Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Di Ngôn của Ðức Ông Trần Văn Hoài (Tết 1999)
{nl}Kính chuyển đến quý vị quý vị bạn DI NGÔN của Ðức Ông Trần Văn Hoài phát biểu nhân dịp T1êt Kỷ Mão 1999 nhận định về việc Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam gởi lời mời Ðức Giáo Hoàng Gioan Phao Lồ Ðệ Nhị ghé thăm Việt Nam, nhân dịp bế mạc Năm Thánh La Vang kỷ niệm 200 năm Ðức Mẹ hiện ra ở La Vang, và ngài gởi lời chúc Tết đồng bào quốc nội Việt Nam (quý vị bấm nghe audio 6 phút) http://audio.freevietnews.com/20100205_DucOng_TranVanHoai_tet1999.m3u (Source: FreeViet)
Tưởng Nhớ Ðức Ông Philiphê Trần Văn Hoài (sinh năm 1929 mất ngày 2/2/2010 lúc 12 giờ trưa tại Roma. Hưởng thọ 81 tuổi)
Sông Bến Hải chia đôi đất nước, Biển Cửa Tùng thuở trước lừng danh. Ðây Tiểu chủng viện An Ninh, Quê cha đất tổ ngài sinh ra đời. Chốn địa linh nhiều người chí lớn, Quyết đi tu chẳng bận công danh. Mười sáu năm lo học hành, Ba mươi tuổi chức Linh mục rồi! Vì tương lai của hai Chủng viện, Làm giáo sư tính chuyện “trồng người”. (1) Chăm lo đào tạo nhân tài, Ðể cho Giáo Hội sau này mở mang.
Năm Mậu Thân (1968) lên đường du học, Nơi Thánh đô tu tập chuyên cần. (2) Ba mươi năm đã nổi danh, Tại Bộ Truyền Giáo của thành Rô Ma. Ðức Thánh Cha đặc cách chỉ định, Ban tổ chức Phong Thánh Việt Nam. (3)
Mười chín tháng sáu danh vang, Giữa năm tám tám (1988) muôn ngàn giáo dân. Khắp thế giới một lần họp mặt, Vatican kết chặt tình thân. Chín hai (1992) cầu nguyện Việt Nam, (4) Liên Tôn thành lập để làm niềm tin. (5)
Phong Trào Giáo Dân, (ngài) liền nghĩ tới, (6) Mới bắt đầu, còn đợi tương lai. Dấn thân phục vụ cho đời, Tham gia xã hội theo lời Cha Chung. Ðường Hy Vọng Công Ðồng kêu gọi, (7) Hãy dấn thân, cùng với anh em... Kể từ năm bảy mươi lăm (1975) Ðặc trách tỵ nạn Việt Nam chương trình. (8)
Lo Văn Phòng Tông Ðồ Mục Vụ, Phối Kết Người Tỵ Nạn Giáo Dân. Công lao trải mấy chục năm Về hưu đau ốm thuốc thang nhọc nhằn.
Tuổi tám mươi, kịp lễ vàng, Qua năm tám mốt thiên đàng ra đi. (9) Ôi sinh là ký! Mà tử là quy! Ngày mùng 2 tháng 2, Ngài bất ngờ từ biệt, Bà con họ hàng thân thiết, Môn sinh bằng hữu xa gần! Ðồng bào đất nước Việt Nam! Biết bao tình thương yêu quyến luyến!
Xưa Ðức Ông! Một lòng yêu quê hương da diết! Yêu Giáo Hội, yêu máu tử đạo anh hùng! Nguyện xin Cha Trên Trời! Lượng cả bao dung! Sớm đưa linh hồn Philiphê, Người con linh mục của Chúa Về hưởng vinh phúc muôn đời !
Ngày 04 tháng 2 năm 2010 (20 tháng Chạp Kỷ Sửu) Nguyễn Lý-Tưởng “thành kính phân ưu”
Chú thích:
(1) “trồng người” tức“thụ nhân” câu nói của Mạnh Tử “bách niên chi kế mạc như thụ nhân”, kế trăm năm không chi bằng trồng người
(2) Năm 1968, du học tại Vatican.
