Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Ðan Mạch: Thắp nến cầu nguyện cho Giáo Hội và Quê Hương Việt Nam
VietCatholic News
SOLIDARITETS SØNDAG” Chúa Nhật Hiệp Thông
ÅRHUS – ÐAN MẠCH 14 – 03 – 2010 -- Một ngày Chúa nhật đẹp tươi, dưới bầu trời chan hoà ánh nắng đầu xuân, nườm nươp từng lớp người tiến về ngôi thánh đường Công Giáo Vor Frue Kirke trên con phố nhộn nhịp mang tên Rysegade 26 8000 Århus C.
Theo quyết định của Hội Ðồng Giáo xứ Århus và với lời kêu gọi của Cộng Ðoàn Công Giáo Việt nam.... một ngày Chúa nhật 14-03 2010 được dành trọn cho Việt nam, trong cả 3 thánh lễ trong ngày, để cùng hiệp thông cầu nguyện cho giáo cứ Ðồng Chiêm nói riêng và Giáo Hội cùng quê hương Việt Nam nói chung...Ban tổ chức chủ lực là Cộng Ðoàn Công Giáo Việt Nam cộng tác cùng những tổ chức, hội đoàn và những cánh chim Việt tha hương....
Ðiểm nỗi bật trong ngày Người chủ xướng và Chủ tế chính là Cha Chánh xứ Herbert K. cùng với sự đồng tế của Cha Meister... và Cha Nguyễn Minh Quang....
Lý do chủ xướng lên một ngày hiệp thông cho Việt nam được Cha Herbert K. trình bày: ”…Tôi nghĩ rằng Chúng ta sống không chỉ cho riêng mình, chúng ta có đầy đủ kể cả tự do tôn giáo; Chúng ta cần phải hiệp thông cùng với anh em của chúng ta sống tại những nơi không có được quyền sống với đức tin của mình; và hơn nữa tại giáo xứ chúng tôi có một cộng đoàn người việt công giáo, họ sống đạo rất sốt sắng và có tổ chức; Vì thế tôi nghĩ rằng cần phải hiệp thông cùng với anh em của chúng ta đang bị bách hại dưới ách thống trị của nhà cầm quyền CSVN.... .
Chúa nhật là một ngày thánh, ngày của hy vọng, ngày của ánh sáng và Chúa nhật là ngày mà hầu hết tất cả giáo dân công giáo đều đến nhà thờ để cùng dâng thánh lễ... ở Việt nam cũng thế. thế nên tôi nghĩ rằng trong các thánh lễ chúa nhật này đều hiệp thông dâng lời cầu nguyện cho những người đang bị bách hại về đạo giáo, họ không thể có được quyền nói như chúng ta ở Ðan mạch, vì thế tôi nghĩ tốt nhất là Chúa nhật... ” ( Cha chánh xứ Herbert K.).
Thánh lễ 10 giờ được xem là thánh lễ tập trung.... Khuôn viên thánh đường không còn một ghế trống, kẻ đứng người ngồi kín mít cả lối đi... Với sự ước lượng của nhiều người, tổng số có thể vượt quá 500 người, gồm cả dân bản xứ Ðan Mạch và nhiều sắc dân các nước khác cùng người Việt nam từ khắp mọi nơi tụ họp về. Không chỉ có giáo dân công giáo mà có cả sự tham dự của đồng hương từ các tôn giáo bạn các thành viên từ những hội đoàn, từ các cụ cao niên, các bậc trung niên đến các em nhỏ còn bế trên tay đều hướng về Việt nam trong thinh lặng nguyện cầu. .Những ánh mắt cảm thông, những bắt tay thân thiện, những lời hỏi thăm trìu mến như xoa dịu nỗi đau và vết thương đang rỉ máu của người Việt nam và dân tộc Việt nam... với hiện tình đất nước.
Thánh lễ được bắt đầu lúc 10 giờ với lời mở đầu của Cha Herbert, lời kinh tiếng hát cùng những làn hương trầm bay lên Thiên Chúa Tối Cao; nghi thức thánh lễ hướng lòng mọi người lên cùng Chúa...dâng lên Ngài cõi lòng hiệp thông với giáo hội và dân tộc Việt nam... cùng với của lễ toàn thiêu là chính con một Thiên Chúa. Thánh lễ diễn ra bằng tiếng Ðan mạch... Tuy nhiên những giòng nhạc thánh ca Việt nam cũng được cất lên với những tác phẩm được viết riêng cho biến cố Ðồng Chiêm của nhạc sĩ trẻ Việt nam tại Århus – Ðinh Brothers. Bài Phúc Âm trong thánh lễ cũng được đọc bằng 2 ngôn ngữ: Ðan ngữ và Việt ngữ...
