Tin Luân Ðôn - Năm 2011 là năm đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức Ðại {nl}Hội, nhưng theo các nhà phân tích, sau hậu trường mọi công việc chuẩn {nl}bị đã bắt đầu. Ðiều này đã khiến giới kinh doanh nước ngoài muốn làm ăn{nl} với Việt Nam lo ngại vì hoạt động kinh tế có nguy cơ bị các tranh chấp{nl} quyền lực trong nội bộ giới lãnh đạo chính trị khuấy động. Phát biểu {nl}với hãng tin Anh Reuters trong một cuộc phỏng vấn, ông Jacob Ramsay là {nl}một chuyên gia phân tích thuộc Văn phòng tham vấn quốc tế về các rủi ro{nl} trong kinh doanh Control Risks, đã thẩm định về tình hình Việt Nam khi{nl} cho rằng những động thái nhằm giành lấy các vị trí lãnh đạo đã khởi sự{nl} và sẽ càng lúc càng tăng cường độ trong năm. Hậu quả là công việc điều {nl}hành của chính phủ cũng như là chính sách phát triển sẽ bị thương tổn.{nl}
Nhân Ðại Hội đảng Cộng sản lần thứ 11 vào đầu năm {nl}tới, dự trù sẽ có nhiều lãnh đạo cao cấp tại Việt Nam rời bỏ chức vụ, {nl}trong đó có chức vụ Tổng bí thư Ðảng và Chủ tịch nước. Tiến trình tìm {nl}người thay thế vào những vị trí thiết yếu và nhiều quyền uy đó, theo {nl}hãng Reuters thì đây là một công việc được thực hiện trong hậu trường, {nl}với các nhóm thế lực tranh đua với nhau. Một trong những câu hỏi được {nl}giới kinh doanh và chuyên gia phân tích đặt ra là liệu Thủ tướng Cộng {nl}sản Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng sẽ còn tiếp tục tại chức nữa hay không, {nl}điều này được cho là sẽ ảnh hưởng đến vấn đề chấp thuận và cấp phép cho{nl} các đề án đầu tư mới hay các công trình quan trọng có thể trở thành {nl}khó khăn và dai dẳng hơn, do việc các nhà hoạch định chính sách ở Việt {nl}Nam và các phe nhóm của họ bị vấn đề chính trị nội bộ chia trí.
{nl}
Vào tháng 10 năm ngoái, chính tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam {nl}Nông Ðức Mạnh đã gián tiếp nêu lên khả năng này, khi ông kêu gọi ban {nl}chấp hành Trung ương Ðảng là không nên vì chuẩn bị cho Ðại Hội Ðảng mà {nl}lơ là công việc lãnh đạo sản xuất, ổn định và nâng cao mức sống của {nl}người dân. Theo các nhà phân tích, nỗi lo ngại của giới doanh nhân {nl}ngọai quốc không phải là không có lý do, nếu căn cứ vào những gì đã {nl}diễn ra nhân các kỳ Ðại Hội trước của đảng Cộng sản Việt Nam, với những{nl} tranh chấp trong giới lãnh đạo, giữa các thành phần gọi là bảo thủ với {nl}xu hướng cải tổ, muốn hội nhập nhiều hơn vào kinh tế toàn cầu. Dù chỉ {nl}ngấm ngầm trong nội bộ, nhưng cuộc tranh giành ảnh hưởng đó được thể {nl}hiện rõ ra bên ngoài. Giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia về Việt Nam {nl}tại Học Viện Quốc Phòng thuộc trường đại học Úc New South Wales, đã cho{nl} rằng lần này gặp khó khăn nhiều nhất sẽ là các đề án đầu tư lớn, đòi {nl}hỏi nhiều tầng quyết định cũng như cần được cấp cao trong nhà nước {nl}chuẩn y.
Các đề án xây dựng địa ốc hay hạ tầng {nl}cơ sở nằm trong diện bị đe dọa. Bài viết trích lời các nhà quan sát {nl}chính trị nói rằng việc kết án hàng loạt những vụ án chính trị, sự gia {nl}tăng luận điệu cứng rắn trên báo chí do nhà nước kiểm soát và việc ngăn{nl} chận trang mạng xã hội Facebook có dính líu tới những hoạt động tranh {nl}giành quyền lực trước đại hội Ðảng, và điều này đang làm cho rất nhiều {nl}người lo ngại.(SBTN)
{nl}{nl}