Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
TRUNG CỘNG NHƯỢNG BỘ TRÊN MỰC NƯỚC SÔNG MÊKÔNG
{nl}
Tin Hua Hin - Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên Ủy hội sông Mekong tổ chức tại Thái Lan vào tuần tới sẽ diễn ra trong bối cảnh mực nước sông Mekong đã xuống đến mức thấp nhất kể từ 20 năm qua. Hàng chục triệu người sống phụ thuộc vào con sông này bị thiếu nước sinh hoạt trầm trọng, mà nhiều người cho rằng nạn hạn hán hay đập thủy điện của Trung Cộng là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng nói trên. Trong hội nghị kéo dài 3 ngày từ ngày 2 đến ngày 5 tháng 4 tại thành phố Hua Hin ở miền nam Thái Lan, ủy hội sông Mekong được thành lập cách đây 15 năm, quy tụ bốn nước hạ nguồn sông Mekong, gồm Việt Nam, Thái Lan, Cam Bốt và Lào, nhưng tại cuộc họp thượng đỉnh đầu tiên của Uỷ hội sẽ có mặt Trung Cộng và Miến Ðiện, là hai nước khác có chung dòng sông Mekong cũng sẽ tham dự với tư cách quan sát viên.
Theo Uỷ hội cho biết bị tác động nặng nề nhất là miền Bắc Thái Lan, Bắc Lào và Nam Trung Cộng. Riêng tại vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam hiện cũng đang trải qua mùa khô hạn đến sớm hơn và kéo dài hơn mọi năm, nông dân đang phải đối phó với tình trạng ngập mặn ngày càng nghiêm trọng, có nguy cơ ảnh hưởng đến vụ mùa của vùng được coi là vựa thóc lớn nhất của Việt Nam. Các chuyên gia cho rằng , nguyên nhân chính của tình trạng mực nước sông Mekong xuống đến mức kỷ lục là do hạn hán, chỉ có một phần nguyên nhân là do các con đập của Trung Cộng trên thượng nguồn. Thế nhưng các tổ chức phi chính phủ ở Thái Lan vẫn cho rằng chính các con đập thủy điện của Trung Cộng đã khiến mực nước sông Mekong xuống thấp như vậy.
Chính phủ Thái Lan đã yêu cầu Trung Cộng hợp tác chặt chẽ hơn trên vấn đề quản lý nước trong mùa khô hạn. Cho tới nay Bắc Kinh vẫn bác bỏ mọi trách nhiệm trên vấn đề mực nước sông Mekong, nhưng theo thông báo của ủy hội trong tuần qua thì Trung Cộng đã đồng ý cung cấp các dữ liệu thủy văn từ hai đập Cảnh Hồng và Mạn Loan của nước này trên thượng nguồn sông Mekong. Trong bản thông cáo, ông Jeremy Bird là Giám đốc điều hành Uỷ hội sông Mekong cho rằng quyết định của Bắc Kinh sẽ giải tỏa mọi sự mập mờ trên vấn đề này và tạo thêm sự tin cậy cần thiết để giải quyết các vấn đề khác đang đặt ra cho các nước lưu vực sông Mekong, như an ninh lương thực và biến đổi khí hậu. Còn Bộ trưởng Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên của Thái Lan là Suwit Khunkitti, thì ca ngợi đây là một thắng lợi lịch sử kể từ khi thành lập Uỷ hội sông Mekong cách đây 15 năm.
Theo báo chí Thái Lan, việc Bắc Kinh đồng ý cung cấp dữ liệu về mực nước sông Mekong là kết quả cuộc hội đàm giữa một Phụ tá Ngoại trưởng Trung Cộng với Thủ tướng Abhisit Vejjajiva trong tháng này. Thật ra thì chính phủ Bangkok đã có thái độ kiên quyết với Trung Cộng dưới áp lực của các tổ chức phi chính phủ hay nói đúng hơn là của dư luận Thái Lan. Tuy Trung Cộng đã nhượng bộ phần nào, nhưng song song với hội nghị thượng đỉnh Hua Hin, những nhà hoạt động bảo vệ sông Mekong ở Thái Lan dự trù tổ chức một diễn đàn để thảo luận về khủng hoảng nước.
Ngay sau diễn đàn này, họ sẽ chuyển đến đại sứ Trung Cộng tại Bangkok một bức thư kêu gọi Bắc Kinh phải đảm nhận trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến nước mà các quốc gia hạ nguồn sông Mekong đang phải gánh chịu.(SBTN)