Tin{nl} tổng hợp - Theo báo chí trong nước thì hiện nay mực nước sông Hồng đã {nl}xuống dưới 0.1 thước, tức là dưới cả mực nước biển, và nhiều đoạn sông {nl}chảy qua Hà Nội chỉ còn rộng chưa tới nửa thước. Mực nước xuống kỷ lục {nl}này là hậu quả của nhiều nguyên nhân mà biến đổi khí hậu được các nhà {nl}hoạt động môi trường mang ra soi rọi đầu tiên để tìm kiếm căn nguyên {nl}khắc phục. Các chuyên gia của Cộng sản Việt Nam đổ thừa rằng thứ nhất {nl}là thay đổi thời tiết, năm nay mùa thu, mùa đông của miền Bắc có lượng {nl}mưa rất ít, giảm so với các năm khác khoảng 2 đến 30%. Thứ hai nữa tình{nl} trạng khai thác đầu nguồn của các tỉnh phía Nam Trung Cộng làm các hồ {nl}chứa nước ở đầu nguồn nên nguồn nước chảy về quá ít. Sông Hồng là một {nl}thủy lộ quan trọng của nhiều tỉnh nó chảy qua nếu tiếp tục cạn kiệt như{nl} thế thì người dân lo rằng sinh hoạt kiếm sống hai bên bờ sông cùng các{nl} phương tiện vận chuyển sẽ trở nên bế tắc. Tuy không màu mỡ như giòng {nl}Mekong nhưng sông Hồng cũng có hàng ngàn ngư dân sống nhờ vào dòng chảy{nl} của nó, vì vậy cạn sông cũng đồng nghĩa với cạn kiệt nguồn sống của {nl}bao gia đình sống dọc hai bên bờ.
Sông Mekong {nl}chảy từ Trung Cộng xuống các nước hạ nguồn cũng đang gặp tình trạng {nl}tương tự như sông Hồng. Tờ báo Bangkok Post của Thái Lan vừa đăng một {nl}bài viết mạnh mẽ lên án Trung Cộng chính là tác nhân làm cho dòng {nl}Mekong cạn kiệt. Tờ Bangkok Post cũng nói rằng Trung Cộng xây dựng {nl}những đập nước trên vùng thượng lưu sông Mekong là trái với quy định và{nl} luật lệ quốc tế. Thế nhưng Hà Nội cho đến nay vẫn chưa dám phản đối {nl}quan thày Trung cộng về vấn đề này.(SBTN)
{nl}{nl}