Tin{nl}Paris - Tạp chí Pháp Lexpress trong một bài viết dưới tựa đề Một bậc{nl}thầy, đã không ngớt lời khen ngợi nhà văn trẻ tuổi người Úc gốc Việt là{nl}Nam Lê và tác phẩm vừa được dịch ra tiếng Pháp với tựa đề Le bateau có{nl}nghĩa là Con thuyền. Theo bài báo này đã ca tụng đây là một tác phẩm{nl}tuyệt vời, với 7 định mệnh được mô tả với sự tinh tế của một họa sĩ tâm{nl}hồn. Lexpress nhắc lại hành trình của nhà văn trẻ Nam Lê và Chiếc{nl}thuyền trong tập truyện là chiếc thuyền của hy vọng cuối cùng. Nam Lê{nl}chỉ mới được vài tháng tuổi khi được cha mẹ bồng lên thuyền vượt biên{nl}từ bỏ chế độ Cộng sản năm 1979. Anh tỵ nan ở Melbourne Úc Ðại Lợi, và{nl}trở thành luật sư trước khi sang Mỹ. Tại đây vị luật sư trẻ đã bảo vệ{nl}cho sự nghiệp mới là sự nghiệp văn chương, khi đến sáng tác ở Iowa. Con{nl}thuyền là tác phẩm đầu tay nhưng cũng là tác phẩm được chú ý, với tất{nl}cả những nổi cảm xúc được gợi lên một cách tinh tế trong 7 câu chuyện.
Ðiều{nl}đáng khen khác là không có sự trùng lập, các câu chuyện hoàn toàn khác{nl}nhau. Nếu trong hai câu chuyện, Nam Lê có thể nói lên thảm kịch Việt{nl}nam và thảm cảnh của gia đình anh, thì nhà văn cũng nhập vai một kẻ{nl}giết mướn Nam Mỹ ở Medellin Colombia, hay dựng lại một cách tài tình{nl}cảnh một phụ nữ Iran phản đối chính quyền bị công an truy nã, hoặc là{nl}nhập vai một bé gái ở Hiroshima sau đệ nhị thế chiến, quan sát bầu{nl}trời, nơi lấp ló bóng dáng ghê rợn các oanh tạc cơ Mỹ. Nam Lê vẽ lên{nl}những định mệnh mong manh có thể tan vỡ ở những nẻo đuờng đầy sợ hãi,{nl}bạo động, cô đơn, nhưng không rơi vào sự thống thiết giả tạo. Lexpress{nl}đã gọi đây là một sự khám phá mới, lý thú. Nam Lê cùng tác phẩm này đã{nl}nhận được nhiều giải thưởng văn chương giá trị trong suốt năm{nl}qua.(SBTN)
{nl}{nl}