Translate this page: English French German Spanish Vietnam

real story
  • HOME
  • Archives
  • NEWS
     » Commentaries
     » Tin The Gioi  
  •  CARTOONS
  •  CARTOONS in English
     » Hi Hoa
     » Luu Tru
  • AMIGAVLINK.com

  • 
    1 2 3 4 5
    6 7 8 9 10
    11 12 13 14 15
    16 17 18 19 20
    21 22 23 24 25
    26 27 28 29 30
    31 32 33 34 35
    36 37 38 39 40
    41 42 43 44 45
    46 47 48 49

    Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình
    , do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự DoĐại Nghĩa Dân Tộc...

    Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.

    Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:

    Dang Chi Binh
    PO Box 255-571
    Dorchester, MA. 02125, USA

    Hoặc quý vị có thể liên lạc với tác giả qua email: dcbinh38@hotmail.com

    Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

    Tình người trong xã hội vô cảm

    Ðây là đề tài của chuyện tử tế tuần này của chúng tôi...

    {nl}

    (Radio Veritas Asia 20/02/2010) - Kính thưa quý vị, các bạn thân mến. Mới đây phóng viêng Trần Mộng Tú của báo Người Việt phát hành tại Hoa kỳ, đã cùng với chồng là một người Mỹ viếng thăm một tu viện nữ Ða Minh tại Nam Ðịnh, Việt nam. Sau đây là bài tường thuật của phóng viên Trần Mộng Tú:

    {nl}

    "Từ Hà Nội đến Nam Ðịnh gần một trăm cây số, chúng tôi sẽ mất khoảng hai tiếng xe để đến tu viện Ða Minh thuộc Trung Lao, huyện Trực Ninh, Nam Ðịnh.

    {nl}

    Anh Sơn tôi, thời gian gần đây đã đi đi, về về giữa thành phố Vienna, tiểu bang Virginia đến Trung Lao, Nam Ðịnh, phụ giúp các sơ dòng Ða Minh giúp nuôi các cụ già mồ côi con, và các trẻ em mồ côi cha mẹ.

    {nl}

    Xe đến Trung Lao, gặp lúc đường đang sửa, các lối đi bị cản ngang, mặc dù anh tài xế taxi quen, đã nhiều lần chở anh Sơn tôi đến đây, vẫn phải gọi điện thoại cho một sơ trẻ đi xe gắn máy ra dẫn đường vào tu viện. Ðã có năm, sáu sơ đứng đợi chúng tôi trước cửa chính, có một vài người già đang sống ở đó cũng áo bông, áo len, co ro ra đón chúng tôi.

    {nl}

    Khuôn viên tu viện khá rộng, nhưng cũ kỹ và không đủ tiện nghi theo tiêu chuẩn cần thiết. Các sơ dòng Ða Minh tự chăn nuôi (cá, heo, gà) và trồng trọt (rau, lúa, ngô, khoai) nhưng những gặt hái này ngay cả chỉ dùng cho các sơ cũng đã thiếu hụt, nói chi đến việc phải nuôi thêm người ngoài.

    {nl}

    Một sơ giới thiệu cho chúng tôi gia đình của ba anh em ruột, vừa mù, câm và điếc đang được các sơ nuôi. Họ chưa từng lập gia đình, họ cũng chẳng hề có một thân nhân nào khác, ngoài một người anh cũng vừa mù, vừa câm, vừa điếc nữa; ông này có vợ, có con. Nhưng sơ nói thêm, ông đó gầy ốm lắm, vì suy dinh dưỡng.

    {nl}

    Frank, chồng tôi, đến khoác tay cả hai ông; ông anh gần bảy mươi tuổi, ông em hơn sáu mươi tuổi. Frank đứng giữa cầm tay hai ông cho hai ông xoa vuốt lên mặt mình, xong anh lại lấy hai bàn tay ôm từng mặt hai người xoa đầu xoa cổ họ, như biểu hiệu của những lời chào. Anh ôm tay quàng sang vai hai người; ba người đàn ông thân mật như ba người anh em ruột, họ bước đi vòng quanh khuôn viên tu viện. Tôi nhìn thấy giọt lệ ứa ra ở hai con mắt nhắm của người em, và nét mặt đầy xúc động của người anh.

