Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
THÔNG CÁO BÁO CHÍ -- Họp báo tại Quốc hội Pháp tố cáo Hà Nội vi phạm quyền hành xử nghề Luật sư tại Việt Nam
{nl}
THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 8.2.2010
PARIS, ngày 8.2.2010 (QUÊ MẸ) - Sáng nay, thứ hai 8.2.2010, dưới sự chủ tọa của Dân biểu Noël Mamère, ba tổ chức Ðài Quan sát Quốc tế của các Luật sư (Obsevatoire Internationale des Avocats), Liên hiệp Quốc tế các Luật gia (Union Internationale des Avocats) và Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (Vietnam Committee on Human Rights) đã mở cuộc họp báo tại Quốc hội Pháp ở Paris để trình bày việc Hà Nội vi phạm quyền hành xử nghề Luật sư tại Việt Nam. Ðặc biệt là trường hợp của ba Luật sư Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Ðài và Lê Công Ðịnh.
Dân biểu Noël Mamère, chủ tọa cuộc họp báo nói rằng : “Hôm nay chúng tôi mở rộng cửa Quốc hội để thông tin tới quý vị về hoàn cảnh các luật sư tại Việt Nam. Ðặc biệt là các luật sư bênh vực cho những người đấu tranh cho nhân quyền, hoặc yêu sách cho dân chủ đa nguyên, như hiện trạng xẩy ra tại Trung quốc. Tôi phê phán Trung quốc tại Quốc hội, tôi đã nói rõ rằng chúng ta không thể hy sinh nhân quyền cho một vài hợp đồng kinh doanh. Tại Việt Nam cũng thế. Tình trạng tại Việt Nam còn đáng phê phán hơn nữa, chúng ta phải mạnh mẽ tố cáo, nhất là vào lúc Việt Nam làm thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ, và năm nay làm Chủ tịch ASEAN, Hiệp hội Ðông Nam Á. Làm thành viên những thiết chế quốc tế như thế, Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền thay vì đặt mình vào một tình trạng tai biến như hiện nay”.
{nl}
{nl}
{nl}
{nl}
{nl}
{nl}
Từ trái qua phải : Bà luật sư Nathalie Muller, Dân biểu {nl}Noël Mamère, Luật sư Stephane Bonifassi, ông Võ Văn Ái tại Quốc hội {nl}Pháp
Sau đó, ông trao phần phát biểu cho ba diễn giả là bà Luật sư Nathalie Muller, Luật sư Stéphane Bonifassi, và ông Võ Văn Ái.
Bà Luật sư Nathalie Muller kể lại chuyến đi về Việt Nam hồi tháng 11 năm ngoái của nhóm luật gia Pháp do lời yêu cầu của ba gia đình các luật sư Lê Công Ðịnh, Lê Thị Công Nhân và Nguyễn Văn Ðài. Ðến Hà Nội rồi vào Saigon, bà không được tiếp xúc trực tiếp với thân nhân ba gia đình, không được gặp thăm ba luật sư bị giam, cũng như không được gặp các luật sư hay các thẩm cấp pháp đình để thăm dò tin tức. Luật sư Nathalie Muller cho biết :
“Tôi đã từng sang Mông Cổ điều tra nhân quyền, nhưng chưa thấy đâu một không khí sợ hãi, đe dọa như ở Việt Nam. Chúng tôi đã biết và đã kiểm soát tại chỗ những chương trình hợp tác của Tây phương, đặc biệt là Châu Âu với những thực thể pháp lý Việt Nam trên lĩnh vực quyền dân sự, kinh doanh, v.v… Thế nhưng chẳng có gì liên quan đến nhân quyền. Mặt khác, chẳng ai muốn nghe chúng tôi nhắc tới nhân quyền. Ðây là điều chúng tôi phải tố cáo. Chúng ta không thể tiếp tục chạm trán với những trường hợp bị bắt giam vì muốn bảo vệ nhân quyền, vì nhắc tới các công ước quốc tế Việt Nam tham gia ký kết nhưng chẳng thực thi. Thật là một điều điếm nhục ! Thành thực mà nói, tôi đã chứng kiến tại chỗ, sự đông lạnh của Châu Âu trên vấn đề nhân quyền tại Việt Nam”.
