Tin Saigon - Bệnh nhân sốt rét nhập viện đang tăng {nl}tại Saigon và đã có trường hợp tử vong. Việc đẩy lùi sốt rét dù đã nằm {nl}trong chương trình mục tiêu quốc gia nhưng trong tháng 2, Bệnh viện {nl}Bệnh Nhiệt đới Saigon vẫn tiếp nhận đến 28 trường hợp sốt rét. Theo Phó{nl} khoa trưởng khoa Nhiễm Việt Anh, số bệnh nhân nhập viện có xu hướng {nl}gia tăng so với những năm trước. Một người cư ngụ tại Kontum trên đường{nl} về thăm người quen ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu bất ngờ lên cơn sốt. Các {nl}nhân viên y tế của cơ sở y tế địa phương chẩn đoán là sốt virus, nhiễm {nl}trùng nhưng sau 8 ngày điều trị không khỏi, anh được chuyển lên Bệnh {nl}viện Bệnh Nhiệt đới trong tình trạng ngưng thở và chết não. Dù được {nl}truyền dịch, lọc máu, hỗ trợ máy thở nhưng bệnh nhân vẫn tử vong. Các {nl}bác sĩ cho biết hầu hết bệnh nhân sốt rét nặng là do nhập viện trễ, một{nl} phần do bệnh nhân chủ quan nhưng không ít trường hợp các bác sĩ chẩn {nl}đoán sai. Cứ thấy bệnh nhân sốt, nhức đầu, ói mửa, giảm tiểu cầu là bác{nl} sĩ lại nghĩ là sốt virus, nhiễm trùng huyết mà không xét nghiệm máu {nl}tìm ký sinh trùng sốt rét.
Ngoài{nl} ra, bệnh sốt rét xảy ra ở những vùng rừng núi nên các bác sĩ thành thị{nl} dễ bỏ qua điều tra dịch tễ. Người mắc bệnh sốt rét do muỗi Anopheles {nl}đốt, truyền ký sinh trùng Plasmodium. Khi vào cơ thể, chúng có thể ủ {nl}bệnh trong 8 đến 40 ngày. Theo các bác sĩ, vào khoảng thời gian này có {nl}nhiều người dân đi công tác, làm ăn như dã ngoại, làm rẫy, khai thác {nl}lâm sản, xây dựng công trình ở các ở các vùng rừng núi có dịch bệnh sốt{nl} rét lưu hành như Bình Phước, Kon Tum, Gia Lai, Ðăk Nông, Ðăk Lăk. Do {nl}đó bệnh dễ lan tràn và là một chứng bệnh rất nguy hiểm.(SBTN)
{nl}{nl}