Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
HÀNG NGÀN NGƯỜI ÐƯA TIỄN NHÀ THƠ HỮU LOAN
{nl} Tin Thanh Hóa - Hàng ngàn người đã theo chân gia đình đưa tiễn cố thi sĩ Hữu Loan về lòng đất mẹ vào hôm thứ bảy vừa qua ở quê ông tại làng Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Theo một bản tin của báo chí trong nước, lễ phát tang nhà thơ được tiến hành vào sáng thứ sáu, và chiều cùng ngày hàng ngàn người dân xã Nga Linh cùng bạn bè thân quyến đã tiễn đưa cố nhà thơ Hữu loan về nơi an nghỉ cuối cùng. Nhà thơ Hữu Loan sau một thời gian bệnh hoạn một phần cũng do tuổi cao, sức yếu, ông đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 19 giờ ngày thứ Năm tại nhà riêng, hưởng thọ 95 tuổi. Sự ra đi vĩnh viễn của ông để lại trong lòng người Việt Nam dù trong hay ngoài nước một sự xúc động sâu xa. Cuộc đời của ông gắn liền với cuộc đấu tranh giành độc lập từ tay thực dân Pháp rồi sau đó bị Cộng sản trù dập qua vụ án Nhân Văn Giai Phẩm cho tới gần hết đời. Dù ở hoàn cảnh nào, ông luôn luôn chứng tỏ là một kẻ sĩ, không hề khuất phục cường quyền bạo lực.
Một trong những bài thơ của ông trở thành bất tử, bài Màu Tím Hoa Sim bắt nguồn từ cái chết của người vợ trẻ khi ông đang trên đường hành quân kháng chiến, được các người lính Vệ Quốc Quân chép tay truyền tụng lén lút mà mãi khi Cộng sản Việt Nam chiếm được miền Bắc năm 1954, bài thơ này mới được in lần đầu tiên trên tờ tập san Trăm Hoa năm 1956 do thi sĩ Nguyễn Bính chủ trương. Rất ít báo trong hệ thống báo chí của nhà nước Cộng sản Việt Nam đưa tin Hữu Loan qua đời, dù có thể rất nhiều người trong số họ công nhận thi tài và tầm ảnh hưởng lớn lao của ông trong nền văn chương Việt Nam thế kỷ thứ 20.
Những năm gần đây, nhà thơ Hữu Loan trả lời các cuộc phỏng vấn của những người từ hải ngoại đã thuật lại cho thấy ông sống ra sao, làm sao tồn tại từ mò cua bắt ốc, đập đá, kéo xe trong khi vẫn phải đối phó với các trò khủng bố của chế độ. Sau đây mời quý vị cùng theo dõi một đoạn phỏng vấn ngắn với nhà thơ Hữu Loan được một thân hữu của SB-TN thực hiện vào tháng 3 năm 2000, để tưởng nhớ đến nhà thơ danh tiếng này:
Bún bò Huế Cho bún vô tô, bày thịt, huyết trên mặt bún, chan nước soup lên, xong bỏ hành tây, hành lá, rau răm xắt nhỏ, và ngò lên trên. Dọn ra với dĩa rau giá, bắp chuối, rau muống, vài lát chanh, và 1 ít mắm tôm.