Tin{nl} Hà Nội - Rất nhiều vụ ngộ độc thực phẩm ở Việt Nam hậu quả từ thuốc trừ{nl} sâu độc hại được sử dụng bừa bãi vì thiếu sự kiểm soát cũng như thiếu ý{nl} thức từ giới nông dân. Theo bản tin từ trong nước, một số loại thuốc {nl}trừ sâu có thành phần bị cấm ở Âu-Mỹ đang được sử dụng tại nhiều nước {nl}Châu Á, trong đó có Việt Nam, ở mức độ không thể chấp nhận được. Cảnh {nl}báo này đã được Hệ Thống Hành Ðộng Chống Thuốc Trừ Sâu PAN vừa tung ra.{nl} Bản báo cáo của PAN cho biết một số loại thuốc trừ sâu đang sử dụng ở {nl}các quốc gia Châu Á đã bị cấm ở nhiều khu vực khác trên thế giới, kể cả{nl} ở những quốc gia mà các công ty sản xuất các thứ thuốc đó đang đặt trụ{nl} sở.
Chẳng hạn thuốc Paraquat do Syngenta sản xuất đã bị cấm ở Châu Âu,{nl} trong khi đại bản doanh của Syngenta đang nằm ở Thụy Sĩ. Loại thuốc như{nl} Paraquat hiện không có thuốc giải độc nếu con người nhiễm phải nó. {nl}Hoặc như Endosulfan hiện bị cấm ở 62 quốc gia nhưng đang được sử dụng {nl}rộng rãi ở Ấn Ðộ.
Năm 2008, PAN đã thực hiện {nl}phỏng vấn hơn 1300 nông dân ở 8 quốc gia Châu Á, gồm Ấn Ðộ, Trung Cộng,{nl} Nam Dương, Phi Luật Tân, Mã Lai, Cam Bốt, Sri Lanka và Việt Nam. Kết {nl}quả nghiên cứu trên được thể hiện trong báo cáo dài 156 trang có tựa đề{nl} Các cộng đồng lâm nguy: báo cáo khu vực Châu Á về việc sử dụng thuốc {nl}trừ sâu đặc biệt nguy hiểmọ. Báo cáo của PAN nói có đến 66% thành phần {nl}chính của các loại thuốc trừ sâu đang sử dụng ở Châu Á nằm trong danh {nl}mục rất nguy hiểm. Tình trạng đối mặt với các loại thuốc trừ sâu đó, dù{nl} với mức thấp, sẽ đẩy các cộng đồng dân cư gặp nguy cơ cao về sức khỏe {nl}như rối loạn nội tiết.
Những nông dân được hỏi {nl}cũng khẳng định không ít lần bị những vấn đề về sức khỏe sau khi đi {nl}phun thuốc trừ sâu hoặc sống trong khu vực vừa được phun thuốc trừ sâu.{nl} Tại Việt Nam, nghiên cứu của PAN được thực hiện ở xã Vĩnh Hanh, huyện {nl}Châu Thành tỉnh An Giang với sự hỗ trợ của Ðại Học An Giang và tại xã {nl}Hải Vân, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Ðịnh với sự hỗ trợ của Trung Tâm {nl}Nghiên Cứu Giới tính, Gia Ðình và Môi Trường Trong Phát Triển. Nhóm {nl}nông dân được hỏi là những người đang trồng lúa và rau quả. Nghiên cứu {nl}cho thấy 28% số nông dân tại An Giang và 60% số nông dân tại Nam Ðịnh {nl}được hỏi cho biết đã gặp những vấn đề về sức khỏe liên quan đến thuốc {nl}trừ sâu sau khi phun xịt hoặc sống gần nơi có thuốc trừ sâu. Những {nl}nghiên cứu trong vài năm gần đây tại Việt Nam cũng đưa ra các số liệu {nl}đáng quan ngại. Vào năm 2002, từng có 7170 trường hợp nhiễm độc thuốc {nl}trừ sâu được ghi nhận tại Việt Nam theo báo cáo của WHO.
{nl}
Kết quả xét nghiệm máu ngẫu nhiên của 190 nông dân ở khu vực đồng {nl}bằng sông Cửu Long cho thấy hơn 35% mẫu bị nhiễm thuốc trừ sâu cao và {nl}21% bị nhiễm thường xuyên theo báo cáo của Dasgupta năm 2007. Nghiên {nl}cứu của PAN tại Việt Nam cũng cho thấy phần lớn nông dân biết thuốc trừ{nl} sâu độc hại cho sức khỏe, nhưng nhìn chung họ vẫn chưa được hướng dẫn {nl}bảo vệ hoặc không có điều kiện trang bị công cụ bảo vệ để phòng vệ cho {nl}sức khỏe của mình.(SBTN)
{nl}{nl}