Ngô Nhân Dụng{nl}Sau bài “
Chế Ðộ Côn Ðồ”{nl}trên báo Người Việt đầu tuần này, một số độc giả đã góp ý kiến. Người{nl}viết bao giờ cũng cảm ơn quý vị đã đọc báo, đặc biệt là biết ơn quý vị{nl}đã bỏ công viết mấy lời bày tỏ ý kiến.{nl}
Trong số các bức thư phản hồi về bài này, chúng tôi xin trích{nl}đăng lại một bức thư sau đây, vì thấy có nhiều ngộ nhận cần bàn lại.{nl}Những ngộ nhận này không phải chỉ hiểu lầm riêng về bài “Chế Ðộ Côn Ðồ”{nl}mà liên hệ tới nhiều vấn đề khác, rất đáng làm cho rõ ràng, sáng tỏ{nl}hơn.{nl}
Lá thư của một độc giả ký tên Thanh, ngày 12 Tháng Giêng, năm 2010, viết như sau: {nl}
“Tôi không hiểu sao lại có bài viết quá hằn học như thế này, nơi tôi{nl}ở có nhiều tôn giáo sinh sống trong đó có cả người Công Giáo, họ sống{nl}hòa thuận, vui vẻ và đi cầu nguyện theo ý mình mà không có bất kỳ một{nl}xem xét nào của chính quyền địa phương. Tôi dám khẳng định những nơi{nl}tôi đã đi thì tự do tôn giáo thật tốt đẹp như địa phận Hải Phòng, Ðức{nl}Cha Thiên quản, các giáo xứ đều thấy vô cùng thỏa mái bày tỏ ý nguyện{nl}của mình trong nhà chung và trò chuyện với các linh mục, không hề thấy{nl}có chuyện nào bị ngăn cản mà chỉ thấy mình cần làm tốt hơn các việc xã{nl}hội để mọi người cùng chung sống vui vẻ và hạnh phúc. Như nhận thức của{nl}tôi người viết bài viết “Chế Ðộ Côn Ðồ” không phải vì tôn giáo mà vì{nl}mục tiêu chính trị nằm trong các tôn giáo, như vậy thì chẳng nên chút{nl}nào vì tuyệt đại da số người dân trong đó có người dân các tôn giáo{nl}khác nhau đã đổ máu để xây dựng nên chế độ này và đang được hưởng thành{nl}quả tốt đẹp của nó, không thể vì một vài khúc mắc nhỏ lại được nêu lên{nl}như một sự kiện chính trị để lật đổ xã hội và là kẻ làm nô lệ cho kẻ{nl}khác thống trị được. Mong tác giả bình tĩnh và kiềm chế tư tưởng trước{nl}khi viết bài tương tự.” Ký tên: Thanh.{nl}
Người viết rất kính trọng quyền phát biểu với thiện chí. Ðáng{nl}lẽ có thể viết thư riêng để trả lời nhưng chúng tôi e ngại rằng nhiều{nl}vị có thể cũng chia sẻ những ý kiến trên dù không nói ra, cho nên xin{nl}giãi bày chung ở đây để tránh những hiểu lầm có hại chung.{nl}
Ðiều đầu tiên nên bàn cho rõ là vấn đề tự do tôn giáo. Tác giả{nl}bức thư cho biết ông đã trông thấy những giáo dân đi lễ không bị ngăn{nl}cản, họ bày tỏ ý kiến thoải mái, từ đó ông kết luận rằng, “
Tôi khẳng định những nơi tôi đã đi thì tự do tôn giáo thật tốt đẹp.”{nl}
Ðây là lối suy luận theo phương pháp quy nạp, nghe có vẻ hợp lý{nl}nhưng không đúng tinh thần khoa học. Bởi vì tự do không có nghĩa là{nl}người ta được phép làm cái gì, mà là có ai bị ngăn trở, bị cấm đoán hay{nl}không (Isaiah Berlin đã bàn trong bài “