Lời thuyết giảng hùng hồn của Cha Nguyễn Minh Quang với sự phối hợp tuyệt vời hài hoà những nét nỗi bật trong hai hình ảnh: một của ” Ðứa con hoang đàng” trong phúc âm, trụy lạc trong lỗi tội với hình ảnh của ”những người con vô thần cộng sản” của tà quyền phản Chúa lừa dân...
Một tấm hình có thể nói lên vạn lời... không ai là không khỏi bùi ngùi xúc động khi ban tổ chức cho chiếu trên màn ảnh được dựng ngay trên cung thánh, những khúc phim thời sự về biến cố Ðồng Chiêm bị đàn áp dã man với sự đập phá biểu tượng thiêng liêng của đức tin Công Giáo – Thánh Giá Chúa Giesu trên đỉnh núi Thờ, cùng với sự đổ máu của giáo dân vô tội hứng lấy những cơn mưa đòn vọt, những làn gió hơi cay khí độc từ lực lượng công an được trang bị võ trang hùng hậu...
Tiếp theo là nghi thức thắp nến, chẳng mấy chốc cả thánh đường ngời sáng lên bởi những ánh nến lung linh trên tay mọi người chuyền tay nhau chuyển lửa. ..với ước nguyện hoà cùng ánh sáng Chúa Thánh Thần sẽ xua tan những áng mây đen tối của tà quyền đang bao trùm Việt nam.
Cùng với làn hương trầm mọi người đều hướng lòng dâng lên Thiên Chúa Chí Tôn những ước nguyện thầm kín và lời nguyện giáo dân được đọc lên với 2 ngôn ngữ Ðan và Việt:
”…..Cầu nguyện cho những nạn nhân chịu cảnh tù đày, đặc biệt cho những nạn nhân tại Ðồng Chiêm đã làm chứng cho sự thật, các nạn nhân cùng gia đình đã phải trực tiếp chịu đựng những đau khổ về thể xác và tinh thần, rất nhiều người còn phải trong vòng lao lý. Xin Chúa luôn đồng hành với họ và xoa dịu những nỗi đau, giúp họ có thêm sự can đảm và sự kiên vững.
…..Cầu nguyện cho người dân Việt – Con dân đất Việt đã bao nam mất đi quyền tự do của con người, quyền tự do mà chính Thiên Chúa Tình Yêu đã ban cho mỗi người trên trái đất này. Xin Chúa Thánh Thần soi sáng để tất cả thấu hiểu được lòng yêu thương vô bờ bến của Thiên Chúa đối với con người, để họ luôn tôn trọng lẫn nhau.
…..Cầu nguyện cho Giáo Hội: Giáo Hội Việt Nam trong bao năm qua đã phải gánh chịu những áp bức, bất công và chia rẽ. Xin cho Giáo Hội luôn biết đồng hành với dân tộc và Giáo Hội hoàn vũ. Cầu cho các tu sĩ nam nữ, linh mục giám mục Việt Nam, những người chu mệnh trực tiếp hướng dẫn dân Chúa, Xin cho các Ngài lòng đạo đức, sự khôn ngoan và lòng can đảm để phục vụ dân Chúa.
…..Cầu nguyện cho nhà cầm quyền, những người có trách nhiệm đối với đất nước sớm nhận ra những lầm lỗi của họ đối với các tôn giáo, đối với đất nước, đối với người dân, để họ sửa đổi vì lợi ích của đất nước và người dân…” (lời nguyện giáo dân)
Sau phần dâng lời nguyện là phần quan trọng nhất trong thánh lễ là phần dâng của lễ toàn thiêu....Thánh lễ được tăng thêm phần long trọng với những bài thánh ca Ðan mạch và Việt nam, nhất là những ý nhạc viết về biến cố Ðồng Chiêm của Ðinh Brothers như những giọt châu rơi tưới lên những đoá xuân buồn đang khoe một màu tang trắng…
Trước khi thánh lễ được kết thúc là tiếng nói từ ban đại diện Cộng Ðồng trên toàn Ðanmạch – Ông Trần Văn Trí. Và lời cảm tạ của chủ tịch Cộng Ðoàn – Bà Nguyễn Kim Hương.
