Thư chúc
Xuân Canh Dần 2010 của{nl}đức hồng y Gio-an Bao-ti-xi-ta Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám mục Sài-gòn, và{nl}đức cha phụ tá Phê-rô Nguyễn Văn Khảm, được đưa lên trang mạng của Hội{nl}đồng Giám mục Việt Nam (HÐGM/VN) ngày 14-01-2010, nghĩa là một tuần sau{nl}vụ thánh giá Ðồng Chiêm bị triệt hạ và đập nát, nhưng thư đó lại được{nl}ký vào đúng ngày lễ Giáng Sinh 25-12-2009, đến 7 tuần lễ trước Tết{nl}Nguyên Ðán. Về tính cách lạ thường của thời điểm lá thư được viết và{nl}đưa lên mạng, nhiều người đã nói rồi. Ở đây tôi chỉ xin được chia sẻ{nl}đôi điều liên quan đến hai cách thể hiện
tình yêu đối với tổ quốc đã được đề cập đến trong thư chúc Xuân: một là
áp đặt suy nghĩ và lập trường của mình lên người khác, hai là mở ra con đường
đối thoại và
hợp tác thay vì
đối đầu.
Tình yêu đối với tổ quốc
Là{nl}người tín hữu, chúng ta có nhiều dịp để bày tỏ niềm tin. Ngoài các đại{nl}lễ như Giáng Sinh, Phục Sinh, mỗi tuần chúng ta đều có ít là thánh lễ{nl}Chúa nhật. Nhưng ngày Tết là ngày vui của toàn dân tộc, của đồng bào cả{nl}nước, những người sống trên cùng một dải đất, cùng chung một lịch sử,{nl}một nền văn hoá. Thế nhưng sống dưới chế độ đảng trị, tình yêu đối với{nl}tổ quốc, đối với dân tộc, bị lu mờ. Ba ngày Tết đi ra đường mà thấy cờ{nl}búa liềm bên cạnh biểu ngữ “Mừng Ðảng, mừng Xuân” là tự nhiên thấy mình{nl}như bị ai xát muối vào da thịt. Nay đương lúc chuẩn bị đón Xuân mà được{nl}nghe nhắc đến tình yêu đối với tổ quốc, tự nhiên thấy ấm lòng.
Ðừng áp đặt
Lời{nl}dạy bảo của đức hồng y và đức cha phụ tá quả là chí lý. Yêu tổ quốc là{nl}bổn phận thiêng liêng của mỗi công dân có ý thức. Cách thể hiện tình{nl}yêu thì có nhiều. Và không ai được quyền áp đặt suy nghĩ và lập trường{nl}của mình lên người khác. Ðọc xong lời nhắc nhở của hai vị lãnh đạo giáo{nl}phận, để khỏi hiểu sai, tôi mở cuốn “Từ điển tiếng Việt phổ thông” của Nhà Xuất bản Tp. Hồ Chí Minh 2002: Áp đặt: Dùng sức ép bắt phải chấp nhận (một chế độ chính trị, hình thức chính quyền, quan điểm v.v…).{nl}Xem định nghĩa của Từ điển xong, tôi tự đặt câu hỏi: liệu những người{nl}bày tỏ ý kiến, lập trường, quan điểm… của mình, trên các trang mạng{nl}chẳng hạn, có hẳn là muốn áp đặt, nghĩa là dùng sức ép bắt (người khác) phải chấp nhận,{nl}hay đơn giản chỉ là tỏ bày, chia sẻ, nói lên ý kiến, lập trường, quan{nl}điểm… của mình, để sau đó mỗi người tự do chấp nhận hay không chấp{nl}nhận? Mà cứ giả sử có ai đó thật sự muốn áp đặt thì đâu có dễ dầu gì? Ðâu phải cứ muốn là được !
