Ngày{nl}8/2 tại một phòng họp của Quốc hội Pháp, tổ chức Quan sát quốc tế các{nl}luật sư (OIA) và Liên hiệp quốc tế các luật sư (UIA) tổ chức một cuộc{nl}họp báo để đánh động dư luận về tình trạng của giới luật sư ở Việt Nam.{nl}
Giới luật gia quốc tế đặc biệt quan tâm đến trường hợp của các{nl}luật sư Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Ðài và Lê Công Ðịnh hiện đang ngồi{nl}tù vì đã hành xử quyền tự do ngôn luận theo đúng các công ước quốc tế{nl}về nhân quyền.
Tham gia họp báo còn có ông Noel Mamère dân{nl}biểu Quốc hội Pháp, thuộc đảng Xanh, và ông Võ Văn Ái, chủ tịch Uỷ ban{nl}bảo vệ quyền làm người Việt Nam.
Trong cuộc họp báo, bà{nl}Nathalie Muller, thành viên của tổ chức OIA cho biết đã theo dõi tình{nl}trạng của hai luật sư Lê Thị Công Nhân và Nguyễn Văn Ðài ngay từ khi{nl}hai luật sư Việt Nam này bị bắt giữ vào năm 2007.
Tháng 11 năm{nl}ngoái, OIA đã điều một phái đoàn đến Việt Nam để tìm cách tiếp xúc với{nl}gia đình của các luật sư bị cầm tù, cũng như tìm hiểu về những điều{nl}kiện hành nghề ngày càng khó khăn của các luật sư ở Việt Nam. Nhưng tổ{nl}chức Quan sát quốc tế các luật sư đã gặp rất nhiều khó khăn do bị chính{nl}quyền cản trở.
Cho nên, các tổ chức luật sư quốc tế muốn có sự{nl}hỗ trợ của Quốc hội và chính phủ Pháp và rộng ra hơn là của chính giới{nl}các nước châu Âu, để bảo vệ hiệu quả hơn các đồng nghiệp ở Việt Nam.
Về{nl}phần dân biểu Noel Mamère, cũng là một luật sư, ông đặc biệt nhấn mạnh{nl}là Việt Nam vừa kết thúc nhiệm kỳ 2 năm làm thành viên không thường{nl}trực Hội đồng Bảo an và nay lại là chủ tịch ASEAN, cho nên nước này lại{nl}cần phải tôn trọng nghiêm chỉnh hơn các cam kết quốc tế về nhân quyền.
Trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ, ông Noel Mamère cho biết:
''{nl}Những luật sư nào đòi tự do ngôn luận, đòi dân chủ hoặc bảo vệ những{nl}người đấu tranh cho dân chủ đều không thể hành nghề được ở Việt Nam.{nl}Những luật sư này bị xét xử chóng vánh trong các phiên tòa, mà thật sự{nl}là một sự nhạo báng công lý, rồi sao đó bị giam giữ nhiều năm.
Mục{nl}đích cuộc họp báo hôm nay (8/2) chính là nhằm đánh động báo chí, để họ{nl}giúp chuyển tải một thực tế trái ngược với điều mà nhiều người vẫn nghĩ{nl}đó là Việt Nam là một nước đang tăng trưởng mạnh và cùng với đà phát{nl}triển kinh tế, nước này sẽ có dân chủ.
Theo tôi, đối với một{nl}số người, Việt Nam có thể là một nơi làm ăn lý tưởng, nhưng đa số thì{nl}vẫn sống trong cảnh nghèo khó, mà lại là sống dưới chế độ Cộng sản,{nl}giống như ở Trung Quốc, những chế độ độc đoán chuyên đàn áp, tra tấn,{nl}vi phạm nhân quyền. Trong những quốc gia như vậy, các luật sư không thể{nl}hành nghề bình thường, có thể bị mất tự do và thậm chí bị đe doạ tính{nl}mạng như tại Trung Quốc.
Tôi đã mở cửa tòa nhà Quốc hội để hai{nl}tổ chức Quan sát quốc tế các luật sư và Liên hiệp quốc tế các luật sư{nl}mở cuộc họp báo hôm nay chính là nhằm đánh động chính giới Pháp, mà{nl}trước hết là các đồng nghiệp của tôi ở Quốc hội, mà rất nhiều người{nl}cũng là luật sư, kế đến là chính phủ Pháp, để họ không vì vấn đề quan{nl}hệ thương mại mà bỏ quên vấn đề nhân quyền.
Tôi sẽ đề cập vấn{nl}đề này với ông Axel Poniatowski, chủ tịch Uỷ ban Ngoại giao của Quốc{nl}hội Pháp, với các đồng nghiệp của tôi trong Nhóm Hữu nghị Pháp Việt, để{nl}đề nghị họ cùng với tổ chức Quan sát quốc tế các luật sư, với Luật sư{nl}đoàn Paris, lập một phái đoàn đi Việt Nam thăm các luật sư bị cầm tù và{nl}đề cập với chính phủ Việt Nam về những vụ vi phạm nhân quyền''
{nl}
Thanh Phương / RFI{nl}
{nl}{nl}