Tin Hà Nội - Hôm qua ngày 17 tháng 2 đánh dấu 31 năm xảy ra cuộc {nl}chiến biên giới Việt Trung giữa hai nước Cộng Sản anh em, mà một thời {nl}những bài hát ca tụng Mao Trạch Ðông được cổ võ hết mình. Năm nay cũng {nl}như năm ngoái, không thấy hệ thống báo đài chính thống của Hà Nội cũng {nl}như Bắc Kinh đả động gì về cái biến cố kéo dài một tháng hồi năm 1979. {nl}Cuộc chiến biên giới Việt Trung được mô tả là đẫm máu nhưng cho tới nay{nl} các con số thiệt hại nhân mạng và vật chất vẫn chưa được hai bên chính{nl} thức công bố. Ngày đầu năm dương lịch 2010, cả hai hãng thông tấn {nl}chính thức của Bắc Kinh và Hà Nội loan báo hai bên đã hoàn thành cắm mốc{nl} biên giới trên đất liền. Bản hiệp định biên giới trên bộ giữa Việt Nam{nl} và Trung Cộng ký ngày 30 tháng 12 năm 1999 sau nhiều năm đàm phán và {nl}bị nhiều người đả kích là nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã nhượng cho{nl} Trung Cộng nhiều trăm cây số vuông và một số cứ điểm trọng yếu.
{nl}
Ngư dân Việt Nam đánh cá gần quần đảo Hoàng Sa hoặc ở cửa sông Bắc{nl} Luân giáp giới Trung Cộng cũng đều gặp khó khăn nguy hiểm đến tính {nl}mạng. Tàu tuần Trung Cộng đâm chìm hay bắt giữ tàu đánh cá của ngư dân {nl}Việt rất nhiều lần mà nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam chỉ phản ứng thụ {nl}động. Trung Cộng cũng tổ chức nhiều cuộc tập trận hải quân qui mô trên {nl}biển Ðông trong năm qua ở khu vực hai quần đảo Hoàng sa và Trường Sa. {nl}Năm 1979, Trung Cộng xua đại quân đánh suốt một dọc 6 tỉnh biên giới {nl}với Việt Nam mà hồi đó Ðặng Tiểu Bình tuyên bố là muốn dạy cho Việt Nam{nl} một bài học.
Nguyên nhân gần là Việt Nam, trước{nl} đó, đã xua quân đánh đuổi tập đoàn Khmer đỏ ở Cam Bốt, là tay sai thân{nl} tín của Bắc Kinh để thiết lập một chế độ thân Hà Nội ở Phnom Penh. {nl}Nguyên nhân rộng hơn là khuynh hướng thân Nga của các lãnh tụ Hà Nội {nl}khiến Bắc Kinh có cảm tưởng Việt Nam là tay sai của Nga ngăn chặn sự {nl}bành trướng của ảnh hưởng Trung Cộng ở mạn Ðông Nam. Bắc Kinh chửi Hà {nl}Nội là vô ơn dù nhận được các sự viện trợ lớn lao từ Trung Cộng trong {nl}cuộc chiến tại Việt Nam. Sau khi xảy ra cuộc chiến biên giới, Sau khi {nl}tái lập bang giao năm 1991, mối quan hệ ấm dần và rồi 16 chữ vàng Láng {nl}giềng hữu nghị, hợp tác đoàn diện, ổn định lâu dài, hướng đến tương {nl}lai, và tinh thần 4 tốt gồm Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, {nl}đối tác tốt được lãnh tụ Bắc Kinh đẻ ra và bắt lãnh tụ Hà Nội nuốt vào {nl}bụng. Lãnh tụ hai nước mỗi khi gặp nhau thường lôi những khẩu hiệu này {nl}ra để nhắc nhở nhau.
Tuy nhiên những gì xảy ra {nl}trên biển Ðông trong năm qua cho người ta cảm tưởng Bắc Kinh muốn ép Hà{nl} Nội tuân theo lời tuyên bố lưỡi bò chiếm ba phần tư biển Ðông trong đó{nl} bao gồm các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Cộng. Ðối với {nl}người dân Việt Nam, trận chiến biên giới 1979 và những gì đang xảy ra {nl}trên biển đông, khai thác bauxite, cho Trung Cộng chiếm đất rừng đầu {nl}nguồn của 10 tỉnh, luôn luôn nhắc nhở đến cái họa Bắc thuộc. Bởi vậy 16{nl} chữ vàng kia được dân gian truyền tụng ở Việt Nam thành Láng giềng {nl}khốn nạn, cướp đất toàn diện, lấn biển lâu dài, thôn tính tương {nl}lai.(SBTN)
{nl}{nl}