Tin{nl} New York - Ủy Ban Bảo Vệ Ký Giả gọi tắt là CPJ có trụ sở tại New York, {nl} Hoa Kỳ, hôm thứ Ba đã cho công bố bản phúc trình hàng năm tựa đề Những {nl}Cuộc Tấn Công Báo Chí Năm 2009, nhằm duyệt lại tình hình đàn áp báo chí{nl} trên khắp thế giới. Mở đầu về tình hình đàn áp giới truyền thông tại {nl}Việt Nam, tổ chức CPJ cho biết nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam vừa tiếp{nl} tục siết chặt báo chí, vừa tăng cường việc kiểm soát chặt chẽ phương {nl}tiện Internet bằng các biện pháp mới nhằm hạn chế những nội dung phổ {nl}biến trên mạng, đồng thời gia tăng việc theo dõi các bloggers. Theo tài{nl} liệu của Bộ Thông Tin và Truyền Thông Cộng sản Việt Nam thì khoảng 22 {nl}triệu người trong gần 90 triệu dân Việt Nam sử dụng Internet, trong số {nl}này có chừng 2 triệu là bloggers tức những người viết nhật ký trên mạng.{nl}
Bản phúc trình của tổ chức CPJ nhận xét rằng lượng {nl}bloggers gia tăng đang đưa nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam lâm vào tình{nl} trạng tiến thoái lưỡng nan: Một mặt muốn mở rộng phương tiện Internet {nl}để cải cách kinh tế, nhưng mặt khác vẫn duy trì các biện pháp hạn chế {nl}gắt gao quyền tự do bày tỏ cảm tưởng, nhất là mọi hình thức chỉ trích {nl}giới lãnh đạo đảng Cộng sản hay những chính sách tế nhị của nhà nước. {nl}CPJ cảnh báo rằng trong năm qua, nhiều phóng viên và bloggers phổ biến {nl}quan điểm của họ, nhất là có nội dung chỉ trích mối quan hệ Việt-Trung, {nl}đều bị Hà Nội sách nhiễu, thẩm vấn, bỏ tù. Mới đây nhất là trường hợp {nl}blogger trẻ tuổi Phạm Thanh Nghiên, đã gây xúc động thế giới sau khi {nl}nhà văn Phạm Thanh Nghiên bị án tù 4 năm cộng thêm 3 năm quản chế, chỉ {nl}vì bài viết của cô trên mạng chỉ trích viên chức địa phương bỏ túi {nl}những khoản tiền giúp gia đình ngư dân bị Trung cộng bắn chết hồi năm {nl}2007, và việc Phạm Thanh Nghiên trả lời phỏng vấn các đài nước ngoài.
{nl}
Ủy ban Bảo Vệ Ký giả dẫn chứng một số trường hợp, {nl}chẳng hạn như hồi tháng 8 năm ngoái, blogger Người Buôn Gió tức nhà báo{nl} Bùi Thanh Hiếu, bị giam giữ, các máy điện toán và cả tư trang của ông {nl}bị tịch thu vì ông viết những bài chỉ trích liên quan cuộc tranh chấp {nl}lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Cộng, cũng như những vụ tước đoạt đất {nl}đai của Giáo hội Công Giáo tại Việt Nam. Bản phúc trình của CPJ cũng đề{nl} cập đến trường hợp blogger Phạm Ðoan Trang của báo mạng VietnamNet bị {nl}Hà Nội gán tội vi phạm luật an ninh quốc gia, cũng vì đề cập tới vấn đề{nl} tranh chấp lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Cộng.
Rồi{nl} vụ blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh gặp rắc rối tương tự vì những {nl}bài cũng liên quan mối quan hệ Việt-Trung, kể cả vấn đề bauxite Tây {nl}Nguyên, hay vụ blogger Bút Thép từng bị công an giam giữ cũng vì dám {nl}đụng tới mối quan hệ Việt-Trung, nhất là việc anh mặc áo thun in dòng {nl}chữ Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Vào tháng 5 năm ngoái, tổ {nl}chức CPJ xếp Việt Nam là một trong 10 nước đàn áp tự do báo chí tồi tệ {nl}nhất dựa trên việc Việt Nam gia tăng đàn áp bloggers, tiếp tục giam giữ{nl} blogger Ðiếu Cày Nguyễn Văn Hải. Bản phúc trình của CPJ trích dẫn Tổ {nl}chức quốc tế OpenNet Initiative chuyên nghiên cứu về tình trạng kiểm {nl}duyệt Internet lưu ý rằng Việt Nam cũng giống như những xứ độc tài Miến {nl} Ðiện và Trung Cộng, tiếp tục ngăn chận và gạn lọc thông tin một cách {nl}khắt khe nhất so với những nước khác tại Á Châu.(SBTN){nl}{nl}