Non một tuần sau vụ Ðồng Chiêm, nay ta đã có bài “
Lên tiếng hay không lên tiếng” đề ngày 13-01-2010 của Ban Biên Tập WHÐ trên trang mạng của HÐGM/VN. Như thế là sau non một tuần chờ đợi, sau khi “
trang điện tử của HÐGM/VN nhận được nhiều thư góp ý và một thắc mắc thường được nêu lên là : tại sao HÐGM không lên tiếng ?”,{nl}ta đã có được câu trả lời. Người viết bài này không có cao vọng làm một{nl}bài phân tích tỉ mỉ văn thư nói trên, mà chỉ xin đưa ra mấy nhận xét.{nl}
Tiêu chí Hiệp thông{nl}
Ông bà ta vẫn nói “máu chảy ruột mềm”. Trước những biến cố đau{nl}thương đã xảy đến qua các vụ Toà Khâm Sứ, Thái Hà, Tam Toà… và nay là{nl}Ðồng Chiêm, việc đầu tiên mọi người chờ đợi là sự hiệp thông, là lời{nl}cầu nguyện. Ở đây, chỉ nói đến riêng chuyện Ðồng Chiêm. Tất cả các giám{nl}mục giáo tỉnh Hà Nội, với một giám mục giáo tỉnh Huế, đã có thư hiệp{nl}thông. Các giám mục khác thì không. Tiêu chí của Năm Thánh 2010, cũng{nl}như mầu nhiệm hiệp thông trong Hội Thánh, dừng lại nơi lằn ranh địa lý.{nl}Một câu nói, một lá thư, đâu tốn kém gì mà phải để cho người người thắc{nl}mắc. Sao có thể chấp nhận thái độ lạnh lùng cách dễ dàng như thế được !{nl}
Ðất địa phương nào, địa phương đó lo {nl}
Dựa theo bài “
Lên tiếng hay không lên tiếng”, có{nl}vẻ như nguyên tắc đề ra là : chuyện địa phương nào, địa phương đó lo.{nl}Tại sao chấp nhận để cho Nhà Nước “bẻ đũa từng chiếc” mà không có được{nl}một tiếng nói chung, khi tất cả mọi địa phương đều có chung vấn đề
đất ? Tại các nước khác, các HÐGM có Uỷ Ban Công Lý Hoà Bình{nl}để có thể trợ giúp HÐGM, mà ở Việt Nam thì không. Nếu HÐGM chưa bao giờ{nl}đặt vấn đề thì đừng đổ lỗi cho Nhà Nước. Còn nếu Nhà Nước không chấp{nl}nhận thì cũng nên nói cho bàn dân thiên hạ biết để khỏi thắc mắc và{nl}phiền trách các giám mục. Ðể biện minh cho sự thinh lặng của các giám{nl}mục, bản{nl}
Lên tiếng có nhắc đến bản “
Quan điểm…” công bố ngày 27.9.2008. Nhưng đâu phải chỉ cần ra một văn bản với vài ba trang giấy là giải quyết được vấn đề.{nl}
Không chỉ là chuyện đất {nl}
Bản “
Lên tiếng” cũng như bản “
Quan điểm” đều nhấn mạnh đến {nl}
đất, trong khi ngay từ đầu, người khởi xướng phong trào cầu{nl}nguyện để đòi đất, là Ðức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, đã minh định :{nl}mục tiêu nhắm tới là công lý hoà bình, mục tiêu này đã được nhắc lại{nl}trong các buổi cầu nguyện khắp nơi. Vậy thì đất nhà thờ, đất tôn giáo{nl}chỉ là khởi điểm cho một mục tiêu cao hơn, rộng hơn, vượt xa khỏi ranh{nl}giới những mảnh đất nhà thờ.{nl}
Nét đặc thù của vụ Ðồng Chiêm{nl}
Có vẻ như bản “
Lên tiếng” cố tình không đề cập{nl}đến nét đặc thù của vụ Ðồng Chiêm là : Cây Thánh Giá bị đập phá, biểu{nl}tượng thiêng liêng nhất của Ki-tô giáo bị xúc phạm trầm trọng. Ðây quả{nl}là một chuyện động trời, khiến bất cứ Ki-tô hữu nào cũng sững sờ và đau{nl}xót, nhưng lại chỉ có các giám mục giáo tỉnh miền bắc với một giám mục{nl}giáo tỉnh miền trung lên tiếng. Còn tất cả các vị khác thì hoàn toàn{nl}lặng thinh. Ðây mới là điều gây thắc mắc và bất bình cho mọi Kitô hữu.{nl}Khi đánh vào Thánh Giá Ðồng Chiêm, chính quyền cộng sản Việt Nam đã{nl}muốn làm một phép thử nhằm đo sức mạnh của khối Công Giáo Việt Nam. Và{nl}nay thấy thái độ của các giám mục trong vụ việc này, chính quyền có thể{nl}kết luận rằng nếu không hẳn là một con cọp giấy, thì Công Giáo Việt Nam{nl}cũng chỉ là một con cọp con chưa đến tuổi mọc răng.{nl}