Nhưng rồi tôi lại nghĩ: có lửa ắt phải có khói. Chuyện áp đặt trên đất nước Việt Nam, theo sát ví dụ của Từ điển: “Dùng sức ép bắt phải chấp nhận (một chế độ chính trị) là{nl}chuyện có thật 100%. Bằng cớ là có bao giờ nhân dân Việt Nam được hỏi ý{nl}kiến có chấp nhận hay không chấp nhận chế độ cộng sản đâu ! Thế thì{nl}chuyện áp đặt tuy là chuyện có thật, nhưng lại được gửi sai địa{nl}chỉ. Giá mà trong thư chúc Xuân các lãnh đạo Ðảng, mà hai vị đứng đầu{nl}Tổng Giáo Phận Sài-gòn, và hay hơn nữa là toàn thể các vị lãnh đạo Giáo{nl}Hội Công Giáo Việt Nam, mà kiến nghị với các lãnh đạo Ðảng, là đừng áp đặt, nghĩa là đừng dùng sức ép bắt phải chấp nhận chế độ chính trị hiện{nl}nay, thì quả là Mùa Xuân Dân Tộc đã khởi đầu. Lúc đó, tôi nghĩ không{nl}riêng gì giới Công Giáo, nhưng tuyệt đại đa số dân Việt Nam sẽ cắn rơm{nl}cắn cỏ mà cám ơn các vị lãnh đạo Công Giáo đã nói lên nguyện vọng sâu{nl}xa nhất, thầm kín nhất, tha thiết nhất, mà chưa bao giờ có dịp được bày{nl}tỏ với những người đang cầm quyền sinh sát trên đất nước Việt Nam hôm{nl}nay.
Ðối thoại và hợp tác thay vì đối đầu
Nếu đơn thuần chỉ là chuyện lý thuyết thì khỏi cần nại đến uy tín của Công Ðồng hay của Ðức Giáo Hoàng, ai cũng chấp nhận đối thoại{nl}là phương cách tối ưu để đạt tới đồng thuận. Nhưng đi vào cụ thể, tiếp{nl}theo sau các buổi cầu nguyện để đòi đất tại Toà Khâm Sứ, Thái Hà hay{nl}Tam Toà, khi nói đến đối thoại ở đây, là thư Chúc Tết muốn nhắm đến chính quyền. Nói thẳng ra: thay vì đối đầu, hãy đối thoại với chính quyền.
Nhưng{nl}thử hỏi: Trước khi kêu gọi và tổ chức các buổi cầu nguyện như mọi người{nl}đã thấy tại Toà Khâm Sứ, Thái Hà, Tam Toà… đã phải viết bao nhiêu đơn{nl}xin, trải qua bao nhiêu năm chờ đợi, và đã được những gì? Ðến khi xảy{nl}ra các buổi cầu nguyện, thì tất cả đã diễn ra trong trật tự, tuyệt đối{nl}không có những hành động mang tính khiêu khích. Và các buổi cầu nguyện{nl}như thế, là những hình thức đối thoại ôn hoà, bày tỏ ý kiến, nguyện vọng cách công khai nhưng bất bạo động, sao có thể gọi là đối đầu được?
Trong khi đó, những cuộc gặp gỡ ở cấp cao nhất giữa các vị đại diện HÐGM/VN với Thủ Tướng Chính Phủ, có đích thực là những cuộc đối thoại{nl}không? Các giám mục nói gì thì không ai biết, nhưng theo báo đài Nhà{nl}Nước thì người đọc báo hay xem truyền hình chỉ thấy các đại diện tôn{nl}giáo đến để được nghe giảng thuyết về “chính sách trước sau như một”{nl}của Nhà Nước về tự do tín ngưỡng. Những cuộc gặp gỡ như thế, có xứng{nl}đáng được gọi là đối thoại không?