Sau khi Cha ban phép lành… những cánh cổng thánh đường được mở rộng để tiễn bước mọi người dời sang hội trường giáo xứ, nơi đã được ban tổ chức chuẩn bị chu đáo từ tranh ảnh, tài liệu triển lãm và tiếp đón mọi người với cà phê, bánh ngọt, bánh mì thịt, chả giò ngào ngạt hương vị quê hương... Quan khách vừa thưởng thức những món ăn thuần túy Việt nam vừa đưa những ánh nhìn theo những hình ảnh, tài liệu về hiện tình Việt nam đang bị chà đạp nhân quyền, bóp nghẹt tư do, dập tan những hạt mầm nảy sinh hoa dân chủ...
Những đoạn phim tài liệu cũng được tiếp tục chiếu trên màn ảnh để mọi người theo dõi và thấu rõ hơn chi tiết tận tường...
Ngoài ra chương trình còn có phần văn nghệ cổ động với sự đóng góp của nhạc sĩ Trấn Quốc tại Århus. Với lời ca tiếng nhạc được Anh sử dụng như vũ khí đấu tranh hầu phá vỡ bức tường thông tin của Cộng Sản và hun đúc tinh thần đấu tranh và hiệp thông cùng Giáo Hội và Quê Hương Việt Nam. Hình ảnh Anh ngồi ôm đàn dưới chân núi Thờ sừng sững cây thánh Giá quấn vành khăn tang (được anh Khánh Hải dựng ngay trong hội trường), tiếng đàn của chính tác giả đệm theo những điệu hò Trấn Quốc và những ý nhạc đấu tranh cho Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền do chính anh sáng tác. .. là một trong những hình ảnh khó quên, để lại trong lòng mọi người ”một chút gì để nhớ”...
Trong bầu khí nhộn nhịp với những âm thanh từ mọi phía....Người thì bàn luận với nhau về tình hình đất nước qua những tranh ảnh được triễn lãm, kẻ thì hàn huyên tâm sự cùng những người thân và bạn bè lâu ngày không gặp... Chúng tôi thu được những tiếng nói từ nhiều phía:
Trước hết là tiếng nói của Cha Nguyễn Minh Quang:
Cha Quang: ”….rất là hạnh phúc, rất là vui khi được đến với tất cả những người Việt, đồng hương cũng như đồng đạo đến đây để cầu nguyện cho Quê Hương, cho Giáo Hội Việt Nam. Ðương nhiên rõ ràng là Giáo Hội cũng như Quê Hương chúng ta đang trải qua những cuộc khó khăn giữa Giáo Hội với nhà nước và chính quyền với nhau, thì chúng ta có bổn phận, những người Kito hữu chúng ta có trách nhiệm, hoặc những người Việt Nam chúng ta có trách nhiệm cầu nguyện, liên đới, cũng như nâng đỡ tinh thần cho họ cách này hay cách khác để một phần nào đó nói lên tiếng nói của chúng ta bênh vực cho sự thật, công lý cũng như tự do và hòa bình.”
VN:. .. và có những biện luận rằng về ”Thắp nến cầu nguyện” mình cứ làm đi rồi Trời sẽ giúp cho, chứ mình cứ ngồi đó mà cầu hoài…. thì phản biện của Cha như thế nào?
Cha Quang: ”... Khi mình là những người Kito Hữu thì mình phải tin vào những lời cầu nguyện của chúng ta, mặc dầu chúng ta không thể thấy kết quả của nó ngay trước mắt được, nhưng trong thực tế chúng ta vẫn thấy. Chính Chúa Giesu vẫn kêu gọi, và ngay cả hồi nảy đã nói trong thánh lễ, một trong những biện pháp ôn hòa, chứ không phải là bạo lực để mà phản đối họ, thì trong lời cầu nguyện của chúng ta, với sự hiệp nhất đó, đoàn kết đó, và tin rằng lời cầu nguyện đương nhiên sẽ được Thiên Chúa chấp nhận và ban cho quê hương và thế giới chúng ta được hoà bình như chúng ta hằng mong ước và cầu xin.”