Hai khái niệm về tự do” - Two Concepts of Liberty, năm 1958). Dù chỉ một người bị cấm đoán, mất tự do vì bị cưỡng chế, thì xã hội không có tự do.{nl}
Thí dụ, chúng ta biết các nhà văn ở Việt Nam không được tự do.{nl}Người ta có thể đưa bạn tới các tiệm sách, chỉ cho thấy hàng ngàn cuốn{nl}sách vẫn được bày bán, cả nước có 600 tờ báo, để chứng tỏ rằng nước{nl}Việt Nam có tự do phát biểu, tự do sáng tác. Nhưng hỏi nhà văn Bùi Ngọc{nl}Tấn thì biết, tiểu thuyết của ông in ra là bị thu hồi, sau đó muốn xuất{nl}bản phải sửa bản thảo theo yêu cầu của nhà nước. Sách của Dương Thu{nl}Hương có được xuất bản tự do ở Việt Nam hay không? Lại hỏi các nhà báo{nl}trong nước đang làm việc, xem khi viết thì họ phải nghe những mệnh lệnh{nl}của ai, những điều gì bị cấm không được nhắc tới. Chỉ kể vài thí dụ đó{nl}thôi, tự nhiên, ai cũng hiểu là các người viết văn, viết báo ở nước ta{nl}không có tự do.{nl}
Muốn biết tôn giáo ở nước ta có được tự do hay không thì không{nl}nên căn cứ vào những buổi lễ có hàng chục ngàn người tham dự. Nó cũng{nl}giống hàng ngàn cuốn sách, hàng trăm tờ báo đang được bày bán. Phải hỏi{nl}Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ có được tự do đi thăm các ngôi chùa thuộc{nl}giáo hội của ngài hay không? Hãy hỏi các tăng ni Tu viện Bát Nhã, xem{nl}họ có được tự do tu học với nhau hay không? Tại sao họ bị cấm cản, xua{nl}đuổi để lâm vào cảnh tan đàn sẻ nghé?{nl}
Còn một vấn đề quan trọng nữa, là lời khẳng định của vị độc{nl}giả trên lại thiếu tính chất khoa học. Cần biết cách suy luận khoa học{nl}như thế nào, thì chúng ta hiểu tại sao lời khẳng định trên là một thứ{nl}sai lầm rất dễ mắc phải, cần phải tránh. Ðây là một vấn đề triết lý về{nl}công việc nghiên cứu khoa học, nhưng không có gì khó hiểu cả. Ðầu thế{nl}kỷ 20, Karl Popper đã giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn bản chất những{nl}khám phá của họ, gọi là những “hiểu biết khoa học.” Một câu nói, một{nl}lời phát biểu, một mệnh đề, chỉ được coi thuộc phạm vi kiến thức khoa{nl}học khi nó có thể bị phủ nhận, có cách để chứng minh là nó sai; chứ{nl}không phải vì nó có thể được chứng minh bằng cách quan sát cho thấy nó{nl}đúng. Vì những hiện tượng chúng ta có thể quan sát được, những thứ gọi{nl}là sự thật khách quan thì vô vàn. Và cũng có vô vàn cách giải thích các{nl}hiện tượng đó, ai cũng có thể tìm ra một cách giải thích.{nl}
Cho nên một ý kiến chỉ được coi là khoa học khi nào nó có thể{nl}dùng thực nghiệm để phản bác, chứ không phải để chứng minh. Khi nào tìm{nl}cách phản bác một giả thuyết bằng thực nghiệm mà không bác bỏ được, thì{nl}tạm coi đó là một hiểu biết khoa học - cho đến khi có phương pháp quan{nl}sát kỹ hơn để thấy nó sai. Bản chất của khoa học rất khiêm tốn như vậy.{nl}
