Tin tổng hợp - Hãng thông tấn Pháp AFP trong một bài phân tích gửi{nl}đi từ Hà Nội hôm thứ Bảy, cho rằng trong mục đích duy trì quyền lực độc{nl}tôn, nhà cầm quyền cộng sản tại Việt Nam vẫn đang tìm mọi cách để kiểm{nl}soát đời sống chính trị của dân chúng. Ðảng Cộng sản Việt Nam khẳng{nl}định mạnh mẽ sự kiểm soát chặt chẽ trên đời sống chính trị của đất nước{nl}trong bối cảnh đảng này được 80 tuổi và đang bị nhiều thành phần khác{nl}nhau trong xã hội chỉ trích. Thứ ba vừa qua nhân dịp kỷ niệm 80 ngày{nl}thành lập đảng Cộng sản Ðông dương là tiền thân của đảng Cộng sản Việt{nl}Nam, báo chí trong nước đã đưa tin là Tổng bí thư Nông Ðức Mạnh đã nhắc{nl}lại rằng Ðảng đã và tiếp tục là lực lượng tiên phong của giai cấp lao{nl}động, của dân tộc Việt Nam.
Lời phát biểu trên{nl}đây được đưa ra hai tuần lễ sau khi 4 người bất đồng chính kiến bị kết{nl}án từ 5 đến 16 năm tù giam vì tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền.{nl}Ðối với chính phủ Việt Nam, tội danh của bốn người này là bảo vệ sự đa{nl}đảng, có liên hệ với những tổ chức ở ngoài nước và âm mưu lật đổ chính{nl}phủ một cách bất bạo động bằng cách tuyên truyền trên Internet. Theo{nl}AFP, các nhà quan sát tình hình Việt Nam nghĩ rằng nhà cầm quyền nước{nl}này đã tăng cường chính sách đàn áp từ cuối năm 2006, sau khi hội nghị{nl}thượng đỉnh châu Á-Thái Bình Dương được tổ chức tại Hà Nội, và sau khi{nl}Việt Nam được kết nạp vào Tổ chức Thương mãi Thế giới. Từ 3 năm nay,{nl}ngành tư pháp Việt Nam đã đưa ra xét xử nhiều cá nhân dám chỉ trích chế{nl}độ. Họ đến từ nhiều tầng lớp khác nhau như là thành viên công đoàn, nhà{nl}báo, tu sĩ, luật sư ủng hộ dân chủ, nhà văn chủ trương đa đảng và chỉ{nl}trích quan hệ Việt-Trung.
Các nhà phân tích còn{nl}nhận thấy một điều mới lạ là kể từ nay chính sách đàn áp của Việt Nam{nl}còn nhắm vào những thanh niên đã được đào tạo ở nước ngoài bị tố cáo là{nl}đã bắt liên lạc với những tổ chức chính trị ở ngoài nước. Theo ông Ben{nl}Kerkvliet, thuộc trường Ðại học quốc gia Úc ở Canberra được AFP trích{nl}dẫn, có những dấu hiệu cho thấy là càng có nhiều người chỉ trích về{nl}đường lối chính trị và nằm trong một tổ chức thì chính quyền càng ra{nl}tay đàn áp. Ông Kerkvliet còn nhận thấy là đối với nhiều người vấn đề{nl}trầm trọng là tệ nạn tham nhũng bên trong đảng Cộng sản. AFP nhận thấy{nl}là nếu như các nhà phân tích gặp khó khăn để đưa ra những nguyên nhân{nl}chính xác của các đợt bắt bớ vừa qua, thì cũng có một số người nêu lên{nl}khả năng những đấu đá trong nội bộ vì sắp đến Ðại hội lần thứ 11 của{nl}đảng Cộng sản Việt Nam, sẽ được tổ chức vào tháng giêng năm 2011. Ông{nl}Stein Toennesson thuộc Viện nghiên cứu về hoà bình của Oslo Na Uy, đưa{nl}ra giả thuyết là trước Ðại hội, những thành phần bảo thủ nhất nắm phần{nl}chủ động và những người khác không dám chống lại vì sợ bị đánh giá là{nl}có thái độ không kiên định. Nhưng ông không loại trừ khả năng là những{nl}thành phần đổi mới muốn cải tổ đảng từ bên trong.
Trong{nl}khi đó ông Carl Thayer thuộc trường đại học New South Wales của Úc, thì{nl}nghĩ rằng đại đa số đảng viên không có cảm tưởng là Ðảng Cộng sản sẽ dễ{nl}dàng bị lật đổ, cho dù từ hai thập niên qua tính chính đáng của đảng{nl}này ngày càng bị phản bác.(SBTN)
{nl}{nl}