Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
CỘNG SẢN VIỆT NAM CẤM TRƯỜNG TƯ DẠY SƯ PHẠM, BÁO CHÍ, LUẬT PHÁP
{nl}
Tin Hà Nội - Dự thảo của Bộ Giáo Dục Ðào tạo Cộng sản Việt Nam vừa đưa ra để lấy ý kiến người dân, có một số qui định không cho các cơ sở giảng dạy tư nhân ở cấp cao đẳng, đại học đào tạo một số ngành nghề. Báo chí Việt Nam hôm qua cho biết trong dự thảo qui định cụ thể một số điều kiện, thủ tục mở ngành đào tạo trình độ cao đẳng, thạc sĩ, tiến sĩ của Bộ Giáo dục- Ðào tạo Việt Nam thì những trường ngoài công lập sẽ không được mở các ngành như sư phạm, luật và báo chí. Theo nhiều người từng có kinh nghiệm sống dưới chế độ Cộng sản Việt Nam, qui định này là không mới. Một người đang tham gia trong ngành đào tạo tại Việt Nam nói ngành đào tạo sư phạm, pháp lý là những ngành của Nhà Nước có chủ trương, vì đó là chính sách đường lối của Ðảng. Hai chuyên gia giáo dục tại Việt Nam về dự thảo qui định ngành nghề đào tạo với những khu vực mà khối trường tư không được tham gia như vừa nói.
{nl}
{nl}
Người thứ nhất là ông Trần Hồng Quân, chủ tịch Hiệp hội các trường Ðại học, Cao Ðẳng ngoài Công lập, đồng thời là cựu bộ trưởng giáo dục tại Việt Nam. Ông này nêu ra hai câu hỏi có phải những trường ngoài công lập không đáng tin cậy và nằm ngoài tầm với của nhà nước, và sao lại có sự phân biệt giữa trường trong và ngoài công lập. Theo ông Trần Hồng Quân không có cơ sở nào để qui định các trường đại học ngoài công lập không được tham gia đào tạo ba ngành sư phạm, luật và báo chí. Một ý kiến thứ hai được nêu ra là của ông Ðặng Ứng Vận, hiệu trưởng trường Ðại Học Hòa Bình, một trường tư mới được mở hồi năm ngoái. Ông này cho rằng việc không cho khối tư thực mở các ngành sư phạm, luật, báo chí là không hợp lý, chứng tỏ sự phân biệt giữa công và tư, đi ngược lại qui định của Luật Giáo dục Việt Nam.
{nl}
{nl}
Từ năm 1991, Việt Nam chính thức cho ra đời những đại học ngoài công lập, đến nay có ít nhất gần 50 trường đại học và cao đẳng tư nhân đã đi vào hoạt động. Trong đó có một số có hợp tác đào tạo với nước ngoài.(SBTN)