VN: Cám ơn Cha rất nhiều và trước khi dứt lời thì Cha còn có những trăn trở gì có thể nói với con chiên của Cha cũng như những đồng hương…???
Cha Quang: ”...thì đương nhiên cũng như trăn trở của biết bao nhiêu người Việt, những người yêu hòa bình yêu công lý là muốn cho đất nước cho giáo hội và quê hương Việt Nam chúng ta cũng như nhiều đất nước khác trên thế giới sớm có một nền hòa bình và tự do đích thực, nơi mọi người có thể sống vói tinh thần tương thân tương ái với nhau một cách thật sự, sống với nhau không chỉ bằng những lời nói suông, nhưng sống bằng đời sống của mình, bằng những cử chỉ thân ái đó; mong rằng đất nước của chúng ta sớm có một nền hoà bình tự do đó nơi mọi người có thể nói lên tiếng nói, quan điểm của mình mà không sợ người khác, cũng như thực hành sống đức tin của mình mà không sợ hoặc không ai có thể ngăn cấm chúng ta được; Ðó là tự do của mỗi người dù chúng ta là ai trong một xã hội hoặc đất nước nào đó… (Cha Nguyễn Minh Quang).
Cảm nghĩ của vị cựu chủ tịch cộng đồng cũng như cộng đoàn qua nhiều nhiệm kỳ: Ông Vũ Ðình Riễn:
”...Tôi thấy những vụ xảy ra ở Việt Nam rất là đau thương, đau thương như Ðồng Chiêm bây giờ, như Hà Nội chẳng hạn, nhà thờ Chính Tòa Hà Nội cũng bị nhà cầm quyền đàn áp và nhiều nơi khác nữa; Ðó là cái mà chúng ta không thể làm ngơ được; Và dù rằng chúng ta không trực tiếp ở Việt Nam để mà tranh đấu với họ nhưng chúng ta có những lời nói để nói lên cho họ biết rằng họ đã dùng những áp lực đàn áp về tôn giáo là quá đáng. Theo tôi thì dù rằng nhỏ dù là lớn, chúng ta có tiếng nói nói lên sự chứng minh, dầu muốn dầu không thì cũng có một ích lợi cho người dân ở Việt Nam rất là nhiều… ở chỗ là chúng ta ở nước ngoài chúng ta cũng nhìn thấy những điều sai trái của Cộng sản đã dùng áp lực đàn áp nhất là về tôn giáo, không phải Công Giáo không mà nhiều tôn giáo khác cũng bị như thế. thành ra chúng ta ở nước ngoài chúng ta không nên làm ngơ, và chúng ta thấy những gì xảy ra thì chúng ta nên có tiếng nói để báo động không phải riêng đối với Việt Nam mà báo động trên toàn thế giới hiểu rằng nhà cầm quyền Cộng sản họ dùng những đàn áp như thế…” (Vũ Ðình Riễn).
Tiếp theo là tiếng nói của vị đương kim đại diện cộng Ðồng Công Giáo Việt Nam trên toàn Ðan Mạch: Ông Trần Văn Trí:
… Tôi đã theo dõi tình hình ở Việt Nam, nhất là về Ðồng Chiêm trong một thời gian rất là lâu trên internet. Tôi thật sự là ngạc nhiên và xúc động vì tôn giáo bị chà đạp, tự do của người dân trong nước bị giới hạn như vậy. Tôi rất xúc động khi thấy đến đây là một đất nước nhỏ nhoi như Ðan Mạch vùng Bắc Âu, người Việt từ gìà tới bé, không bất kỳ tôn giáo hay là tuổi tác tụ họp về ngày hôm nay tại đây có cả 5 – 600 người để hướng lòng về quê hương, cầu nguyện cho nhân quyền và tự do, nhất là tư do tôn giáo ở Việt Nam. Tôi rất là xúc động và vui mừng vì người Việt mình qua bao nhiêu thế hệ đã ý thức được trách nhiệm của mình đối với quê hương dân tộc đã tụ về đây cầu nguyện và hiệp lòng với nhau chia sẻ với nỗi đau của người dân Việt Nam đặc biệt là