{nl}
click to listen:
http://audio.freevietnews.com/20100306LeThiCongNhan.m3u
right click / Save as... to download:
http://audio.freevietnews.com/20100306LeThiCongNhan.mp3
Lời Phát biểu của Luật sư Lê Thị Công Nhân vào ngày 6.Mar.2010 sau khi vừa ra khỏi trại tù cộng sản:
click to listen:
http://audio.freevietnews.com/20100306LeThiCongNhan.m3u
right click / Save as... to download:
http://audio.freevietnews.com/20100306LeThiCongNhan.mp3
-- Tôi rất là mệt, đi một chặng đường xa, từ trưa hôm qua chưa ăn một cái gì cả! Trong tù thì tôi không ăn chiều, xong rồi sáng nay nghĩ là người ta thả tôi về sớm, nhưng mà đến 11:15 phút trưa người ta mới thả tôi ra khỏi nhà tù, để mà công an áp giải đưa về về tận Hà Nội. Trên đường đi thì cũng không ăn uống gì cả!
-- Thực ra rất khó để mà nói chuyện với họ. Tôi cũng chỉ nói rằng: bao giờ thả tôi ra? Tại sao giao người mà lâu thế này? Bắt đi lúc 9 giờ sáng, bây giờ vượt quá giờ rồi sao không thả ra? Mẹ tôi đang đón tôi, đợi tôi ở ngoài. Thì họ bảo là: chúng tôi phải đưa chị về theo đúng với pháp luật, chứ chẳng phải chúng tôi tiếc gì. Bởi vì chị còn 3 năm quản chế, quản thúc đấy! Ðấy họ nói thế thôi.
-- Xe của công an vào đến tận khu giam, đợi ngay ngoài cổng... giao luôn, chứ không phải ở barrier của trại. Từ khu giam ra đến barrier đến hơn một cây số. Có rất nhiều con đường để vào nhà tù đấy,... và đi ra. Họ đưa tôi đi ra cái cổng sau, cổng của đường hậu nào đó, giữa cánh đồng rất là ngoắc ngoéo. Tôi không thể nào nhớ được. Có lẽ họ không muốn tôi có ngày về cũng như những người tù bình thường khác, chẳng hạn.
-- Trời! Tôi biết nhắn nhủ gì chứ ? Tôi vừa về, tôi cảm thấy nó như một cơn mơ khủng khiếp (nghẹn lời, khóc). Giờ phút này chưa biết nghĩ được... là nhắn nhủ một điều gì cả. Tôi chỉ thấy rằng khi mà công an của bên nghiệp vụ, ở Hà nội vào thẩm vấn tôi lúc mà tôi đang ở tù Thanh Hóa, thì họ có nói một câu rằng: Chị có thấy rằng chị đã thất bại chưa? Chị có thấy rằng cuộc đời rằng chị dở dang không? Họ nói rất là nhiều, nhưng mà tôi bị ấn tượng về hai câu nói đấy.
-- Tôi cũng trả lời họ, và tôi cũng muốn coi đó là lời nhắn của tôi với cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Ðó là: Tôi thấy rằng tôi không thành công, tôi chưa thành công, và tôi thấy mọi thứ cũng thật sự là dở dang! Nhưng mà là vì, tôi chỉ có thể làm (nghẹn lời) cái phần của tôi, nhưng tôi không thể nào làm được cái phần của 90 triệu người Việt Nam khác! Và nếu như cái lý tưởng của tôi có thất bại, thì tôi nghĩ rằng đó là điều cũng đúng.
-- Nếu đến giờ này, mọi thứ đều dở dang, thì chắc cũng không cần phải nói nhiều, thì các anh chị và mọi người cũng biết công việc và tất cả các khía cạnh khác của đời sống. Nhưng mà dù việc có như thế nào đi chăng nữa, thì tôi nghĩ rằng tôi đã có những việc làm, và có những giây phút mà tôi cảm thấy mình thật sự là tự do: đó là khi tôi sống theo lý tưởng của tôi!
-- Rất may là sau 3 năm ngồi sau song sắt nhà tù, tôi thấy cái lý tưởng đó không sai. Không sai! Nhưng có thể là cả cuộc đời của tôi sẽ không thể thành công với cái lý tưởng đó. Nhưng mà đối với tôi, điều đó không phải là điều quá quan trọng! Ðấy, như tôi nói với anh, người Việt Nam mình có 90 triệu người, 87 triệu ở trong nước và khoảng 3 triệu ở nước ngoài, và tôi chỉ là một phần trong 90 triệu đó mà thôi.
-- Tôi không bao giờ hoang tưởng hay kiêu ngạo về bản thân mình. Tôi nghĩ rằng với những gì tôi đã làm, thì có lẽ hơn cả những gì mà cá nhân tôi trong cái tỷ lệ dân số này có thể làm được. Ðó là đã quá sức của tôi rồi! Nhưng chắc chắn là tôi sẽ không từ bỏ! Còn tiếp tục như thế nào, đến mức độ nào, thì quả thực đến giờ phút này tôi không có tâm trí nào để nghĩ đến những cái chuyện đó hết.
-- Tôi thật sự bây giờ rất là mệt! Lúc xuống xe thì tôi đã bị ngã, mà công an nó cũng không kịp đỡ. Ðầu óc tôi hiện giờ chỉ đủ tỉnh thức để về. Chỉ mong được về với gia đình. Quả thực tôi không nghĩ gì đến công việc gì ngay bây giờ cả (LTCN).
Phát biểu của Mẹ của Luật sư Lê Thị Công Nhân, bà Trần Thị Lệ
-- Người mẹ thì hơn ai hết, đối với đứa con thân yêu của mình đã được ra khỏi nhà giam để trở về với cuộc sống gia đình, tức nhiên niềm vui cũng rất là lớn. Nhưng mà cũng có thể nói rằng không phải là trọn vẹn. Ðất nước phải có nền dân chủ, và nhân quyền được tôn trọng. Những người dân Việt Nam phải được hưởng tất cả các điều đó như là ở các nước khác. Lúc đó thì mới thật sự là hạnh phúc.