Tin Thanh Hóa - Tại tỉnh Thanh Hóa cũng như ở miền bắc Việt Nam, do{nl} mùa mưa năm 2009 kết thúc sớm, mực nước các con sông trên địa bàn như {nl}sông Mã, sông Bưởi đều thấp hơn so với trung bình nhiều năm dẫn đến {nl}nhiều máy bơm không thể hoạt động, ảnh hưởng đến việc cung cấp nước {nl}tưới chăm bón 6000 mẫu lúa chiêm xuân của huyện Yên Ðịnh và Thiệu Hóa. {nl}Ðể giải cơn khát cho hàng ngàn hecta lúa, tỉnh Thanh Hóa đã quyết định {nl}ngăn sông Mã lấy nước chống hạn.
Tuy nhiên, theo{nl} Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại Thanh Hóa, khó khăn hiện {nl}nay là nguồn nước sông Lèn, sông Báo Văn đã bị nhiễm mặn dẫn đến nhiều {nl}trạm bơm chỉ hoạt động được 3 đến 5 giờ một ngày. Nhà cầm quyền Cộng sản{nl} Việt Nam đã ra lệnh cho Tập đoàn Ðiện lực Việt Nam xả nước đợt ba ở {nl}các hồ chứa thủy điện Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang, nhưng do mực nước{nl} sông Hồng tại Hà Nội vào thời điểm xả chỉ còn 0.2 thước nên nhiều máy {nl}bơm chỉ hoạt động cầm chừng. Ðiều đáng lo ngại khác là tình trạng sâu {nl}bệnh hoành hành có thể tái diễn như năm 2009. Qua giám định các mẫu lúa{nl} ở một số địa điểm tại Lai Châu, Ðiện Biên, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Thái {nl}Bình đều có triệu chứng của bệnh lùn sọc đen. Các loài rầy hại lúa cũng{nl} đã xuất hiện ở Nam Ðịnh, Hải Dương, Hải Phòng. Nhiều loại bệnh hại lúa{nl} lần đầu xuất hiện tại các tỉnh phía Bắc với diễn biến phức tạp và lây {nl}lan rất nhanh.
Hiện đã có 18 tỉnh và thành phố{nl} thuộc Bắc Trung Bộ, đồng bằng sông Hồng và miền núi phía Bắc đã phát {nl}hiện có lúa nhiễm bệnh, với tổng diện tích lúa bị thiệt hại nặng hơn {nl}30,000 mẫu.(SBTN)
{nl}{nl}