    {nl}

    Trong cái gió lạnh của mùa Ðông đất Bắc, mặt trời vừa lên, ánh nắng vừa đủ dịu dàng trên đầu, trên tóc, của ba người đàn ông, tôi cũng thấy mắt mình ứa lệ. "Tất cả chúng ta đều là anh em trong Chúa." Câu nói này, đang được nói lên không thành lời trong buổi sáng hôm nay. Tôi biết họ ít khi (có thể nói là chưa bao giờ) được ai chạm tay, vuốt ve như vậy. Các sơ chỉ có thể cho họ những lời dịu dàng thôi.

    {nl}

    Tôi đi theo một sơ khác thăm các cụ già nằm ở trong buồng. Có cụ gần trăm tuổi, sống hoàn toàn vào sự chăm sóc của các sơ. Cụ có con không? Có cháu không? Có nhà không? Trả lời cho cả ba câu đó là: "Không."

    {nl}

    Ai đó đến báo cho các sơ, ở một nơi nào đó, có một người thật già, thật bệnh, thật đói, không con cháu, thân nhân, là các sơ đón về. Cơm đâu, thuốc đâu, quần áo đâu? Những điều đó tính sau. Các sơ biết chắc chắn các sơ có một cái quỹ rất đầy và các sơ có thể mang ra phân phát cho các cụ "mồ côi con," đó là: "tình thương" của các sơ.

    {nl}

    Ba người đàn ông vẫn tay khoác tay đi dưới vầng nắng dịu dàng. Tôi đi tìm người em gái út, chị năm nay ngoài năm mươi tuổi, trông chị tươi tắn, khỏe mạnh; các sơ cho chị mặc ấm áp, tươm tất; chị tên Hồng. Tôi cầm tay chị Hồng hỏi han, chị cười, nhưng chỉ u ơ, gật lắc. Chị cứ nắm chặt tay tôi cho đến khi tôi từ giã về, nhất định chị không buông ra, thậm chí chị còn lôi tôi về phía cổng như muốn cùng đi với tôi.

    {nl}

    Sơ Liên cho tôi biết, chị mù 90%, nên ban ngày, có nắng, chị có thể nhìn được lờ mờ. Có ngày chị dắt hai anh đi chơi, buổi chiều ập xuống, bóng tối phủ nốt 10% còn lại, chị không biết đường về. Tu viện phải phái người đi tìm.

    {nl}

    Tôi cầm cả hai tay chị dỗ dành mãi, hẹn chị tôi sẽ trở lại, sẽ thế này, sẽ thế kia (toàn là hứa mơ hồ, ngay cả cho chính mình,) chị mới chịu buông tay tôi ra. Tôi ôm chị rất khẽ, như sợ phải ôm một sự thật không vui.

    {nl}

    Frank đang chia tay hai người anh em mới của mình, Frank giỏi lắm, anh buông họ ra và nói: "Ðã đến lúc tôi phải đi," và anh không tỏ dấu bịn rịn. Lúc lên xe anh nói với tôi, mình phải làm cho nhanh, càng chần chừ họ càng buồn. Mình làm nhanh, họ biết là mình bắt buộc phải hành động như vậy.

    {nl}

    Chúng tôi lên xe sang một địa điểm thứ hai của các sơ cũng thuộc dòng Ða Minh. Ở đây có hai khu nhà. Khu thứ nhất nuôi người già, cũng tương tự như khu chúng tôi vừa thăm. Các cụ ở đây có cụ ngoài tám mươi, lưng cong như con tôm, nhưng vẫn đi lại trong sân, vẫn xâu tràng hạt để phụ giúp chi thu cho các sơ. Một cụ ngoài tám mươi, vừa thấm nước mắt vừa nói, chồng con cụ chết hết vì nạn đói Ất Dậu, không biết tại sao mà chỉ có mình cụ sống. Tôi chẳng biết trả lời cụ thế nào, đó là bất hạnh hay may mắn! Ở phòng khác có cụ cả trăm tuổi, nằm hắt hiu một góc buồng, chờ sơ đổ sữa, chờ sơ làm vệ sinh.

