ÐỪNG SỢ LÀM NHÂN CHỨNG CHO PHẨM GIÁ CỦA MỖI CON NGƯỜI
{nl}(Viết kính tặng cha Giám Tỉnh và các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam{nl} nhân dịp năm mới)
{nl}Gioan Lê Quang Vinh {nl}
{nl}1. Tất niên với Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II{nl}{nl}
Những ngày cuối năm thật buồn. Tết năm nay thiên hạ nghèo hơn, {nl}buôn bán ế ẩm, đường phố vẫn lung tung, chẳng mấy ai đủ tiền sắm Tết cho{nl} thoải mái. Càng buồn thêm khi nghĩ đến những người anh em trong Giáo {nl}Hội Việt nam, những nạn nhân và cả những người có trách nhiệm, cả những {nl}chủ chăn anh dũng và những chủ chăn “dịu dàng quá mức”.{nl}
Lúc đang buồn buồn như thế thì tôi mở nghe một bản nhạc của linh{nl} mục nhạc sĩ Phaolô Hoàng Kim Tốt, và trùng hợp bất ngờ là sau đó nhận {nl}được điện thoại cha Tốt, cùng hẹn hò ra thăm xứ Ma Lâm của ngài. {nl}
Tôi mở tủ sách, lấy cuốn sách ngài tặng nhiều năm trước: “Bước {nl}Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng” của Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II. Bây giờ đọc {nl}lại cuốn sách vào dịp tất niên với cái nhìn mới và những biến cố mới {nl}trong Giáo Hội, tôi khám phá ra sự vĩ đại và tâm hồn cao cả của vị Giáo {nl}hoàng tuyệt vời. {nl}
Người Công giáo học giáo lý đến Thêm Sức là đã đủ. Nhiều xứ có {nl}lớp Kinh Thánh, lớp Ðức Tin, lớp Vào Ðời, nhưng dường như chưa có lớp {nl}giáo lý về Giáo huấn của Hội Thánh. Chúng ta vẫn nghĩ tư tưởng của các {nl}Ðức Giáo Hoàng là xa vời, là cao siêu chẳng mấy ai có thể nắm được và {nl}cũng không mấy thực tế. Nhưng khi đọc “Bước Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng”, {nl}người ta nhận thấy vị Giáo hoàng của Hội Thánh đang hiện diện gần gũi và{nl} chia sẻ cuộc đời người tín hữu một cách thân thiết như cha con ruột {nl}thịt.{nl}
Do đó, những ngày cuối năm của tôi thật ấm áp với tác phẩm tuyệt{nl} vời của người Cha chung. Nhưng bài viết này không phải là bài điểm {nl}sách, mà chỉ là đôi chút suy tư về hai từ “Ðừng sợ” được Ðức Thánh Cha {nl}nhắc đi nhắc lại nhiều lần.{nl}
{nl}2. Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II dạy “Ðừng sợ”{nl}{nl}
Phóng viên Vittorio Messori cơ quan R.A.I. Uno của đài truyền {nl}hình Ý đã phỏng vấn Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II những câu hỏi thẳng {nl}thắn và như Ðức Thánh Cha nhận xét, những câu hỏi “một phần do thấm {nl}nhuần một đức tin sống động, còn phần kia biểu lộ một nỗi lo âu nào đó”.{nl} Và câu hỏi đầu tiên của ký giả đã khiến Ðức Thánh Cha “nhớ ngay đến lời{nl} huấn dụ” khi ngài bắt đầu sứ mệnh trên ngai toà Phêrô: “Anh chị em đừng{nl} sợ”.{nl}
Ðức Thánh Cha nhắc lại rằng đó là lời Thiên sứ nói với Ðức {nl}Maria, với Thánh Cả Giuse và sau này Ðức Giêsu cũng nói với Phêrô và các{nl} môn đệ nhiều lần. Hội Thánh cũng lặp lại lời ấy, bắt đầu từ bài giảng {nl}đầu tiên của Thánh Phêrô. Và Ðức Thánh Cha hỏi: “Chúng ta không nên sợ {nl}gì?”. {nl}
