Xin bắt đầu {nl}bằng việc nói chuyện xưa một chút. Năm tốt nghiệp đại học tôi thất {nl}nghiệp, nhưng nhờ mấy truyện ngắn đăng báo, tôi được mời đi dự trại sáng{nl} tác Hội Nhà văn thành phố. Trong trại sáng tác năm ấy, tôi chỉ còn nhớ {nl}mỗi bài nói chuyện của tác giả Hương Rừng Cà Mau, nhà văn Sơn Nam. Ông {nl}bảo: “Văn hoá chúng ta ảnh hưởng Kytô giáo rất nhiều. Ðan cử cái ghế {nl}dựa. Người Á đông ngồi trước mặt vua quan thì phải ngồi thẳng lưng nên {nl}ghế không có dựa. Kytô giáo dạy con người bình đẳng, cho nên đã ngồi ghế{nl} thì dựa người ra, không phải dựa thẳng đứng mà là ngã người ra sau”. {nl}Tôi nhớ Sơn Nam nhiều là vì thế. Mà Sơn Nam đã nói về văn hoá thì có ai {nl}dám phản đối.
Ngày đầu năm đi lễ minh niên với gia đình, tôi chú ý{nl} cha chủ tế cúi đầu rất sâu khi hát kinh Vinh Danh đến đoạn “Chúa Giêsu {nl}Kytô”. Tôi nhớ lời Thánh Phaolô: “Ðể khi nghe Danh Giêsu thì mọi loài {nl}trên Trời dưới đất và cả trong hoả ngục đều phải quỳ xuống mà thờ lạy {nl}Người”. Vậy mà nhiều người giáo dân lại không để ý.
Cũng thế, {nl}trong Thánh Lễ khi đọc Kinh Tin Kính đến đoạn nhắc về Mầu Nhiệm Nhập {nl}Thể: “Bởi phép Ðức Chúa Thánh Thần…” thì giáo dân phải cúi mình, bởi vì {nl}con người phải ca ngợi thán phục và thờ lạy mầu nhiệm cao cả ấy, nhưng {nl}nhiều khi thấy giáo dân mình đọc mà không quan tâm cho lắm.
Vậy {nl}có gì trái ngược giữa sự bình đẳng mà giáo lý Công giáo đề cao với việc {nl}cúi mình thờ lạy Ðấng Tối Cao? Không những chẳng có gì trái ngược, mà {nl}phải nói rằng chính sự cao sang của Thiên Chúa đã làm cho con người được{nl} nâng lên cao.
Những năm tháng theo học và nghiên cứu Học Thuyết {nl}Xã Hội Công Giáo với một nhóm anh em trí thức Công giáo đã giúp tôi nhớ {nl}thuộc lòng rằng “Giáo Hội nhìn thấy nơi mỗi người, nam cũng như nữ, hình{nl} ảnh sống động của chính Thiên Chúa. Hình ảnh này mỗi ngày được triển {nl}khai thêm một cách trọn vẹn và sâu sắc hơn nơi mầu nhiệm Ðức Kitô, hình {nl}ảnh tuyệt hảo của Thiên Chúa, Ðấng duy nhất đã mạc khải Thiên Chúa cho {nl}con người và mạc khải con người cho chính con người”.
Nói cách {nl}khác, Thiên Chúa cao sang mà con người phải cúi mình và quỳ gối thờ lạy {nl}ấy đã hoá thân làm người để con người vốn phải khom lưng uốn gối thì nay{nl} có thể đứng thẳng mà kêu lên rằng “Abba, Cha ơi.” Ôi sự bình đẳng lạ {nl}lùng quá.
Giữa Ðấng Tạo Hoá cao cả quyền năng với con người tội {nl}lỗi đã có mối giao hảo kỳ diệu như thế, mà con người hèn kém với nhau {nl}lại cư xử y như chúa và tôi, nghĩa là làm sao? Gần đây xã hội Việt nam {nl}xôn xao tự hào vì có một chủ chăn uy dũng lên tiếng cho quyền con người,{nl} ấy là Ðức Tổng Giám Mục Hà Nội Giuse Ngô Quang Kiệt. Ngài bảo tự do tôn{nl} giáo là cái đương nhiên, không phải chuyện xin cho. Nói cách khác, ngài{nl} muốn cho xã hội dân sự có một chỗ đứng xứng hợp với phẩm giá làm người.
Ðức{nl} Tổng kính yêu muốn nói lên rằng con người có phẩm giá nên không cần {nl}chuyện xin xỏ. Tiếng Việt hay ở chỗ là hễ có xin là có xỏ. Anh xin tôi {nl}là tôi xỏ mũi anh. Xỏ rồi thì đứng hay ngồi hoặc quỳ thì cũng giống {nl}nhau. Nếu nhà văn Sơn Nam bảo văn hoá Việt ảnh hưởng bởi văn hoá Kytô {nl}giáo, sớm nhìn thấy bình đẳng, thì không ai có thể tin rằng chuyện {nl}xin-cho lại được đề nghị bởi chính người có đạo.