Thí dụ, một người tuyên bố rằng, “vì con cóc kêu nên trời{nl}mưa.” Nhiều người quan sát thấy quả nhiên khi cóc kêu thì trời mưa{nl}thật, chuyện xảy ra rất nhiều lần. Ý kiến đó có thể gọi là khoa học hay{nl}chăng? Muốn biết, phải tìm xem có khi nào cóc kêu mà trời không mưa hay{nl}không, hoặc trời mưa dù không thấy cóc kêu hay không. Nếu không bao giờ{nl}thấy cả, thì lý thuyết Con Cóc là Cậu Ông Trời là một lý thuyết khoa{nl}học. Những người quen suy luận một cách khoa học thì không tin rằng vì{nl}cóc kêu nên trời mưa, vì đã chứng kiến những lần hai hiện tượng đó{nl}không đi đôi với nhau. Lối suy nghĩ khoa học như vậy giúp chúng ta{nl}không suy luận hồ đồ.{nl}
Vị độc giả viết bức thư trên đây chỉ trích rằng “
người viết bài viết ‘Chế độ côn đồ’ không phải vì tôn giáo mà vì mục tiêu chính trị nằm trong các tôn giáo.”{nl}
Khi bàn về các quyền tự do thì chúng ta chắc chắn bàn về chính{nl}trị, không bàn chuyện tôn giáo nữa. Vì tự do, dù trong phạm vi nào cũng{nl}là một quyền chính trị. Tự do tôn giáo chỉ được thực hiện khi người dân{nl}không bị cấm đoán thi hành những quyền tự do khác. Tại sao giáo dân ở{nl}Tam Tòa mất tự do tôn giáo? Vì họ mất quyền tự do sử dụng một mảnh đất{nl}vẫn thuộc về chủ quyền của nhà thờ từ bao nhiêu đời trước và chưa bao{nl}giờ bị trưng dụng hợp pháp. Tại sao các tăng ni Bát Nhã bị mất quyền tự{nl}do tôn giáo? Vì họ không có quyền tự do hội họp để sống như một tăng{nl}đoàn (sangha), vì họ không có quyền tự do cư trú; Thầy Thái Thuận đã{nl}chấp thuận cho họ được ở trong chùa Phước Huệ rồi nhưng bị áp lực phải{nl}để họ ra đi. (Xin đừng cãi rằng chính quyền không hề có áp lực. Ðó là{nl}lối nói dối trá không ai tin; ở đây mình đang nói chuyện giữa những{nl}người đứng đắn; không thể nói chuyện với quý vị côn đồ được vì họ không{nl}theo những quy tắc đạo lý giống mình. Ai muốn tin những lời dối trá thì{nl}xin đi chỗ khác, chúng tôi xin cảm ơn).{nl}
Bây giờ đến lời ca ngợi,
“tuyệt đại da số người dân trong{nl}đó có người dân các tôn giáo khác nhau đã đổ máu để xây dựng nên chế độ{nl}này và đang được hưởng thành quả tốt đẹp của nó.” Chúng tôi hoàn{nl}toàn đồng ý rằng rất nhiều người Việt Nam thuộc đủ các tôn giáo đã đổ{nl}máu để xây dựng nên chế độ hiện đang cai trị dân ta. Họ đổ máu chỉ vì{nl}lòng yêu nước, không ai chối cãi được. Họ đã bị lừa dối thế nào, chúng{nl}ta không bàn ở đây. Nhưng chính vì đã đổ máu, họ có quyền đòi hỏi chế{nl}độ đó phải tôn trọng các quyền tự do của các công dân, như ở các nước{nl}văn minh người dân vẫn được hưởng. Nhiều đảng viên cộng sản cũng đã nói{nl}thẳng rằng họ không ngờ đã xây dựng chế độ hiện nay; họ phải nói ra vì{nl}không muốn chia sẻ trách nhiệm về những tội ác của chế độ đó.{nl}
