Mekong đang đe {nl}dọa an ninh lương thực cho toàn vùng. Nghề cá không chỉ là nguồn thu {nl}nhập quan trọng cho ngư dân địa phương mà còn có ý nghĩa sống còn trong{nl} việc đảm bảo an ninh lương thực khu vực. Sông Mekong cung cấp ngành {nl}công nghiệp cá nội địa lớn nhất thế giới. Theo Ủy ban sông Mekong, xấp {nl}xỉ 2.6 triệu tấn cá và những nguồn tài nguyên thủy sinh khác được thu {nl}hoạch mỗi năm, đạt giá trị ít nhất 2 tỉ mỹ kim Nếu tính về ngành công {nl}nghiệp thứ cấp, như chế biến và tiêu thụ cá, tổng giá trị kinh tế của {nl}nghề cá Mekong vào khoảng 6 đến 10 tỉ đô-la mỗi năm, đóng góp đáng kế {nl}vào kinh tế khu vực. Nghề cá không chỉ là nguồn thu nhập quan trọng cho{nl} ngư dân địa phương với rất nhiều người thuộc diện nghèo nhất của khu {nl}vực, mà còn có ý nghĩa sống còn trong việc đảm bảo an ninh lương thực. {nl}Thu nhập của hàng triệu ngư dân sống dọc theo dòng chảy của sông Mekong{nl} và các nhánh sông chính sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp khi việc đánh bắt cá{nl} sụt giảm. Khoảng 70% cá đánh bắt thương mại của sông Mekong là loài di {nl}cư khoảng cách xa. Việc xây dựng hệ Thống đập thuỷ điện trên dòng chính{nl} Mekong sẽ ngăn chặn con đường di cư này. Kinh nghiệm thế giới cho thấy{nl} các ảnh hưởng này khó có thể dùng công nghệ để giảm bớt, và ủy ban {nl}nhận định rằng ảnh hưởng từ các đập thuỷ điện trên sông Mekong sẽ là {nl}cái giá rất lớn với sức khoẻ, dinh dưỡng và an ninh lương thực của con {nl}người.
Thống kê này cho {nl}thấy hơn một nửa tiêu thụ đạm động vật của 60 triệu người hạ lưu Mekong{nl} đến từ công nghiệp cá của sông. Nghề cá sông Mekong không chỉ nuôi {nl}dưỡng các cộng đồng người sống dọc theo con sông, mà cung cấp thực phẩm{nl} cho cả người dân ở những thành phố và thị trấn lớn. Việc sụt giảm {nl}trong số lượng đánh bắt cá sẽ giảm bớt lượng cá cung cấp cho thị trường {nl}dẫn tới tình trạng khan hiếm và giá cả tăng cao, và cuối cùng là mức {nl}tiêu thụ cá xuống thấp. Các gia đình nghèo hơn sẽ đặc biệt khó khăn. {nl}Thay thế nguồn đạm từ cá hiện tại bằng các nguồn protein khác sẽ đắt đỏ{nl} hơn nhiều và đó là một thách thức trong tiêu dùng gia đình. Khi nguồn {nl}đạm từ cá là trung tâm dinh dưỡng cho con người tại khu vực Mekon thì {nl}việc giảm sụt lượng đánh bắt sẽ làm gia tăng tình trạng suy dinh dưỡng,{nl} vốn luôn là vấn đề lớn tại một số vùng trong khu vực. Do vây sức khoẻ {nl}con người sẽ bị giảm sút, tình trạng ốm đau bệnh tật trở nên phổ biến {nl}hơn, khả năng học tập tiếp thu kiến thức giảm, khả năng sản xuất gia {nl}đình giảm, nghèo nàn trở nên trầm trọng hơn. Cuối cùng vì những ảnh {nl}hưởng tiềm tàng với an ninh lương thực, dinh dưỡng và sức khoẻ con {nl}người, xây dựng các đập thuỷ điện trên dòng Mekong có thể đẩy lùi nỗ {nl}lực của chính phủ và các tổ chức quốc tế trong việc xoá đói giảm nghèo,{nl} đạt những mục tiêu Thiên niên kỷ. Ngoài ra còn có rất nhiều tác động {nl}khác được báo trước nếu hệ Thống đập thuỷ điện tiếp tục xây dựng trên {nl}sông. Theo ước tính chính thức, tổng cộng các đập sẽ tạo ra khoảng 600 {nl}cây số hồ chứa nước dọc sông Mekong, đòi hỏi việc tái định cư cho 88,000{nl} người.
Trung Cộng hiện {nl}đang có kế hoạch xây dựng tám đập thuỷ điện ở thượng nguồn Mekong mà họ{nl} gọi là sông Lan Thương. Tới thời điểm này, ba dự án đã hoàn thành. Dự {nl}án thứ tư, cũng là một trong những công trình thuỷ điện lớn nhất đại {nl}lục từ trước tới nay là đập Tiểu Loan bắt đầu đưa nước vào hồ chứa trong{nl} năm nay, và có ít nhất hai dự án khác đang trong quá trình xây dựng. {nl}Những dự án này sẽ thay đổi căn bản chu kỳ khô hạn và lũ lụt tự nhiên {nl}của sông Mekong, ảnh hưởng tới hệ sinh thái và sinh kế của hàng triệu {nl}người dân vùng hạ nguồn tại Miến Ðiện Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt {nl}Nam. Những tác động tới mực nước và nghề cá đã được ghi chép lại tại {nl}khu vực biên giới Thái Lan và Lào. Bất chấp như vậy, tiến trình xây {nl}dựng đập thủy điện vẫn diễn ra mà không hề có sự tham vấn của bất kỳ {nl}quốc gia vùng hạ nguồn nào nào, cũng như không có một đánh giá hoàn {nl}chỉnh về tác động của đập tới con sông và con người sống dọc theo sông.{nl} Suốt hai thập niên qua, quan ngại về những kế hoạch xây dựng đập nước {nl}lớn khắp vùng Mekong ngày một gia tăng.
Tháng 3 năm 2009, Liên minh Cứu Mekong đã bắt đầu một chiến {nl}dịch mới bảo vệ sông Mekong. Ðây là một mạng lưới gồm các nhóm hoạt động{nl} xã hội, các nhà học giả, báo chí, hiệp hội ngư dân, ngôn dân, những {nl}người dân bình thường từ các nước Mekong và cộng đồng quốc tế sẽ làm {nl}việc cùng nhau để bảo vệ dòng sông, tài nguyên của sông và sinh kế của {nl}người dân. Kể từ khi bắt đầu, Liên minh cứu Mekong đã thu thập được hơn{nl} 16m000 chữ ký của những người dân các nước Mekong và khắp thế giới, {nl}thúc giục các nhà lãnh đạo chính trị giữ nguyên dòng chảy của sông và {nl}theo đuổi chọn lực cung cấp điện ít tổn thất hơn.(SBTN)
{nl}{nl}