Khi nói đối thoại và hợp tác,{nl}là ta giả thiết hai hay nhiều đối tác bình đẳng, chấp nhận nhau, tôn{nl}trọng nhau, tin tưởng nhau. Mọi chuyện khác hẳn dưới một chế độ độc{nl}tài, khi chế độ tự đặt mình trên mọi tổ chức, mọi cơ cấu, kể cả cơ cấu{nl}cao nhất là quốc gia. Trong chế độ độc tài toàn trị, cá nhân cũng như{nl}tổ chức, chỉ có quyền đi xin. Khi nghe ta nói chuyện đối thoại,{nl}các vị khách Âu Mỹ chỉ có thể gật gù cho là phải, là hợp lý, nhưng{nl}trong hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam hôm nay, thì đó chỉ là tấm áo màu{nl}mè khoác lên cơ thể của người chấp nhận ngửa tay xin. Và như thế không{nl}thể gọi là đối thoại được.
Hợp tác
Chuyện hợp tác{nl}cũng vậy. Trong cái xã hội đầy dẫy những bất công, gian dối, thối nát,{nl}tham nhũng, khi những người yêu nước, yêu tự do dân chủ, lần lượt bị{nl}kết án bất công, khi các nhà trí thức bị bịt mồm bịt miệng, chỉ vì đã{nl}vạch trần những âm mưu xâm lược của ngoại bang bằng đủ mọi thủ đoạn{nl}hiểm độc nhất, khi những người mặc sắc phục công an cảnh sát làm ngơ{nl}cho bọn côn đồ mang danh quần chúng tự phát, tha hồ đánh đập trấn áp{nl}dân lành không tấc sắt trong tay, khi những người trẻ tìm đến tu thân{nl}nơi cửa Phật bị xua đuổi hành hạ, nhất là khi biểu tượng thiêng liêng{nl}nhất của Ki-tô giáo là Cây Thánh Giá bị triệt hạ, bị đập nát, chúng ta{nl}phải hợp tác với chính quyền cộng sản như thế nào?
Cũng{nl}như các tôn giáo khác, Giáo Hội Công Giáo chúng ta đâu thiếu khả năng,{nl}đâu thiếu thiện chí để góp phần xây dựng con người, xây dựng xã hội.{nl}Nhưng ai cho các tôn giáo được hợp tác trong các lãnh vực y tế, giáo dục? Ai cho các tôn giáo được hợp tác trong lãnh vực truyền thông để vạch trần những cái xấu xa tội lỗi đang làm băng hoại xã hội từng ngày?
Tính đối kháng cố hữu
Trong phần cuối thư chúc Tết, đức hồng y và đức cha phụ tá có đề cập đến tính đối kháng cố hữu mà có lần đã được gọi là thói đời.{nl}Nhưng tôi nghĩ: cũng như thể xác con người cần có sức đề kháng để tự{nl}vệ, thì tinh thần cũng thế. Sống trong cái xã hội gian dối, bất công,{nl}trong xã hội thiếu vắng tự do dân chủ, mà không còn tính đối kháng, liệu chúng ta có còn là người? Trước hiểm hoạ mất nước mà chúng ta mất tính đối kháng, chúng ta có còn là người Việt Nam? Và khi biểu tượng đức tin của chúng ta bị xúc phạm mà chúng ta mất tính đối kháng, chúng ta có đích thực là Ki-tô hữu?
Kết luận
Thay vì đối đầu, hãy đối thoại và hợp tác. Nguyên tắc trừu tượng đó ai cũng chấp nhận. Vấn đề là trong chế độ độc tài chúng ta đang sống hôm nay, đối thoại thế nào để không phải là cúi đầu xin xỏ, hợp tác{nl}thế nào để không đồng loã với cái xấu, cái sai, để được làm điều tốt,{nl}điều thiện, mà không bị cấm cản, người tín hữu Công Giáo đang nóng lòng{nl}chờ đợi những hướng dẫn cụ thể của các vị lãnh đạo của mình.
Sài-gòn, ngày 05 tháng 02 năm 2010
pascaltinh@gmail.com{nl}
{nl}
{nl} LM Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh ofm{nl}
{nl}{nl}