Thái Hà, Chúa nhật ngày 21/03/ 2010, giáo xứ Thái Hà tổ chức tĩnh tâm {nl}dành cho những người quan tâm bảo vệ sự sống và dâng thánh lễ cầu nguyện{nl} cho các linh hồn thai nhi cùng cha mẹ của các thai nhi.{nl}
{nl}Có khoảng gần ba trăm người đang làm việc trực tiếp và những anh chị em,{nl} quý ân nhân quan tâm đến việc bảo vệ sự sống đã có mặt trong ngày tĩnh {nl}tâm này.{nl}
{nl}8h, bước vào giờ tĩnh tâm anh chị em được xem hình ảnh thai nhi hình {nl}thành như thế nào trong lòng mẹ ngay từ khi mới thụ thai, sự phát triển {nl}cho đến ngày thai nhi được chào đời. Những đứa trẻ hết sức đẹp thơ khiến{nl} cho mọi người trong hội trường ai ai cũng mong ước có được đứa con như {nl}vậy.{nl}
{nl}Nhưng, khi những hình ảnh mà các “Con Người” này “bị giết chết” được {nl}thay thế. Lòng người bỗng chùng lại, sót xa. Có thai nhi bị cắt ra tan {nl}nhát, những thai nhi lớn tháng bị ép ra thì thâm đầu, người đen, bầm {nl}dập…{nl}
{nl}Trong giờ tĩnh tâm, linh mục Phôrô Nguyễn Văn Khải chia sẻ với anh chị {nl}em tầm quan trọng của việc bảo vệ sự sống mà anh chị em và nhiều người {nl}đang bảo vệ trong xã hội. Ðó là những việc làm vô cùng cần thiết cho {nl}cuộc sống của xã hội chúng ta. {nl}
{nl}Cha Khải cũng chia sẻ về những hệ lụy, những đau khổ, dằn vặn lương tâm {nl}của mỗi con người khi thực hiện tội ác này và sự xuống cấp trầm trọng {nl}của xã hội ở nhiều mặt trong một tương lai gần nếu chúng ta không kịp {nl}thời bảo vệ sự sống.{nl}
{nl}Trong tâm tình tĩnh tâm mùa Chay, rất đông anh chị em sám hối những lỗi {nl}phạm và can đảm đên để giao hòa với Chúa. {nl}
{nl}10h, Thánh lễ đồng tế do cha Brunô Phạm Bá Quế trưởng ban Bác Ái Xã Hội {nl}TGP Hà Nôi – Caritas, cùng dâng thánh lễ có cha Bề trên Matthêu Vũ Khởi {nl}Phụng, cha Giuse Nguyễn Văn Phượng và khoảng hơn một nghìn người tham dự{nl} thánh lễ cầu nguyện đặc biệt cho bảo vệ sự sống.{nl}
{nl}Trong bài chia sẻ cha Bề trên rất xúc động khi nói về hiện tình phá bỏ {nl}sự sống của các thai nhi trong xã hội. Hành động phá thai là một “bạo {nl}lực âm thầm” của con người. Ngay từ sự sống ban đầu của thai nhi, của {nl}dòng máu huyết thống trong tương quan gia đình, máu mủ mà còn bị giết {nl}chết thì nói gì tới tương quan xã hội. Phá thai là một bạo lực âm thầm {nl}và việc này đang diễn ra một cách công khai chưa nói đến là có sự khuyến{nl} khích, ấy vậy, từ bạo lực âm thầm này sẽ dẫn đến bạo lực xã hội mà gần {nl}đây chúng ta đang thấy, nguy hiểm hơn là ở tuổi học sinh.{nl}
{nl}Cha Bề trên hết lòng kêu gọi tất cả chúng ta hãy từ bỏ những tội lỗi, {nl}sám hối và nghe theo tiếng Chúa. Từ bỏ và quên đi con đường cũ mà một {nl}lòng, một trí dấn bước trên con đường mới, con đường trong Thiên Chúa.{nl}
{nl}Cuối lễ, cha trưởng ban BAXH TGP Hà Nội tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến cha Bề{nl} trên, quý cha trong dòng cùng cộng đoàn giáo xứ Thái Hà đã luôn quan {nl}tâm và dấn bước trong công cuộc bảo vệ sự sống. Mặc dù nhà dòng chật hẹp{nl} vì đã mất nhiều đất những quý cha vẫn tạo điều kiện hết sức cho các {nl}nhóm có cơ sở để hoạt động tốt.{nl}
{nl}Thánh lễ kết thúc, các cha đồng tế và cộng đoàn tiến về dưới chân Mẹ Nữ {nl}Vương Công Lý nguyện xin Mẹ thương nhận 57 thai nhi trong cung lòng ái {nl}tuất của Mẹ.{nl}
{nl}Lời hát “Mẹ ơi con muốn làm người” thiết tha nài van được sống của thai {nl}nhi vang lên trong lời cầu nguyện khiến cho giọt nước mắt xót xa thương {nl}cảm lăn dài trên những đôi gò má khác nhau.{nl}
{nl}Hiện nay, theo báo cáo thống kê chính thức hàng năm Việt Nam có khoảng {nl}1,2 đến 1,6 triệu ca phá thai. Hàng tuần, nhà thờ Thái Hà đã an táng {nl}khoảng từ 50 đến 70 thai nhi lớn, nhỏ bị giết chết. Vậy thiết nghĩ những{nl} con số phá thai không được thống kê phải là bao nhiêu?. Tội ác phá thai{nl} là một nguyên nhân chính hủy diệt sự sống, làm băng hoại đạo đức, gây {nl}bất ổn xã hội.{nl}
{nl}Dưới chân Mẹ, cộng đoàn khẩn nguyện xin Mẹ đoái thương các thai nhi và {nl}cầu xin Mẹ mau ra tay cứu giúp để con người chấm dứt ngay tội ác phá {nl}thai này.{nl}
Paulus Lê Sơn CTV chuacuuthe.com{nl}
{nl}
xem thêm hình...
{nl}{nl}