Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
RFI phỏng vấn cha Nguyễn Văn Lý
{nl} Linh mục Nguyễn Văn Lý được đưa về Tòa Tổng Giám mục Huế {nl}để điều trị trong 12 tháng
Theo tin từ Tòa Tổng Giám Mục Huế,{nl} Linh mục Thadeus Nguyễn Văn Lý đã được đưa về Nhà Hưu Dưỡng của Tổng {nl}Giáo Phận Huế để điều trị bệnh vào lúc 17h chiều ngày 15-3-2010. Chính {nl}quyền Hà Nội chỉ tạm đình chỉ thi hành án cho cha Lý trong 12 tháng, chứ{nl} không hoàn toàn trả tự do cho vị linh mục này.
Là một trong {nl}những người sáng lập khối 8406, phong trào đấu tranh cho dân chủ ở Việt {nl}Nam, cha Nguyễn Văn Lý đã bị nhà cầm quyền kết án 8 năm tù và 5 năm quản{nl} thúc trong phiên xử gây bất bình dư luận quốc tế khi công an bịt miệng {nl}cha Lý giữa tòa vào năm 2007 với tội danh "tuyên truyền chống Nhà Nước".{nl} Ðó là bản án mà cho tới nay cha Lý vẫn không công nhận, và ngài cũng {nl}không chấp nhận việc nhà cầm quyền chỉ tạm ngưng thi hành án thay vì hủy{nl} bỏ bản án này.
Theo lời cha Lý, việc đưa ngài về Tòa Tổng Giám {nl}Mục Huế để chữa bệnh là theo yêu cầu của gia đình và Tòa Tổng Giám Mục {nl}Huế, chứ ngài hoàn toàn không yêu cầu như vậy.
Dù rất mệt, nhưng {nl}Linh mục Thadeus Nguyễn Văn Lý vẫn vui lòng trả lời phỏng vấn các hãng {nl}tin quốc tế.
Sau đây là toàn văn bài phỏng vấn cha Thadeus {nl}Nguyễn Văn Lý của RFI:
RFI: Kính thưa cha Lý, nhân {nl}dịp cha vừa được chính quyền đưa về Tòa Tổng Giám Mục để có thể chữa {nl}bệnh tốt hơn thì trước hết xin cha có thể cho biết là cha có bất ngờ khi{nl} nhận được quyết định này không ạ?
- Cha Nguyễn Văn {nl}Lý: Trước hết là xin kính chào tất cả quý vị, bà con, bạn hữu. Tôi {nl}xin cảm ơn tất cả quý vị, bà con, bạn hữu đã thương, quan tâm, giúp đỡ {nl}tôi và gia đình tôi trong bao nhiêu năm qua. Vấn đề mà quý vị vừa mới {nl}hỏi đó thì tôi xin trả lời là: họ quyết định để đưa tôi về chiều hôm nay{nl} nhưng tôi mới biết chiều hôm qua thôi, còn diễn biến của công việc đã {nl}bắt đầu cách đây gần 4 tháng rồi. Tức là khi người ta vừa đưa tôi về Hà {nl}Nội điều trị lần thứ 3, thì khoảng nửa tháng sau người ta đã xúc tiến {nl}việc này với gia đình rồi. Tuy nhiên, nó qua nhiều thủ tục mà đến chiều {nl}hôm qua thì họ mới thông tin cho tôi biết. Quyết định này nhà nước Việt {nl}Nam làm căn cứ trên đề nghị của gia đình là không đề cập gì đến chuyện {nl}án tù của tôi cả, mà gia đình chỉ đứng trên quan điểm là tôi đang bị {nl}bệnh nguy cấp và đề nghị đưa về Nhà Chung Huế để có điều kiện điều trị {nl}tốt hơn. Chừng đó thôi. Gia đình chỉ đề nghị như vậy cách đây 3 tháng {nl}rưỡi. Và giả như người ta hỏi ý kiến tôi, thì tôi không đồng tình. Vì {nl}tôi cũng muốn điều trị như mọi người bình thường, nhưng mà điều trị với {nl}điều kiện là bình dị, thi hành án nhanh. Còn ở đây, người ta không thể {nl}đình chỉ thi hành án được, mà người ta chỉ có thể tạm đình chỉ thôi, và {nl}họ tạm đình chỉ trong 12 tháng. Nhưng vì gia đình đề xuất với nhà nước, {nl}thì tôi cũng để cho gia đình đề xuất. Giá như để cho tôi lựa chọn, thì {nl}tôi sẽ lựa chọn thà ở trong trại giam thêm 5 năm nữa cũng không sao.
RFI:{nl} Dạ thưa cha, tức là cha vẫn không công nhận cái bản án mà tòa án đã {nl}tuyên đối với cha?
