Tin{nl}Long An - Trên 3000 công nhân của Công ty Simone tại Khu công nghiệp{nl}Long Hậu, tỉnh Long An tiến hành đình công hôm qua. Theo tin từ địa{nl}phương thì lý do đình công là vì công ty thông báo sẽ trả lương và tiền{nl}thưởng vào ngày 30 Tết, nhưng không công bố mức thưởng. Công nhân cũng{nl}phản ảnh tình trạng đối xử bất công như ép buộc tăng ca, xin nghỉ có lý{nl}do cũng không được giải quyết. Simone là công ty 100% vốn của Nam Hàn{nl}chuyên may túi xách. Cách đây vài ngày 8000 công nhân công ty Taekwang{nl}Vina ở Khu Công Nghiệp Biên Hòa 2, Tỉnh Ðồng Nai đã đình công đòi tiền{nl}thưởng Tết.
Taekwang Vina cũng do người Nam Hàn làm chủ, công ty này{nl}sản xuất hơn 7 triệu đôi giày mỗi năm, và từng gia công giày thể thao{nl}thương hiệu Nike của Mỹ. Tương tự nhiều cuộc đình công khác xảy ra{nl}trong thời gian gần đây, nhất là trong tháng Chạp Âm Lịch trước Tết{nl}Canh Dần, công nhân hãng giày Taekwang Vina yêu cầu ban giám đốc công{nl}bố tiền thưởng Tết, tăng lương, trợ cấp thôi việc, chế độ độc hại, chế{nl}độ đối với công nhân nữ thai sản.
Nhà cầm{nl}quyền và liên đoàn lao động địa phương đã gặp gỡ ban lãnh đạo để xem{nl}xét yêu sách của công nhân. Riêng một Huyện Hốc Môn ở Saigon, Liên đoàn{nl}lao động địa phương từ đầu tháng Giêng đã đưa ra danh sách 36 doanh{nl}nghiệp có nguy cơ xảy ra đình công tranh chấp tiền lương và thưởng Tết.{nl}Trong số này có 20 doanh nghiệp có vốn nước ngoài, chủ nhân là người{nl}Nam Hàn và Ðài Loan. Theo các chuyên gia, kể từ 2003 bộ luật lao động{nl}sửa đổi bổ sung của Việt Nam không bắt buộc doanh nghiệp xây dựng qui{nl}chế tiền thưởng. Những người lao động trong các nhà máy dệt may, da{nl}giày, thủy sản sẽ có thể được chủ nhân thưởng tháng lương thứ 13, nhưng{nl}đây không phải là điều pháp luật bắt buộc.(SBTN) {nl}{nl}