Và chúng ta cũng không biết những “thành quả tốt đẹp” nên kể{nl}là những thành quả nào? Nhưng chắc chắn việc đập phá cây thánh giá ở{nl}trên ngọn đồi có mồ mả chôn cất là một “thành quả” mà người dân không{nl}chấp nhận, dù thuộc bất cứ tôn giáo nào.{nl}
Bây giờ đến lời kết tội, “
không thể vì một vài khúc mắc nhỏ{nl}lại được nêu lên như một sự kiện chính trị để lật đổ xã hội và là kẻ{nl}làm nô lệ cho kẻ khác thống trị được.” Khi một chính quyền mang{nl}súng ống, lựu đạn cay tới đàn áp, thuê du côn đến đánh đập dân chúng,{nl}từ các giáo dân ở Thái Hà, Ðồng Chiêm, tới các tăng ni ở Bát Nhã, thì{nl}những người có lương tâm trông thấy cảnh đó có thể nào giữ im lặng được{nl}hay không? Lên tiếng phản đối như vậy có nhất thiết là muốn “lật đổ xã{nl}hội” hay không? Người ta muốn chế độ phải thay đổi, trả các quyền tự do{nl}căn bản cho dân, thì đó là xây dựng cho xã hội tốt hơn, chứ sao lại coi{nl}là “lật đổ xã hội?” Tại sao cứ có người mở miệng phê bình những cái{nl}xấu, cái ác của chế độ thì vu cho người ta là muốn nước Việt Nam “làm{nl}nô lệ cho kẻ khác thống trị”?{nl}
Ðó là những lối nói “cả vú lấp miệng em” quen thuộc từ thời Hồ{nl}Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẩn, một thói xấu đã bị cụ Phan Khôi bác bỏ{nl}và chế nhạo ngay từ thời 1956. Hễ ai phê bình cái xấu, cái ác, cái sai{nl}lầm của chế độ cộng sản độc tài thì lập tức bọn lãnh tụ này ra lệnh đám{nl}văn nô tố cáo người ta là “Việt gian, phản động, tay sai đế quốc,” vân{nl}vân. Thời Hồ Chí Minh như vậy, thời Nông Ðức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng bây{nl}giờ vẫn còn, nghệ thuật gian dối, kỹ thuật đàn áp có vẻ còn tinh vi{nl}hơn.{nl}
Bài này là mấy ý kiến để đáp lại một bức thư, vì người viết{nl}thư nhân danh một người sống ở Việt Nam . Tôi mong rằng nếu đồng bào{nl}trong nước còn ai nghĩ giống như ông ta thì đây là một dịp để giải{nl}thích rõ ràng. Bức thư trên kết tội người viết là “quá hằn học” khi{nl}viết bài “Chế Ðộ Côn Ðồ.” Nếu trong khi biện luận chúng tôi đã để cho{nl}người đọc cảm thấy có lời lẽ “hằn học” thì chúng tôi xin quý vị tha{nl}lỗi. Khi nghĩ đến cảnh người ta đập phá một cây thánh giá, chúng tôi{nl}không theo đạo Chúa nhưng cũng cảm thấy rất đau. Chúa thì không sợ đau{nl}đớn. Ðau đớn cho nền đạo lý của nước Việt Nam mình.{nl}
Nhưng một chế độ chuyên sử dụng các thủ đoạn côn đồ đối với{nl}các nhà tu và các tín đồ tôn giáo thì cuối cùng phải gọi nó là cái gì{nl}nếu không phải là Chế Ðộ Côn Ðồ? Nếu hai chữ “Côn Ðồ” có vẻ hằn học quá{nl}thì xin sửa lại, chỉ gọi nó bằng tên thật thôi. Gọi là Chế độ Hồ Chí{nl}Minh? Hay là chế độ Nông Ðức Mạnh, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng{nl}cũng đủ rồi?{nl}{nl}