- Cha Nguyễn Văn Lý: Vâng, cho {nl}đến bây giờ tôi vẫn không nhận bản án đó là một bản án công bằng và văn {nl}minh, và tôi không bao giờ nhận mình là phạm nhân. Suốt trong ba năm {nl}qua, tất cả các giấy tờ tôi đều ký là "Tù Nhân Lương Tâm, Linh Mục {nl}Công Giáo" của Tòa Tổng Giám Mục Huế. Không có một giấy tờ gì của họ{nl} có ghi chữ "phạm nhân" mà tôi không gạch bỏ chữ "phạm nhân" hết. Tôi {nl}luôn luôn gạch bỏ chữ "phạm nhân" và thay vào đó là chữ "Tù Nhân Lương {nl}Tâm", kể cả những cái giấy nhỏ như mua hàng căn-tin, hoặc là một cái {nl}phiếu khám bệnh, v.v, tôi cũng đều xác nhận như vậy. Và khi họ đưa tôi {nl}về Hà Nội điều trị thì tôi cũng đã xác định lập trường rõ: nếu quý vị {nl}coi tôi là một bệnh nhân thì tôi bằng lòng để quý vị điều trị; mà nếu {nl}quý vị coi tôi là một phạm nhân thì tôi xin khước từ. Bản án này tôi {nl}cũng không nhận là văn minh ở chỗ: tôi đã tuyên bố với họ nhiều lần rằng{nl} cách đây hơn 160 năm, ông Karl Marx ở London viết Tuyên Ngôn Ðảng Cộng {nl}Sản và Bộ "Tư Bản Luận" thì không bị bắt. Nếu như ông Karl Marx viết Bản{nl} Tuyên Ngôn Ðảng Cộng Sản mà bị bắt thì làm gì hiện nay mà có các đảng {nl}cộng sản trên thế giới; và ngày nay tôi cũng làm những công việc tương {nl}tự mà tôi lại bị bắt. Ðiều đó chứng tỏ rằng pháp luật Việt Nam về vấn đề{nl} này thì lạc hậu hơn cả thời Ðế Quốc Anh cách đây gần 200 năm. Và nhóm {nl}Nguyễn Ái Quốc khi hoạt động ở Pháp ra báo Le Paria (Người Cùng Khổ), cụ{nl} Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh, Phan Kế Tuyền và cả {nl}Nguyễn Tất Thành đều không bị bắt. Thế tại sao hôm nay, là sau những vị {nl}này cả gần một thế kỷ rồi, mà tôi cũng làm những công việc tương tự như {nl}vậy thì lại bị bắt?! Chứng tỏ rằng luật pháp của thực dân Pháp lúc đó {nl}vẫn văn minh hơn luật pháp của Việt Nam hôm nay. Và ngay tại đất nước {nl}Việt Nam này, thì bấy giờ ở Miền Nam hưởng được nền luật pháp của mẫu {nl}quốc, tức là của Pháp thì nhiều nhà yêu nước lúc đó kể cả cụ Huỳnh Thúc {nl}Kháng ra những tờ báo như tờ báo Tiếng Dân, tờ báo Tiếng Chuông Rè...vẫn{nl} được công khai. Và thực sự, lúc bấy giờ riêng vùng Miền Nam, Ðảng Cộng {nl}Sản vẫn được hoạt động công khai, miễn sao là không bạo động. Thì bây {nl}giờ sau gần cả trăm năm rồi, mà xét về mặt này thì Việt Nam đã đi thụt {nl}lùi, không bằng thời thực dân Pháp. Chính vì vậy mà tôi không chấp nhận {nl}bản án thiếu văn minh và không phù hợp với Công Ước Quốc Tế đó.
RFI:{nl} Dạ thưa cha, con cũng xin hỏi thêm về tình trạng sức khỏe hiện nay của {nl}cha thì cha cảm thấy như thế nào ạ?
- Cha Nguyễn Văn {nl}Lý: Hiện nay chân phải của tôi thì vẫn chưa cử động bình thường {nl}được. Bàn chân phải cứ trơ trơ ra thôi. Nhưng mà khi đi thì phải có một {nl}chiếc gậy hoặc một chiếc xe đẩy, hoặc là đi chập chững vịn tường, vịn đồ{nl} thì có thể đi được. Còn cánh tay phải thì hiện nay cũng có thể làm được{nl} một số việc nho nhỏ, nhưng mà như cầm bút để viết thì chưa được, cầm {nl}thìa để ăn cơm thì cũng tàm tạm thôi, vẫn run và vẫn lạng quạng. Còn {nl}riêng cầm bàn chải đánh răng vẫn cầm chưa được. Nhưng mà lần trước, khi {nl}tôi bị tai biến lần thứ 2 thì sau 3 tháng thì có thể làm những việc ấy {nl}được, còn bây giờ vì tới lần thứ 3 thì phục hồi chậm hơn, cho nên đến {nl}hôm nay là đã 4 tháng rồi mà những việc ấy vẫn làm chưa được.
RFI:{nl} RFI rất cảm ơn cha Lý đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn ngày hôm {nl}nay, và xin kính chúc cha được chữa bệnh chóng lạnh ạ, và nhanh chóng {nl}phục hồi sức khỏe.
- Cha Nguyễn Văn Lý: Xin cảm ơn{nl} quý vị rất nhiều !