    {nl}

    Khu thứ hai đi cách một cái sân rộng và sang hẳn một tầng nhà khác, nơi nuôi bốn mươi em mồ côi. Các em mồ côi này đặc biệt lắm, các em vẫn có cha có mẹ. Cha các em chưa hẳn đã chết, họ là nạn nhân của bệnh HIV hay là nạn nhân của ma túy. Cha các em biến mất trong đời sống các em, bay vèo như chiếc lá cuối thu. Mẹ các em buổi sáng thả các em vào tu viện, các sơ cho ăn, cho ngủ, dạy học. Có bà mẹ trả cho nhà dòng năm, bảy ngàn một ngày (mười tám ngàn bằng một Mỹ kim,) có bà mẹ chẳng trả đồng nào.

    {nl}

    Chúng tôi bước vào một căn buồng khá rộng. Lúc đó, ở một góc phòng, có hơn hai mươi em đang ngủ trưa, (hôm nay trưa Thứ Bảy, có em được về nhà) chúng nằm cạnh nhau, xếp thành hai hàng, bên dưới chúng là một cái vỉ tre, trên trải chiếu, chúng co ro, không có chăn.

    {nl}

    Hôm nay anh Sơn tôi đưa chúng tôi đến thăm trả tiền cho bốn mươi tấm nệm, bốn mươi cái chăn anh đã đặt. Sơ chăm sóc các em còn rất trẻ, chắc mới trên hai mươi, sơ xưng con với chúng tôi. Sơ chỉ những bức tranh vẽ trên tường, tranh vẽ con thỏ, con sóc, Bạch Tuyết và bẩy chú lùn rất đẹp. Sơ nói, con vẽ đó, các em không có đồ chơi, con vẽ cho các em xem!

    {nl}

    Sơ dắt chúng tôi ra sân, chỉ cho tôi các phòng trống, cũ kỹ, gần như bỏ không, vì không có phương tiện tu sửa, nước không có thì không dùng phòng được nữa. Ở một góc sân, sát buồng của các em, có năm sáu cái "bô" cho các em làm vệ sinh; buổi sáng sơ xếp ra, buổi chiều sơ đem đi rửa.

    {nl}

    Tôi vừa nghe Sơ nói chuyện, vừa nhìn khuôn mặt còn rất trẻ của sơ, mấy cái mụn trứng cá lấm tấm, nụ cười tươi và dung dị như hoa cúc trắng, tôi thấy thật xúc động. Phải có lý tưởng lắm, yêu Thiên Chúa và yêu tha nhân lắm, mới hiến cả tuổi trẻ của mình ở một chốn xa xôi như thế này, làm một công việc bác ái, cao cả như thế này. Trông bên ngoài chẳng có gì là vĩ đại cả, nhưng không phải ai cũng làm được, nhất là người tuổi trẻ. Tuổi trẻ phòng trà, tuổi trẻ phóng xe, tuổi trẻ thuốc lắc, tuổi trẻ rượu mạnh, tuổi trẻ kiếm tiền bằng đủ mọi cách, tuổi trẻ phung phí đời mình, như sáng mai sẽ chết! Tôi nhìn tuổi trẻ của sơ không biết nói lời gì, cho xứng.

    {nl}

    Ngày còn nhỏ, đi học, thỉnh thoảng trường Công giáo hay tổ chức cho đi thăm viện mồ côi. Tôi hiểu, mồ côi có nghĩa là cha mẹ mình mất từ khi mình còn rất bé, không có họ hàng giơ tay ra vớt nên mình phải vào viện mồ côi. Bây giờ tôi được biết thêm, người ta bất cứ tuổi nào, nếu không có ai thân thích cũng có thể gọi là mồ côi như các cụ đang sống ở trong bàn tay săn sóc của các sơ Ða Minh, các cụ "mồ côi con."

    {nl}

    Cũng thật may, trên trái đất này, vẫn còn những con người tốt đẹp, còn có những tấm lòng thơm hơn cả hương hoa của các sơ, các ni cô. Thánh đường có bị đạp đổ, Thánh giá có bị kéo xuống, tăng ni có bị đuổi ra khỏi chùa, thì những trẻ em mồ côi cha mẹ, những người già mồ côi con cái, vẫn còn một chỗ dung thân".