Bà cũng nói : “Hiện nay sự vận động chính trị có thể đem lại tác động chính trị quan trọng. Tôi kinh ngạc với điều ông Võ Văn Ái phát biểu, mà thật như thế, là do không được hậu thuẫn mạnh mẽ nên một người bị án tù tới 16 năm, còn những người được cộng đồng quốc tế quan tâm thì án nhẹ hơn. Chính vì vậy điều quan trọng của chúng ta là phải đánh mạnh, tiếp tục nói lớn, thì mới gây tác động”.
Dân biểu Quốc hội Noël Mamère rất tán đồng khi ông nói chêm vào : “Ðúng như vậy, càng cho mọi người biết rõ, chúng ta càng bảo vệ hữu hiệu”.
Từ trái qua phải : Bà luật sư Nathalie Muller, Dân biểu Noël Mamère, Luật sư Stephane Bonifassi, ông Võ Văn Ái tại Quốc hội Pháp
Luật sư Stéphane Bonifassi, thuộc tổ chức Ðài Quan sát Quốc tế của các Luật sư, thì nói rằng : “Dù Việt Nam tham gia ký kết Công ước quốc tế về Các quyền Dân sự và Chính trị của LHQ, nhưng trong Bộ luật Hình sự Việt Nam có những điều khoản cực kỳ mơ hồ. Ví dụ như điều 88 về “tuyên truyền chống đối Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” mà chẳng có một nguyên tắc bình đẳng pháp lý nào được tiên liệu, đều đưa tới những án tù nặng nề như trường hợp của các luật sư vừa bị xử.
Ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam, phát biểu như sau :
“Chúng ta vừa nghe nói tới trường hợp các luật sư và luật gia Việt Nam bị ngăn cản hành nghề, bị sách nhiễu và cuối cùng bị cầm tù. Khổ thay những điều ấy chỉ là mặt nổi thấy được của tảng băng. Việc kết án đối với các luật sư Lê Công Ðịnh, Nguyễn Văn Ðài hay Lê Thị Công Nhân không chỉ nên phân tích như cuộc đàn áp chống các luật gia, mà phải hiểu như cuộc đàn áp chính trị quy mô đối với những người bất đồng chính kiến hay đối lập.
“Ðúng vậy, cuộc xử án họ không nhắm tới điều kiện hành nghề luật sư của họ, mà là sự đe dọa của những người này đối với chế độ. Sự kiện những người này bảo vệ cho những nhà bất đồng chính kiến hay đấu tranh nhân quyền càng làm cho tội họ trở nên nghiêm trọng hơn. Ðối với nhà cầm quyền Hà Nội bảo vệ nhân quyền là chống đối chế độ.
“Nhà nước Việt Nam được thiết lập dưới sự kiểm soát của Ðảng Cộng sản để phục vụ cho đặc quyền đặc lợi hơn là cho lý tưởng cộng sản. Luật sư đoàn bị kiểm soát, như các phiên xử vừa qua cho thấy : các luật sư bào chữa chỉ làm việc duy nhất là xin khoan hồng cho các nhà bất đồng chính kiến.
“Luật sư nào tỏ ra sốt sắng cho sự bào chữa thân chủ họ, liền bị nhà cầm quyền loại bỏ lấy cớ khai gian thuế hay vi phạm quy chế hành nghề. Việt Nam chỉ lo tuyên truyền cho thế giới thấy “Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa” tôn trọng các luật sư để lôi kéo các nhà đầu tư Tây phương.
“Cho nên cần minh bạch một điều : Nguyễn Văn Ðài, Lê Thị Công Nhân, Lê Công Ðịnh bị kết án vì họ tham gia đòi hỏi nhân quyền và dân chủ đa nguyên, đặc biệt họ tham dự vào các tổ chức hay đảng chính trị. Hơn nữa, chúng ta không thể khu biệt việc kết án Lê Công Ðịnh với bốn thành viên khác, là các ông :
- “Trần Anh Kim, cựu chiến binh với 60 năm tuổi Ðảng, bị kết án 5 năm rưỡi tù và 3 năm quản chế ;
- “Nguyễn Tiến Trung, 26 tuổi, Bloggueur, nhà thông tin học được đào luyện tại Pháp, 7 năm tù ; và
- “Trần Huỳnh Duy Thức, 16 năm tù vì không chịu thú tội trước tòa án, và cũng không được quốc tế chú tâm như những người kia.
