Tin Hà Nội - Lời kêu gọi đã được Thủ tướng Cộng sản Việt Nam là {nl}Nguyễn Tấn Dũng đưa ra hôm qua tại Hà Nội, nhân buổi họp mặt đầu xuân {nl}với giới lãnh đạo báo chí. Theo tường thuật của báo chí trong nước, ông{nl} Nguyễn Tấn Dũng đã nhắc nhở báo chí là trong năm 2010, cần tuyên {nl}truyền tốt, sắc bén, nhanh nhạy hơn nữa trên các lĩnh vực như an ninh {nl}quốc phòng, bảo vệ độc lập toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền dân tộc. Giải{nl} thích thêm về lời kêu gọi này, Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố Việt Nam đã có{nl} những bước đi bài bản, để có được những chứng cứ chính xác nhằm khẳng {nl}định chủ quyền lãnh thổ nhưng thời gian tới cần phải làm mạnh mẽ hơn.{nl}
Tuy nhiên, họ Nguyễn tiếp tục cảnh báo giới truyền {nl}thông là cần phải đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc cũng như thông {nl}tin sai trái về chủ quyền của quốc gia. Lời kêu gọi của Nguyễn Tấn Dũng{nl} được đưa ra vào lúc tranh chấp chủ quyền giữa Cộng sản Việt Nam và {nl}Trung Cộng trên hai vùng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã căng thẳng {nl}trở lại trong thời gian gần đây, với một loạt những hành động nhiều khi{nl} thô bạo của Trung Cộng nhằm buộc Việt Nam phải tôn trọng đòi hỏi chủ {nl}quyền của Bắc Kinh trên các vùng tranh chấp. Báo chí Việt Nam trong thời{nl} gian qua cũng đã có đăng tải một số bài viết đề cập đến vấn đề chủ {nl}quyền lãnh thổ của Việt Nam, chẳng hạn như nêu bật hoàn cảnh ngặt nghèo{nl} của ngư dân Việt Nam bị hải quân Trung Cộng sách nhiễu, chận bắt, cướp{nl} bóc, giam giữ khi bị cho là xâm nhập vào vùng mà Bắc Kinh tự nhận là {nl}thuộc chủ quyền của họ.
Tuy nhiên, theo các nhà {nl}quan sát, báo chí đã phải né tránh những bài viết đụng chạm mạnh đến {nl}Trung Cộng. Một thí dụ điển hình là vụ báo Du Lịch vào tháng tư năm {nl}2009 bị đình bản ba tháng sau khi trong số báo xuân Du lịch năm Kỷ Sửu {nl}có đăng bài viết nói về biên giới, lãnh thổ, và chủ quyền của Việt Nam {nl}tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Lý do chính thức là báo Du lịch{nl} số Tết Kỷ Sửu đã có những sai phạm nghiêm trọng, lãnh đạo báo đã không{nl} chấp hành sự chỉ đạo đối với các thông tin quan trọng, phức tạp, nhạy {nl}cảm. Nhưng giới quan sát đã ghi nhận là một trong những bài đăng được {nl}coi là nhậy cảm là bài Tản mạn cho đảo xa của Trung Bảo, trong đó tác {nl}giả viết thẳng thắn, không khoan nhượng về các cuộc biểu tình của giới {nl}trẻ phản đối Trung Cộng xâm chiếm đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Hà Nội cũng {nl}đã bắt giữ một loạt những người tranh đấu cho chủ quyền của đất nước, từ{nl} blogger Ðiếu Cày cho đến cô Phạm Thanh Nghiên, cho thấy những lời nói {nl}của các lãnh tụ Cộng sản Việt Nam chỉ là những lời tuyên truyền lố bịch{nl} mà thôi.(SBTN)
{nl}{nl}