Câu trả lời của chính ngài là “trước tiên không nên sợ sự {nl}thật về chính mình”. Sau đó ngài viết thêm: “Nói cách khác, đừng sợ {nl}người ta”. {nl}
Nỗi sợ bị người khác chê trách, bị lên án và bị ngược đãi v.v… {nl}là nỗi sợ gắn liền với phận người. Ða phần những việc con người làm là {nl}để hài lòng một ai đó. Càng thánh thiện người ta càng muốn làm hài lòng {nl}Thiên Chúa hơn là hài lòng người đời. Nhưng khổ thay, con người có lúc {nl}có cảm giác như lời Thánh Vịnh “kẻ thù bao vây tứ phía” (x.TV17,11) và {nl}họ lại quên rằng Chúa là Ðấng “cứu ai trú ẩn dưới cánh tay Ngài khỏi {nl}quân thù xông đánh” (TV 17,7).{nl}
Vì sợ hãi, người ta có khi không dám đứng về phía kẻ yếu thế, cô{nl} thân. Lịch sử Hội Thánh minh chứng rằng dù có những lúc nhiều giáo sĩ {nl}đi với cường quyền, nhưng Hội Thánh xét như toàn thể thì luôn đứng về {nl}phía người nghèo, người bị áp bức, vì đó là sứ mệnh thuộc bản chất Hội {nl}Thánh.{nl}
Ðức Thánh Cha thật sâu sắc khi ngài muốn diễn đạt rằng nỗi sợ {nl}hãi trước tiên là do con người quá biết rõ về chính mình. Lẽ ra lúc biết{nl} về sự yếu đuối của mình, con người phải tin cậy vào Thiên Chúa, đàng {nl}này nhiều người lại dựa vào sức mạnh thế gian!{nl}
Thứ hai, Ðức Thánh Cha dạy “đừng sợ Thiên Chúa đã làm người, {nl}đừng sợ gọi Thiên Chúa là Cha và hãy nên hoàn hảo như Thiên Chúa là Ðấng{nl} hoàn hảo”. Ðức Thánh Cha bảo rằng “Phêrô không những không sợ vị {nl}Thiên Chúa làm người, ông còn lo sợ thay cho Ðức Giêsu!” {nl}
Ðức Thánh Cha muốn chúng ta hiểu rằng tương quan giữa Thiên Chúa{nl} với con người là tương quan cha con, và như vậy chúng ta cần vững lòng {nl}cậy trông. Chúa đã giao cho Phêrô và cho Giáo Hội trọng trách cao cả, {nl}thì những mục tử trong Giáo Hội cũng như Phêrô không thể chối Chúa lần {nl}nữa, mà kiên cường trong đức tin đến cùng.{nl}
Và Ðức Thánh Cha nhắc nhở “đừng sợ làm nhân chứng cho phẩm {nl}giá của mỗi con người, từ lúc con người thụ thai cho đến khi chết”.{nl}
Có lẽ đây là điều mà hôm nay ngài muốn gợi lại cho Giáo Hội Việt{nl} Nam khi chúng ta đang hân hoan mừng Năm Thánh. Giáo lý của Giáo Hội {nl}Công Giáo đã dạy rằng “Giáo Hội chu toàn sứ mạng công bố Tin Mừng là {nl}Giáo Hội làm chứng cho con người, nhân danh Ðức Kitô: làm chứng cho phẩm{nl} giá của con người, cho ơn gọi sống hiệp thông giữa mọi người với nhau. {nl}Giáo Hội dạy cho con người biết các đòi hỏi của công lý và hoà bình phù {nl}hợp với sự khôn ngoan của Thiên Chúa” (GLGHCG 2419).{nl}
Giáo Hội dạy “Thông điệp căn bản của Thánh Kinh cho biết con {nl}người là thụ tạo của Thiên Chúa (x. Tv 139,14-18), và theo thông điệp {nl}ấy, hình ảnh Thiên Chúa nơi con người chính là yếu tố định tính và phân {nl}biệt con người. (…) Bởi đó, “được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, con{nl} người có phẩm giá của một ngôi vị” (HTXHCG, 108).{nl}