những người Công Giáo Việt Nam ở trong nước đã chịu đàn áp từ mọi phía. Thực tế không một tiếng nói, chỉ dùng ánh sáng và ánh mắt tin yêu mọi người tham dự đã nói lên cho thế giới thấy rằng một sức mạnh vô hình đang triển nở trong cộng đồng người Việt chúng ta. Ðó là tiếng nói không cần phải nói. Ðó là tiếng nói âm thầm nhưng mãnh liệt của tất cả những người Công Giáo, của người Việt Nam ở trên toàn thế giới. Khi thắp nến như vậy họ đồng lòng nói với nhau một tiếng rằng: Họ loại trừ tất cả những vũ lực, những đàn áp và họ ước mong một điều là Tự Do Dân Chủ cho quê hương Việt Nam…
…..Tôi sẽ tìm mọi cách với khả năng của tôi để quảng bá cho mọi người nhất là giới trẻ ý thức sâu sắc về hiện tượng, hoàn cảnh đau thương của đất nước và sẽ vận động bằng mọi cách để Việt Nam tiến đến Tự Do Dân Chủ và đất nước chúng ta được hòa bình giàu mạnh thật sự, cho quê hương Việt nam, cho dân tộc Việt Nam…” (Ông Trần Văn Trí)
Kế đến là tiếng nói của nhạc sĩ Trấn Quốc:
Trấn Quốc: ”…Mình thấy đó cũng là một điều tốt để cho giáo dân Ðan mạch ở đây biết được giáo dân ở Việt Nam đang bị Cộng Sản đàn áp, Việt Nam không có tự do tôn giáo. Nhiều người cũng là tay sai cho Cộng Sản hay là công cụ tuyên truyền của Cộng Sản, chẳng hạn như Nguyễn Cao Kỳ, ông ta vẫn nói Việt nam có tự do ngôn luận, mình thấy đâu có đâu, tự do tôn giáo cũng hoàn toàn không có, hoặc là những người nghệ sĩ ở nước ngoài trở về ca hát cũng là giúp cho Cộng sản tuyên truyền, thật sự ở Việt Nam không có đâu, chẳng hạn như cô luật sư Lê Thi Công Nhân, nhốt người ta 3 năm tù ra, rồi mới cho người ta ra mấy tiếng đồng hồ sau bắt lại để dằn mặt người ta không cho nói hay gì hết. Dịp này cũng để cho mọi người biết, cũng để cho đồng bào quê nhà biết được mình dù xa quê hương nhưng vẫn luôn luôn hướng về Ðồng Chiêm, hướng về quê nhà.
VN: Thưa Anh, Anh là một chiến sĩ đấu tranh với cách riêng của Anh, với ngòi bút và với giòng nhạc của Anh. Thì theo Anh với phương cách thắp nến cầu nguyện, nôm na là bất bạo động sẽ mang đến hiệu quả gì đối với hiện tình đất nước?
A.Trấn Quốc: Tôi thấy đấu tranh cũng có nhiều hình thức, đấu tranh như đốt nến, với tính cách tôn giáo, thì đương nhiên trong nhà thờ mình đốt nến, đó là về đạo, còn về đời thì mình phải đấu tranh bằng cách khác nữa; hình thức đốt nến cũng chỉ là hình thức thụ động thôi. Phải làm sao hợp tác với đồng bào trong nước để làm sao phải lật đổ được chế độ cộng sản. Tôi thấy có nhiều tổ chức kêu gọi đấu tranh mà nói không đụng gì đến thí dụ như những đảng viên bỏ đảng, thì đâu có được. Nếu đảng cộng sản còn thì không thể nào Việt Nam có độc lập tư do dân chủ được. Ngoài hình thức đốt nến, hình thức thụ động thì mình phải kêu gọi bằng nhiều hình thức, kể cả vấn đề IT, vi tính cũng có thể giúp được cho dân Việt Nam kể cả những người đảng viên cộng sản hiểu được. Nếu mà làm được cuộc cách mạng không đổ máu thì tốt, còn nếu không thì chắc cũng phải là như vậy cũng như câu của lãnh tụ Nguyễn Thái Học ngày xua đã nói: Hoa Tự Do phải tưới bằng máu…” (Trấn Quốc).