Nhưng mà thôi, {nl}không nói gì đến chuyện con người với nhau. Có nhiều điều phải nói về {nl}chuyện con người cúi đầu trước Thiên Chúa. Có khi người ta sẵn sàng quỳ {nl}gối trước mặt người đời mà lại e dè khi cúi mình trước Ðấng Tối Cao. {nl}Người ta sẵn sàng quỳ xin chuyện này chuyện nọ, mà lại không chịu cúi {nl}đầu khi đọc đến Danh Thánh Ðấng Cứu Thế hay không chịu cúi mình khi {nl}tuyên xưng mầu nhiệm Nhập Thể trong kinh Tin Kính.
Chuyện Thánh {nl}Giá Chúa bị những con người xấu xa, tay sai của quỷ hoả ngục đập phá làm{nl} cho thế giới rúng động. Khi anh vào nhà người ta đập cái cục gạch ở góc{nl} vườn, có thể anh cũng bị tóm và bị bắt đền bồi. Mấy vị giáo dân can {nl}trường đập bỏ vài viên gạch tường khu đất nhà Dòng cũng là của mình, {nl}cũng bị nhà cầm quyền bắt phải đền tiền triệu. Vậy mà người ta dám đập {nl}phá Thánh Giá cứu độ muôn dân. Kiêu ngạo và bất lương đến thế là cùng.
Lịch{nl} sử đã có những con người nói hăng, làm dữ để chống đối Ðấng Tạo Hoá. {nl}Nhưng lịch sử cũng cho thấy những kẻ ngạo mạn ấy chết thê thảm trước khi{nl} đụng đến Thánh Giá Chúa uy quyền. Có điều lạ là ở Việt nam có những kẻ {nl}“làm nên lịch sử” cho hoả ngục. Satan ghi vào cuốn “Sa triều lịch sử {nl}biên niên” rằng vào năm thứ hai ngàn lẻ mấy… sau khi Herôđê băng hà, có {nl}người tên là Nguyễn X, Phạm Y… đã hung hãn đập nát Thánh Giá của Giêsu” {nl}(nhưng khi ghi và đọc đến Danh Thánh Chúa Giêsu, toàn thể hoả ngục phải {nl}quỳ xuống thờ lạy).
Chuyện đó chưa phải là lạ lùng. Chuyện lạ là {nl}có nhiều người không nhận ra rằng đập phá Thánh Giá Chúa là tội ác ghê {nl}rợn nhất của lịch sử loài người. Các vua quan triều Nguyễn chỉ nghĩ đến {nl}chuyện quá khoá, bắt người có đạo bước qua Thánh Giá là ghê lắm rồi. Các{nl} ông ấy còn lương tri để nhận ra rằng “đập phá Thánh giá chính là xây {nl}nhà cho tử thần”.
Vậy mà có người còn cả nghĩ “ấy là chuyện đất {nl}đai, là tranh chấp dân sự”. Khi người ta nhào vô nhà anh, đánh cha mẹ {nl}anh tan nát, anh vẫn bảo là chuyện tranh chấp dân sự, thì thiên hạ nghĩ {nl}gì về anh?
Nhà văn Sơn Nam đã đi xa. Có lẽ trước Toà Chúa ông {nl}vui vì đã từng nói lên tiếng nói của văn hoá Công giáo dù ông không Công{nl} giáo. Cuộc đời người Kytô hữu xét cho cùng là cuộc đời của con người {nl}được bình đẳng với nhau vì cùng được Thiên Chúa nâng lên cao và cùng {nl}hướng về siêu việt. Khi biết ơn Ðấng đã đưa mình lên, thì việc cúi đầu {nl}trước Ngài là hành vi tri ân và khiêm hạ.
Ngày Xuân chúng con xin{nl} được cúi mình trước Thánh Giá Chúa. Chúng con cúi mình ăn năn vì chính {nl}chúng con đã làm Chúa phải chịu treo lên Thánh giá. Nhưng chúng con cũng{nl} vui mừng cảm tạ Chúa vì nhờ Thánh Giá Chúa mà chúng con được kéo lên {nl}cùng Chúa. Xin cho chúng con ngẩng đầu chờ ngày Chúa vinh hiển quang {nl}lâm.{nl}
{nl}
{nl}
Gioan Lê Quang Vinh
(source: http://www.vietcatholic.net/News/Html/76975.htm)
{nl}{nl}