    {nl}

    Bài tường thuật trên đây của phóng viên Trần Mộng Tú hẳn không phải là bài viết đầu tiên và duy nhứt về các hoạt động từ thiện và bác ái của các nữ tu Việt nam nói riêng và của Giáo hội Công giáo tại Việt nam nói chung. Từ Bắc chí Nam, ở đâu có các tu sĩ thì ở đó có những bàn tay luôn biết đưa ra để băng bó các vết thương, xoa dịu nỗi khổ đau của người đồng loại.

    {nl}

    Cũng may, trong một xã hội mà nhiều người cho là vô cảm, vì được xây dựng trên hận thù giai cấp và chủ trương "sống chết mặc bay, mạnh ai nấy sống", vẫn còn một chỗ dung thân "cho các trẻ em mồ côi cha mẹ, cho những người già mô côi con cái".

    {nl}

    Chúng tôi xin tạm ngưng chuyện tử tế tuần này tại đây. Xin thân ái chào quý vị và các bạn và hẹn gặp lại vào thứ Bảy tuần sau.

    {nl}

     

    {nl}

    Chu Văn

    Posted on 27 Feb 2010
    [ print ]


    FreeVietNews
  • CỘNG SẢN VIỆT NAM CẤM TRƯỜNG TƯ DẠY SƯ PHẠM, BÁO CHÍ, LUẬT PHÁP -- posted on 27 Feb 2010
  • NHIỀU TÍN ÐỒ PHẬT GIÁO HÒA HẢO THUẦN TÚY LẠI BỊ CÔNG AN ÐÁNH ÐẬP -- posted on 27 Feb 2010
  • CAMPUCHIA TỪ CHỐI CẤP GIẤY TỜ CHO NGƯỜI TỴ NẠN KHMER KROM -- posted on 27 Feb 2010
  • TRANH CÃI QUANH DÒNG SÔNG MEKONG -- posted on 27 Feb 2010
  • HẢI QUÂN MỸ THỰC HIỆN CÔNG TÁC NHÂN ĐẠO TẠI 6 QUỐC GIA Á CHÂU -- posted on 27 Feb 2010
  • ĐỘNG ĐẤT Ở VÂN NAM, TRUNG CỘNG, HẠN HÁN TRẦM TRỌNG TẠI KHU VỰC SÔNG HỒNG -- posted on 27 Feb 2010
  • CỘNG SẢN VIỆT NAM SẮP KHỞI CÔNG DỰ ÁN NHÀ MÁY LUYỆN QUẶNG NHÔM NHÂN CƠ Ở ÐẮK NÔNG -- posted on 27 Feb 2010
  • PHẬT GIÁO HÒA HẢO THUẦN TÚY NGỒI NIỆM PHẬT, BỊ KHỦNG BỐ VÀ SAU ĐÓ BẮT GIỮ -- posted on 27 Feb 2010
  • Tình người trong xã hội vô cảm -- posted on 27 Feb 2010
  • Lại đánh người, hãy chấm dứt ngay những hành động côn đồ! -- posted on 27 Feb 2010
  • Thư tín hữu Công Giáo Ba Lan gởi ông đại sứ Việt Nam tại Ba Lan -- posted on 27 Feb 2010
  • THỦ TƯỚNG CỘNG SẢN VIỆT NAM KÊU GỌI BÁO CHÍ PHẢI THÔNG TIN TỐT HƠN VỀ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ -- posted on 25 Feb 2010
  • 200 CÔNG NHÂN CÔNG TY MIDO MTV TẠI SAIGON ĐÌNH CÔNG -- posted on 25 Feb 2010
  • CÁC NỮ TU VÀ GIÁO DÂN BỊ ĐÁNH KHI ĐI THĂM ĐỒNG CHIÊM -- posted on 25 Feb 2010
  • LIÊN ĐOÀN QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN YÊU CẦU CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐÌNH CHỈ CÁC BẢN ÁN TỬ HÌNH -- posted on 25 Feb 2010