Và sau đây là tiếng nói của một thành viên trong tổ chức UBYT – PTDT TDDC cho VN: Anh Nguyễn Minh Hùng:
”...ja em tên là Hùng, Em nghĩ rất nhiều… Theo lời kêu gọi củaHội Ðồng Giáo Xứ Ărhus cũng như Cộng Ðồng Công Giáo Việt Nam tại Ðan mạch và Cộng Ðoàn tại Ărhus kêu gọi cho buổu cầu nguyện hôm nay, em thấy những việc em làm để đóng góp một tí xíu nào đó cho người Việt trong nước để nói lên những tiếng nói thay cho người trong nước. Em cảm thấy rất ý nghĩa đối với em, đối với cộng đồng Việt nam ở Ðan mạch.Em muốn nói với người trong nước: Tất cả mọi người hãy cố gắng và đừng SỢ- Hãy vượt qua nỗi Sợ để mang đến tự do tôn giáo cũng như dân chủ cho Việt Nam… ” (Nguyễn M Hùng).
Thêm một tiếng nói của một phụ nữ Việt từ một thành viên trong tổ chức UBYT- PTDT-TDDC cho VN: Chị Nhung:
”…Em là Nhung, Cảm tưởng của em về buổi lễ em rất là xúc động khi thấy bà con đông đảo đến tham dự thánh lễ để hiệp thông cầu nguyện cho Giáo xứ Ðồng Chiêm nói riêng và cho Giáo Hội Việt Nam, cho quê hương Việt Nam nói chung, thì em rất xúc động. Trong thánh lễ có nghi thức đốt nến nữa. Chị có thấy đấy, bây giờ Cộng sản đàn áp dân mình mà trong khi mình ở nước ngoài, mình cũng không quên người dân còn ở trong nước khổ như vậy… Cái đấy cũng là một cách gì đó mình làm để an ủi những người còn ở lại Việt nam…” (Nhung).
Và đặc biệt là tiếng nói của một tham dự viên người bản xứ. .. Ðan Mạch:
Dĩ nhiên tôi cảm nhận được qua hình ảnh xem được ngày hôm nay, đã làm cho tôi kinh ngạc về vụ việc quá bạo động so với sức tưởng tượng của tôi. Trước đây tôi đã không nghĩ rằng tình hình quá thảm hại đến như vậy, và qua hình ảnh thì người ta sẽ nhận diện ra được, rằng ở VN sự tự do tôn giáo chỉ được tôn trọng trong một phạm vi tối thiểu nào đó. Tôi thừa biết rằng ở một đất nước cộng sản, thì có rất nhiều sự cấm đoán, nhưng con người phải có một niềm tin tôn giáo, nhưng điều này chưa có được tại VN hiện nay. Ðìều trái ngược này thật đáng tiếc đã xãy ra trong khi nhiều quốc gia khác đang có chiều hướng xa lánh đất nước cộng sản, chẳng hạn như người ta thấy được một số thay đổi tại Trung Cộng, và dĩ nhiên tôi kinh ngạc là VN đang đi ngược lại.…
Tôi muốn nói rằng tôi nghĩ đến họ, và mong ước rằng họ sẽ sớm được tự do tôn giáo, như đất nước Ðan mạch, mặc dù đạo Thiên Chúa giáo là một tôn giáo nhỏ tại Ðan mạch, nhưng nơi đây luôn luôn cởi mở, và rộng mở điều kiện cho sinh hoạt Thiên Chúa giáo, và tôi kỳ vọng rằng, trong tương lai giáo dân người VN cũng sẽ được quyền lợi đó, và tôi cũng nghĩ rằng chính phủ sẽ nhìn thấy được, tự do tôn giáo là một điều quan trọng, bởi vì điều đó sẽ làm cho một quốc gia sống động và cởi mở, và cuối cùng họ sẽ cho thay đổi điều nào đó, theo một đường lối đúng đắng hơn…. (người bản xứ Ðan Mạch).
Chương trình được kết thúc vào chiều cùng ngày. ..mỗi người một tay dọn dẹp hội trường và ra về với những hành trang nặng trĩu những nỗi niềm hướng về quê hương Việt Nam cùng với niềm tin sắt đá và hy vọng những lời cầu nguyện của chúng ta được đoái nghe và những ngọn nến được thắp sáng hôm nay sẽ hợp cùng với ánh sáng Chúa Thánh Thần soi rọi vào một tương lai tươi sáng cho Việt Nam...