Như vậy, ơn cứu chuộc là ơn hoàn trả phẩm giá cao quý ấy cho con{nl} người sau ngày họ bất tuân lệnh Chúa. Và sứ mệnh Hội Thánh là gì nếu {nl}không phải là ra sức rao giảng cùng bênh vực cho phẩm giá cao quí của {nl}con người là hình ảnh của Thiên Chúa.{nl}
Mà rao giảng về phẩm giá con người sao được nếu cứ sợ hãi bóng {nl}tối của “thế gian điêu ngoa”?{nl}
{nl}3. “Việc loại trừ bất công làm thăng tiến tự do và phẩm giá con {nl}người”
Học thuyết Xã Hội Công Giáo dạy rằng “Việc loại trừ {nl}bất công làm thăng tiến tự do và phẩm giá con người” (khoản 137). {nl}
Hội Thánh có “nghĩa vụ phải tố cáo mỗi khi tội có mặt: tội bất {nl}công và tội bạo lực, cách này hay cách khác, đang lan tràn qua xã hội và{nl} thâm nhập vào xã hội. Nhờ biết tố cáo, học thuyết xã hội trở nên giống {nl}các thẩm phán và các nhà bảo vệ những quyền lợi không được nhìn nhận và {nl}hay bị xâm phạm, nhất là các quyền lợi của người nghèo, người yếu kém”. {nl}(Hiến chế Mục Vụ Gaudium et Spes).{nl}
Nếu Hội Thánh im lặng trước bất công sự dữ, hay ngồi suy tư “nên{nl} nói hay nên im” thì Hội Thánh bắt đầu rời xa sứ mệnh làm ngôn sứ của {nl}mình. Như tiên tri Giôna ngày xưa, dù đã lỡ lánh mặt để trốn tránh sứ {nl}mệnh, thì phải có lúc Hội Thánh lên tiếng la lớn cho thế giới về Thiên {nl}Chúa, như cách diễn đạt của chị Chiara Lubich thuộc phong trào Focolare.{nl}
Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II được yêu mến là bởi vì ngài đã hết{nl} lòng sống cho Thiên Chúa và con người trong sứ mệnh của ngài. Các mục {nl}tử muốn được lòng thế gian thì chắc chắn dân Chúa không thể ngước lên {nl}nhìn như họ ngước nhìn Ðức Gioan Phaolô II.{nl}
Ðức Thánh Cha Benedicto nói về vị tiền nhiệm của ngài như sau:{nl}
“Trước ngôi mộ của ngài trong hầm mộ Vatican, nhiều tín hữu vẫn {nl}không ngừng tiếp tục tuốn đến kính viếng, và điều này cho thấy một dấu {nl}hiệu hùng hồn là Ðức Gioan Phaolô II yêu dấu của chúng ta đã đi vào lòng{nl} người như thế nào, trước hết, là vì chứng từ yêu thương của ngài và {nl}việc ngài sẵn sàng chấp nhận khổ đau. Nơi ngài, chúng ta có thể ca tụng {nl}sức mạnh của đức tin và lời nguyện cầu của ngài, và cách ngài hoàn toàn {nl}phó thác bản thân ngài cho Ðức Maria Rất Thánh, vị luôn đồng hành với {nl}ngài và bảo vệ chở che ngài, nhất là trong những lúc khốn khó nhất và bi{nl} thảm nhất cuộc đời của ngài” (Huấn Từ Truyền Tin).{nl}
Nhân dịp xuân về, con xin kính chúc quí mục tử trong Hội Thánh {nl}luôn bình an, vững tin vào Thiên Chúa và luôn can đảm nói lên sự thật để{nl} rao truyền Tin Mừng, nâng cao phẩm giá con người và có được niềm tin {nl}yêu của dân Chúa.
(source: http://www.dcctvn.net/zzweb/99826vinh.html)
{nl}{nl}
Posted on 12 Feb 2010
[
print ]
FreeVietNews