Tin Cần Thơ - Mộ phần linh mục Phanxicô Trương Bửu Diệp được di dời{nl} tới một nơi mới khang trang hơn trong một nghi thức trọng thể vào tuần{nl} qua, với sự chủ tọa của Ðức Cha Stêphanô phó Giáo Phận Cần Thơ, các {nl}cha Hạt Bạc Liêu và một số cha khách. Ðịa điểm mới cũng tọa lạc trong {nl}khuôn viên Nhà thờ Tắc Sậy. Linh Mục Trương Bửu Diệp bị giết ngày 12 {nl}tháng 3 năm 1946 và ném xác xuống ao vì ngài nhất quyết sống chết cùng {nl}với con chiên, bất chấp các sự nguy hiểm, đe dọa đến thân mạng. Khi {nl}sống, ngài là gương sáng của một vị chủ chăn và khi chết ngài rất hiển {nl}linh, nhiều người cầu xin ơn lành và tránh các điều tai ương đã được ban{nl} phát. Lời truyền rao phép lành tạo niềm tin nơi mọi người, cùng tôn {nl}kính Linh Mục Trương Bửu Diệp. Bởi vậy hàng năm thánh lễ cầu nguyện cho{nl} ngài được tổ chức khắp nơi, không phải chỉ ở Tắc Sậy mà còn ở nhiều {nl}nơi trên thế giới. Ðối với hàng ngàn người Việt Nam không phân biệt tôn{nl} giáo, Linh Mục Trương Bửu Diệp là một vị ân nhân đã ban nhiều ơn lành,{nl} phép lạ cho họ trong những giờ phút thập tử nhất sinh. Linh Mục Trương{nl} Bửu Diệp sinh ngày mùng 1 tháng 1 năm 1897, tại Cồn Phước, tỉnh An {nl}Giang. Năm Linh Mục Diệp lên 7 tuổi, gia đình sống tại Batambang, Cam {nl}Bốt. Ðến năm 1909, ngài thụ phong linh mục năm 1924 tại Nam Vang. {nl}
Năm 1946, giữa thời buổi loạn lạc, đa số bà con dân {nl}làng đi tản cư, ngài vẫn cương quyết không bỏ giáo xứ mà đi. Ngày 12 {nl}tháng 3 năm 1946, ngài bị bắt nhốt chung với 70 giáo dân xứ Tắc Sậy. {nl}Các giáo phái xung đột tranh chấp, cha Trương Bửu Diệp hiên ngang bênh {nl}vực quyền lợi cho các giáo dân, ngài đã chịu chết thay cho những người {nl}bị nhốt chung. Ngài đã tử vì đạo ngày 12 tháng 3 năm 1946, nhằm ngày {nl}mồng 9 tháng 2, năm Bính Tuất. Xác của ngài được chôn cất tại họ đạo {nl}Tắc Sậy tỉnh Minh Hải, giáo phận Cần Thơ. Và ngày nay ngôi mộ của ngài {nl}là một cao điểm hành hương không những cho người Công Giáo mà cho cả {nl}đồng bào bên lương, vì người tạo được nhiều phép lạ c{nl}{nl}