  • VIỆT NAM BÁC BỎ CÁC ĐỀ NGHỊ CỦA THIỀN SƯ NHẤT HẠNH -- posted on 25 Feb 2010
  • CÚM H5N1 VẪN ĐE DỌA VIỆT NAM -- posted on 25 Feb 2010
  • ĐỀ NGHỊ DỪNG CẤP PHÉP KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TẠI NGHỆ AN, ĐÀI LOAN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY THÉP TẠI VIỆT NAM -- posted on 25 Feb 2010
  • TRUNG CỘNG VÀ VIỆT NAM CẠNH TRANH TRỒNG CÂY CAO SU Ở CAMPUCHIA, VIỆT NAM GIA TĂNG HỢP TÁC QUÂN SỰ VỚI LÀO -- posted on 25 Feb 2010
  • NÔNG DÂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LẠI LO NGẠI GẠO BỊ RỚT GIÁ -- posted on 25 Feb 2010
  • TRÂU BÒ CHẾT HÀNG LOẠT Ở HÀ TĨNH VÌ CHO TRUNG CỘNG THUÊ RỪNG -- posted on 25 Feb 2010
  • KINH TẾ VIỆT NAM ĐANG GẶP NGUY CƠ LẠM PHÁT TĂNG VỌT -- posted on 25 Feb 2010
  • VIỆT NAM LÀ MỘT TRONG CÁC NƯỚC CẦN THEO DÕI ĐẶC BIỆT VỀ NẠN HỐI LỘ -- posted on 25 Feb 2010
  • NHIỀU ĐOÀN THỂ HẢI NGOẠI VẬN ĐỘNG CHO LINH MỤC NGUYỄN VĂN LÝ -- posted on 25 Feb 2010
  • Cái nhìn lạc quan của luật sư Lê Trần Luật -- posted on 25 Feb 2010
  • CÁC NỮ TU VÀ GIÁO DÂN BỊ ĐÁNH KHI ĐI THĂM ĐỒNG CHIÊM -- posted on 25 Feb 2010
  • Yêu cầu Thông Tấn xã Việt Nam và Trang tin điện tử của Ðảng Cộng Sản Việt Nam nói lại cho đúng -- posted on 23 Feb 2010
  • TÌNH TRẠNG KẸT XE TRỞ LẠI TẠI SAIGON -- posted on 23 Feb 2010
  • MUỖI BAY TỪNG ĐÀN TẤN CÔNG NGƯỜI DÂN -- posted on 23 Feb 2010
  • BẤT ỔN Ở THÁI LAN LÀ CƠ HỘI CHO VIỆT NAM -- posted on 23 Feb 2010
  • GIỚI KINH DOANH NGOẠI QUỐC LÀM ĂN VỚI CỘNG SẢN VIỆT NAM LO NGẠI TRƯỚC NHỮNG TRANH CHẤP NỘI BỘ ĐẢNG -- posted on 23 Feb 2010
  • NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM VẪN CÒN NHIỀU KHÓ KHĂN -- posted on 23 Feb 2010
  • QUẢNG TRỊ TIÊU HỦY ĐÀN VỊT NGÀN CON, CÚM GÀ Ở CÀ MAU, TRÂU BÒ CHẾT ĐÓI CHẾT RÉT Ở HÀ TĨNH -- posted on 23 Feb 2010
  • THÀNH PHỐ TACOMA CÔNG NHẬN CỜ VÀNG -- posted on 23 Feb 2010
  • Bản Tuyên Bố của bà Marilyn Strickland, thị trưởng thành phố Tacoma, công nhận Cờ Vàng -- posted on 22 Feb 2010

  • line

    gia chanh

    Mứt Dừa Non
    mutduanon1-250x150.jpg Nguyên Liệu:

    3 gói dừa non đông lạnh hay là 550g dừa non thái sợi
    450g đường
    2 gói vanilla




     HÍ HỌA
    Ông chưa thắng đâu !
    (by Gary Varvel)


    Không làm gì cũng có thưởng
    (by Gary Varvel)




    Translate this page: English French German Spanish Vietnam