Trong một tin khác, một bài bình luận của báo điện {nl}tử của quân đội Trung Cộng Tân Quân Sĩ tức Xinjunshi có tính cách bắn {nl}tiếng dò phản ứng hay đe dọa đối với Việt Nam khi nói nếu như Bắc Kinh {nl}muốn tăng cường hơn nữa ôsự có mặtọ của mình tại khu vực biển Ðông thì {nl}cần phải bố trí máy bay chiến đấu hiện đại nhất của mình hiện nay là {nl}J11 trên đảo Phú Lâm trong thời gian tới. Bài viết nói hiện nay Trung {nl}Cộng mới chỉ bố trí một lực lượng không quân nhỏ trên đảo Hải Nam, {nl}trong đó bao gồm một lực lượng máy bay chiến đấu J8. Chính vì thế giới {nl}chức quân sự nước này cho rằng điều này chưa thực sự thể hiện rõ quyết {nl}tâm giữ vững chủ quyền trên biển của quốc gia này. Do đó việc tăng {nl}cường lực lượng máy bay chiến đấu hiện đại J11B và JH7A, máy bay tiếp {nl}dầu tại khu vực Biển Ðông nhất là trên đảo Phú Lâm trong thời gian tới {nl}là việc làm hết sức cần thiết. Với bán kính tác chiến của J11B là 1500 {nl}cây số và của JH7A là 1650 cây số hoàn toàn có thể bao phủ toàn bộ Biển{nl} Ðông, qua đó tăng cường khả năng khống chế khu vực này của hải quân {nl}Trung Cộng.
J8 là loại {nl}máy bay nghênh cản Trung Cộng sản xuất dựa trên mô hình Mig-21 của Nga.{nl} Chiến đấu cơ đa năng J11B là phiên bản dựa trên chiến đấu cơ Sukhoi {nl}SU-30MK2 được trang bị để chống hạm và các hoạt động không chiến. Cả {nl}hai loại máy bay này được coi như nòng cốt của không quân và hải quân {nl}Trung Cộng. Khi Trung Cộng biến đảo Phú Lâm và đặt tên lại là Vĩnh {nl}Hưng, trong quần đảo Hoàng Sa thành căn cứ hải quân và không quân quan {nl}trọng, điều này cho thấy họ nhất quyết khống chế toàn diện biển Ðông, {nl}không những chỉ uy hiếp Việt Nam mà vươn tới khống chế quân sự toàn {nl}diện vùng biển Ðông Nam Á. Nhờ đó họ chiếm toàn bộ quyền lợi kinh tế {nl}thủy sản, tiềm năng dầu khí dưới lòng biển và khống chế hải trình khu {nl}vực này của thế giới.(SBTN)
{nl}{nl}