Tin tổng hợp - Báo chí nước ngoài quan tâm đặc biệt phiên xử bốn{nl}nhà hoạt động chính trị tại Saigon vào sáng hôm nay. Hãng thông tấn{nl}Reuters nhận định phiên xử gây sự chú ý ở nước ngoài một phần bởi trong{nl}số bị cáo có ông Lê Công Ðịnh và ông Nguyễn Tiến Trung. Luật sư Lê Công{nl}Ðịnh từng bào chữa cho các nhà hoạt động dân chủ và cũng từng bảo vệ{nl}cho Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản, trong khi Nguyễn Tiến{nl}Trung từng gặp Tổng thống Hoa Kỳ George W Bush cũng như Thủ tướng{nl}Canada Stephen Harper. Hãng thông tấn này đưa tin nói các ký giả tham{nl}dự phiên xử đã bị chặn ở Việt Nam. Hãng AP ghi nhận lời tuyên bố của{nl}ông Lê Công Ðịnh, khi cho rằng mục đích của đảng Dân Chủ Việt Nam là{nl}kêu gọi hệ thống đa đảng, đa nguyên chính trị và một nhà nước mới.{nl}Trong thời gian ông theo học ở nước ngoài, ông chịu ảnh hưởng của tư{nl}tưởng nước ngoài về dân chủ, tự do và nhân quyền.
Tuy{nl}nhiên, ông Ðịnh nói trong thâm tâm, bản thân ông và các bị cáo khá c{nl}không có ý định lật đổ chế độ. Bị cáo Lê Thăng Long bác bỏ ông đã làm{nl}gì sai trái. Ông nói ông vô tội và nói trước tòa rằng trước đó ông đã{nl}bị an ninh khủng bố tâm lý để ép cung. Hãng tin Pháp AFP ghi nhận đây{nl}là vụ án nổi bật nhất trong một loạt các vụ bắt giữ và kết tội giới bất{nl}đồng chính kiến và blogger tại đất nước cộng sản một năm qua. Hãng tin{nl}DPA của Ðức thì cho biết phóng viên dự phiên xử không được dùng phương{nl}tiện ghi âm hay chụp ảnh, và mỗi lần ông Long lên tiếng cáo buộc công{nl}an, thì hệ thống loa trong phòng của phóng viên và giới ngoại giao lại{nl}bị làm nhiễu. Một nhà ngoại giao dự phiên tòa từ chối nêu tên, nói điểm{nl}mấu chốt với chúng tôi là tất cả những hoạt động của những bị can không{nl}phải là điều phi pháp.
Cũng trong ngày hôm nay,{nl}Ðại sứ Ðan Mạch Peter Lysholt nói với các phóng viên rằng có những quan{nl}ngại nghiêm trọng về toàn bộ quá trình xét xử này. Ông là một trong số{nl}ít các nhà ngoại giao được cho phép theo dõi phiên xử qua truyền hình{nl}đặt ở phòng cách biệt với phòng xử. Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Saigon{nl}Kenneth Fairfax nói Hoa Kỳ hết sức quan ngại" về việc bắt và kết tội{nl}người chỉ thực hiện quyền tự do ngôn luận và Hoa Kỳ kêu gọi thả ngay và{nl}vô điều kiện những người này. Giáo sư Carl Thayer phát biểu trên đài{nl}phát thanh Úc, nhận xét bốn bị can đã đưa hoạt động đòi dân chủ đi xa{nl}thêm một bước khi thành lập Ðảng Dân chủ Việt Nam. Ông nói họ đề ra{nl}chiến lược và chiến thuật chính trị hòa bình để thách thức Ðảng Cộng{nl}sản vào lúc có khủng hoảng tài chính toàn cầu, và nhắm tới giới bất{nl}đồng chính kiến bên trong Ðảng với hy vọng có sự ủng hộ của họ. Bác sĩ{nl}Nguyễn Ðỗ Thanh Phong, đại diện của đảng Việt Tân ở Úc nói các phiên xử{nl}thế này sẽ không bao giờ công bằng. Ông nói Việt Tân kêu gọi cộng đồng{nl}quốc tế gây thêm áp lực cho nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam để họ tôn{nl}trọng tự do ngôn luận.
Giáo sư Thayer đoán{nl}rằng phiên tòa được phe bảo thủ trong Ðảng dùng để chặn trước khả năng{nl}bất đồng tại Ðại hội Ðảng lần thứ 11. Ông nói trong quá khứ, những{nl}người tự do hay cấp tiến trong Ðảng đã dùng Ðại hội và các tài liệu{nl}chính sách để thúc đẩy cải tổ. Những người bất đồng chính kiến và hoạt{nl}động dân chủ ngoài đảng cũng dùng cơ hội đó để góp ý và thúc giục thay{nl}đổi.(SBTN)
{nl}{nl}