“Thoạt đầu tất cả bị ghép vào tội “tuyên truyền chống phá Nhà nước Xã hội chủ nghĩa” nhưng cuối cùng chuyển sang tội “âm mưu lật đổ chính quyền” chiếu theo điểu 79 của Bộ luật Hình sự. Tổ chức mà họ bị kết án tham gia là Ðảng Dân chủ của cố Giáo sư Hoàng Minh Chính.
“Ðiều 79 phơi bày bộ mặt thật của Việt Nam ngày nay, như LHQ đã từng tố cáo từ 15 năm qua, rằng điều luật này cho phép trị tội không những bọn khủng bố, mà còn cho tất cả những ai muốn tham dự ôn hòa vào việc công, thoát ly con đường Ðảng Cộng sản chỉ đạo.
“Việc liên quan chính yếu ngày nay là Dân chủ và Nhà nước Pháp quyền.
“Tại Việt Nam ngày nay, những ai phê bình chính sách của Nhà nước đều bị bắt giam, các nhà báo nào điều tra nạn tham nhũng đều bị sa thải, Internet, Blogs, Facebook bị kiểm soát chặt chẽ. Những xã hội dân sự còn tồn tại là các tôn giáo bị giày xéo.
“Một ví dụ là trường hợp Ðại lão Hòa thượng Thích Quảng Ðộ, một Nelson Mandela của Việt Nam, bị tù đày, lưu xứ rồi quản thúc trong ngôi chùa của ngài ở Saigon 32 năm tròn. Vì sao vậy ? Vì Hòa thượng đòi hỏi nhân quyền, dân chủ cho nhân dân Việt Nam, vì Hòa thượng lãnh đạo Phật giáo đồ Việt Nam, không cốt để truyền đạo, mà để cứu độ người dân ra khỏi khổ đau và áp bức.
“Với những hiện trạng trên, Việt Nam trễ tàu tới gần một thế kỷ : Năm 1919 dưới tên Nguyễn Ái Quốc đại biểu cho năm nhà trí thức Việt Nam, trong có ông Hồ Chí Minh, gửi kiến nghị đến Hội nghị Quốc tế tại điện Versailles đòi hỏi những quyền cơ bản cho người dân Việt. Qua năm 1925, tập sách nhuận chính ký tên ông Hồ Chí Minh có tên “Bản án chế độ thực dân”, một lời buộc tội đanh thép về sự nhũng lạm của người Pháp tại Ðông Dương. Thế nhưng, ngày nay vào năm 2010, bản án này vẫn còn là chuyện thời sự. Những điều tố cáo trong bản án vẫn tiếp diễn, không do thực dân Pháp thực hiện mà do Ðảng Cộng sản của ông Hồ Chí Minh”.
Trả lời câu hỏi phải làm gì để chận đứng trình trạng nói trên, ông Võ Văn Ái đưa ra ba đề nghị : Một là, gửi Phái đoàn Quốc hội Pháp về thăm các tù nhân vừa bị xử án ; hai là thúc đẩy các Báo cáo viên đặc nhiệm LHQ về tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, về bắt bớ trái phép đến Việt Nam điều tra ; ba là vận động Quốc hội Châu Âu có điều khoản bảo vệ nhân quyền và dân chủ, với cơ cấu bảo vệ khi Việt Nam không tuân thủ, trong Hiệp ước hợp tác song phương sắp ký giữa Việt Nam �" Liên Âu.
Dân biểu Noël Mamère tán đồng việc đưa Phái đoàn Quốc hội Pháp đi Việt Nam khi ông nói “Tôi sẽ tháp tùng Phái đoàn này”.