(3) Ngày 19/6/1988 làm Trưởng ban Tổ Chức Phong Thánh Tử Ðạo VN tại Vatican
(4) Năm 1992, tổ chức cầu nguyện cho Việt Nam tại Vatican
(5) Năm 1992 thành lập Hội Ðồng Liên Tôn Việt Nam tại hải ngoại
(6) Năm 1992 thành lập Phong Trào Giáo Dân Việt Nam hải ngoại.
(7) Theo Hiến Chế “Vui Mừng và Hy Vọng” của Công Ðồng Vatican II kêu gọi người giáo dân tham gia vào các hoạt động xã hội, văn hoá và chính trị...
(8) Ðức Ông Philippe Trần Văn Hoài được Ðức Thánh Cha Gioan Phaolo II cử đặc trách chương trình giúp đỡ người tỵ nạn VN của Toà Thánh và làm Giám Ðốc Văn Phòng Phối Kết Tông Ðồ Mục Vụ cho người Công Giáo Việt Nam tỵ nạn toàn thế giới.
(9) Ðức Ông mừng lễ vàng (kim khánh 50 năm Linh Mục) và mừng thọ 80 tuổi vào tháng 6/2009 tại Vatican. Ngài qua đời lúc 12 giờ trưa ngày 02/02/2010, thọ 81 tuổi.
Tiểu sử Ðức Ông
Philiphê Trần Văn Hoài
-sinh năm 1929 tại An Ninh (Cửa Tùng), Vĩnh Linh, Quảng Trị -1943 tu học tại Tiểu chủng viện An Ninh -1953-1959 tu học tại Ðại chủng viện Huế và Sài Gòn -1959 thụ phong Linh Mục tại Huế - Phục vụ tại giáo xứ Bác Vọng, Thừa Thiên -1961: giáo sư Tiểu chủng viện Phú Xuân, Huế -1962-1968 : giáo sư tại Tiểu chủng viện Hoan Thiện, Huế. -Cử nhân Triết học tại Ðại học Huế -1968, sau Tết Mậu Thân, du học tại Roma -Thư ký tại Bộ Truyền Giáo Vatican, Phó Viện Trưởng Viện Thần Học (trường truyền giáo Urbain, Vatican) -Sau 1975 được Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II cử đặc trách chương trình giúp đỡ người tỵ nạn Việt Nam của Toà Thánh Vatican. -Giám Ðốc Văn Phòng Phối Kết Tông Ðồ Mục Vụ người tỵ nạn Việt Nam hải ngoại. -Ngày 19/6/1988 Trưởng ban Tổ chức Lễ Phong Thánh 117 vị Thánh Tử Ðạo Việt Nam tại Vatican. -1992 tổ chức lễ cầu nguyện cho Việt Nam với sự tham dự của các đại diện tôn giáo Việt Nam cùng Ðức Thánh Thử thách Gioan Phaolô II tại Vatican. -1992 cùng Ðức Giám Mục Mai Thanh Lương (lúc đó còn là Ðức Ông) vận động thành lập Hội Ðồng Liên Tôn Việt Nam tại Hoa Kỳ -Tháng 12/1992 thành lập Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại. -Từ 2001 về hưu, dưỡng bệnh tại Roma. -Tháng 6/2009, mừng thọ 80 tuổi và Kim Khánh 50 năm Linh Mục tại Roma. -Qua đời lúc 12 giờ trưa ngày 2/2/2010 tại Roma, bệnh tim. Hưởng thọ 81 tuổi. An táng tại Roma.
VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC
Vừa được tin
ÐỨC ÔNG PHILIPPHÊ TRẦN VĂN HOÀI qua đời tại Rôma ngày 02-02-2010
Chúng con hết lòng thương tiếc
Tôn sư kính yêu của chúng con tại Tiểu Chủng viện Hoan Thiện, Huế
Ðấng Sáng lập và là Linh hồn của Phong trào Giáo dân Việt Nam hải ngoại
Ân nhân của nhiều Ðồng bào tỵ nạn Việt Nam sau năm 1975
Vị Linh mục Việt Nam có tấm lòng ái quốc và tinh thần ngôn sứ bậc nhất ở nước ngoài.
Chúng tôi chân thành phân ưu cùng Tang gia lẫn Bằng hữu và nguyện cầu cho Linh hồn Ðức Ông sớm được vào cõi Thiên đàng hạnh phúc bên cạnh các Thánh nhân vinh hiển của Thiên Chúa và các Tiền nhân anh hùng của Dân tộc.