{nl} VINH - Trang Nứa là chứng nhân của sự bách hại và sống mầu {nl}nhiệm hiệp thông cùng Ðồng Chiêm trong đêm giao thừa.
Hình{nl} ảnh Trang Nứa cầu nguyện cho Ðồng Chiêm trong đêm giao thừaGiáo{nl} xứ Trang Nứa thuộc giáo phận Vinh, tọa lạc trong một địa lý hết sức đặc{nl} biệt cách toà giám mục xã đoài 2km. Trước khi thành lập giáo phận Vinh {nl}vào năm 1846, Giáo xứ Trang Nứa là một xứ đạo thuộc cử điểm truyền giáo {nl}của địa phận Tây Ðàng Ngoài và có bề dày lịch sử về đời sống Ðức Tin {nl}mạnh mẽ, kiên trung.
Hòa mình trong dòng chảy lịch sử của giáo {nl}hội Việt Nam, giáo xứ Trang Nứa đã đuợc nếm mùi vị của lịch sử giáo hội {nl}chịu thương đau.
Trang Nứa và đồng Chiêm cùng Chịu chung đau {nl}thươngNhìn lại lịch sử giáo phận Vinh bị bách hại đạo hơn {nl}300 năm qua, chúng ta phải nhắc đến biến cố đau thương của giáo xứ Trang{nl} Nứa hay còn gọi là "Vụ Trang Nứa"
Biến cố đau thương của giáo xứ{nl} Trang Nứa được mọi người khắp thế giới biết đến, khi nhà cầm quyền cộng{nl} sản dùng bộ đội chính quy đàn áp, làm cho Trang Nứa trở nên "Vũng {nl}Máu"trong lòng giáo hội vào ngày 24-11-1952. Kết quả của vụ Trang nứa là{nl} có 5 linh mục, 2 chủng sinh, 45 giáo dân bị kết án tử hình hoặc bị tù {nl}giam nhiều năm và án treo.
Những con nguời ấy, mãnh đất ấy thì {nl}nay vẫn còn đó, nhưng dường như những kỷ ức đau thương, người ta không {nl}muốn nhắc đến.
Sự thật đó, chính tôi được thấy khi đến thăm một {nl}cụ già tại Trang Nứa, năm nay ông đã gần 100 tuổi, trên đầu ông đã bạc {nl}phơ. Khi đựợc hỏi về biến cố lịch sử cách đây gần 50 năm. Tôi nhận thấy {nl}trong mắt ông một nỗi đau không thể diễn tả được, một nỗi sợ hãi không {nl}thể nói bằng lời. Tôi không giám hỏi ông thêm điều gì. Qua thông tin, {nl}tôi tìm hiểu về lịch sử giáo xứ, và chính tôi được gặp trực tiếp ông là {nl}nạn nhân của chế độ cộng sản một thời. Tôi mới cảm nghiệm được sự tàn {nl}khốc mà chính thế chế này đã gieo xuống mảnh đất bình yên, và nỗi sợ hãi{nl} ấy đã theo ông suốt cả một kiếp người.
Tại Ðồng Chiêm, đau {nl}thương cũng đã đến với làng quê nghèo, hiền lành; khi nhà cầm quyền kéo {nl}đến cả gần một ngàn cảnh sát cơ động và đủ thử các loại vũ khí: Dùi cui,{nl} roi điện, chó nghiệp vụ.... vào rạng sáng ngày 6/1 để triệt hạ cây {nl}Thánh Giá là biểu tượng linh Thánh của người tin vào Thiên Chúa. Ðau {nl}thương đến với Ðồng Chiêm, họ quặn đau vì anh em mình bị đánh đập, họ {nl}đau vì Chúa mình bị xúc phạm.
Hành động đập phá Thánh Giá của nhà{nl} cầm quyền Hà Nội trong thời gian qua là kết quả của chuỗi dài lich sử {nl}giáo hội Việt Nam bị bách hại.
Thánh Giá Ðồng Chiêm bị triệt hạ,{nl} Giáo xứ Trang Nứa hiệp thông cầu nguyện trong đêm giao thừa.
Trong{nl} tâm tinh hiệp thông sẻ chia với nỗi đau của anh chị em tại Ðồng Chiêm {nl}sau hơn một tháng bị nhà cầm quyền Hà Nội triệt hạ Thánh Giá và dùng {nl}những chiêu bài trấn áp giáo dân trong suốt thời gian qua.
Hơn {nl}ai hết, giáo xứ Trang Nứa thống hiểu được nỗi đau mà anh chị em mình {nl}phải gòng mình chịư đựng trước sự cai trị của nhà cầm quyền cộng sản {nl}Việt nam.
Tối nay lúc 20h30p ngày 30/12/2009 âm lịch, Cha quản xứ{nl} Giuse Trần Ðức Ngợi đã tổ chức một buôỉ cầu nguyện suy tôn Thánh Giá {nl}hết sức sốt sắng và long trọng, để hiệp thông cùng nỗi đau của anh chi {nl}em mình tại Ðông Chiêm.
Việc suy tôn Thánh Giá của Giáo xứ Trang{nl} Nứa trong thời khắc đêm giao thừa hết sức đặc biệt. Nói lên rằng, giáo {nl}xứ Trang Nứa đang sống mầu nhiệm Năm Thánh theo lời mời của giáo hội {nl}Việt Nam: Mầu nhiệm, hiệp thông. sứ vụ.
Trong suốt năm qua, bao {nl}biến cố xảy đến với giáo hội Việt Nam từ sự kiện Tòa khâm sứ, Thái Hà, {nl}Tam Tòa, Loan lý và đến nay là sự kiện Ðồng Chiêm mới nhất.
Giáo{nl} xứ Trang Nứa dứói sự dẫn dắt đầy khôn ngoan và can đảm của Cha quản xứ {nl}noi gương vị Cha Chung Giáo Phận là Ðức Cha Phaolô Maria Cao Ðình {nl}Thuyên, một con nguời của mầu nhiệm hiệp thông nên đã tạo ra một tinh {nl}thần sống liên đới và hiệp thông mạnh mẽ khi giáo hội bị bách hại. Ðặc {nl}biệt là cây Thánh Giá bị xúc phạm và triệt hạ tại Ðồng Chiêm.
Ðêm{nl} giao thừa, thời khắc đặc biệt giao duyên giữa năm cũ và năm mới. Giáo {nl}xứ đã đặt mình trước cây Thánh Giá để ngẫm suy về mầu nhiệm Thập Giá. {nl}Phải chăng vị chủ chăn đã muốn gửi đến cho cộng đoàn một thông điệp về {nl}sự sống, về tình yêu đó là nơi cây Thánh Giá củă Ðưc Kittô. Bởi vì, {nl}Thánh Giá chính là biểu tượng của sự sống và tình yêu đích thực.
Lạy{nl} Chúa, Mùa xuân lại về trên quê hương Ðất Việt, nhớ lại bao biến cố đau {nl}thương xảy đến cho giáo hội Việt Nam. Chúng con xin Chúa cũng tăng thêm {nl}nghị lực, lòng can đảm cho mỗi người. Nhờ đó, chúng con biết sống theo {nl}tinh thần Năm Thánh: sống mầu nhiệm hiệp thông để làm cho giáo hội ngày {nl}càng phát triển và làm cho cho con người sớm có được sự công bằng, bác {nl}ái và sự thật
Ðêm giao thừa 30-11-2009{nl}