Ðất là của toàn dân, tôn giáo cần thì phải xin {nl}
Những thửa đất tranh chấp, đất tư nhân hay đất tôn giáo, thường{nl}là đất sở hữu cách hợp pháp trước khi có cộng sản tại Việt Nam. Dưới{nl}chế độ cộng sản, trên nguyên tắc, theo Hiến pháp, đất đai thuộc về toàn{nl}dân, cá nhân cũng như bất cứ một tổ chức nào, chẳng hạn tôn giáo, có{nl}nhu cầu thì phải xin. Nhưng đã nói chuyện “đi xin” thì được hay không{nl}tuỳ ở người cho, và đây là mấu chốt của vấn đề. Nhưng làm sao tìm được{nl}một giải pháp căn cơ cho vấn đề ? Vào năm 2002, tiếp theo sau Hội nghị{nl}thường niên, HÐGM/VN đã đưa ra một
Thư ngỏ gửi các cơ quan lập pháp của Nhà Nước Việt Nam (
xem tài liệu đính kèm), trong đó các giám mục phản bác cơ chế xin-cho của chế độ cộng sản hiện nay.{nl}
Ðứa con vô thừa nhận{nl}
Lẽ ra văn kiện này phải là niềm vinh dự cho Giáo Hội Việt Nam,{nl}vì là một đóng góp có ý nghĩa cho Dân tộc, như chìa khoá để giải quyết{nl}tận gốc bao nhiêu vấn đề xã hội. Nhưng đây lại không phải là giải pháp{nl}được Nhà Nước độc tài chấp nhận. Và chắc cũng vì thế mà trong những năm{nl}gần đây, hầu hết các giám mục không buồn nhắc đến văn kiện này nữa. Có{nl}vào trang mạng của HÐGM/VN để tìm cũng không thấy. Và thế là
Thư ngỏ 2002 một thời nổi đình nổi đám, nay thành ”đứa con vô thừa nhận”.{nl}
Giải pháp cho mọi vấn đề{nl}{nl}
Ðến đây ta dễ dàng nhận ra giải pháp cho mọi vấn đề. Tự do tôn{nl}giáo không thể là một cái gì riêng lẻ. Phải có tự do cho hết mọi người{nl}thì mới có tự do tôn giáo. Khi linh mục Nguyễn Văn Lý nói : “Tự do hay{nl}là chết”, thì nhiều người trề môi bảo ngài làm chính trị. Nhưng nay{nl}nhìn lại, đã đến lúc ta phải khiêm tốn nhận rằng Nguyễn Văn Lý là người{nl}đã tìm được chìa khoá cho mọi vấn đề cốt lõi liên quan đến sự sống còn{nl}của Dân Tộc Việt Nam hôm nay. Người viết bài này không hề muốn “làm{nl}chính trị”, mà chỉ ghi lại suy nghĩ của mình từ những vấn đề thời sự.{nl}
Kết luận{nl}{nl}
“Chia để trị” hay “bẻ đũa từng chiếc” là sách lược của mọi chế{nl}độ độc tài. Khi chủ trương “chuyện địa phương nào, địa phương đó lo”,{nl}HÐGM/VN đã sa vào bẫy. Và trong hoàn cảnh đó mà mong đối thoại, là tự{nl}ru ngủ mình. Làm sao đối thoại khi ở vào thế yếu, khi bị coi thường,{nl}thay vì được kính nể ! Nếu nhìn rộng ra hơn, ta phải công nhận rằng :{nl}mọi vấn đề liên quan đến tôn giáo chỉ có thể có được một giải pháp căn{nl}cơ, nếu các tôn giáo biết cùng nhau ngồi lại. Cuối cùng thì những người{nl}có tôn giáo cũng sẽ chỉ thành công, nếu có sự hỗ trợ từ phía nhân dân,{nl}nghĩa là nếu các tôn giáo có được tiếng nói chung với cả cộng đồng dân{nl}tộc. Từ đó chúng ta khám phá ra rằng : phương châm “
Ðồng hành với Dân Tộc” hay “
Sống Phúc Âm giữa lòng Dân Tộc” (
xem tài liệu đính kèm){nl}đích thực là chiếc đũa thần cho mọi giải pháp. Với điều kiện : đó không{nl}chỉ là một nguyên tắc trừu tượng, một chủ trương trên giấy, nhưng đích{nl}thực là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của người Công Giáo Việt Nam. Bao{nl}lâu vì chăm chú “lo chuyện đạo” mà chúng ta lạnh lùng với các tôn giáo{nl}bạn, xa rời quần chúng nhất là đại đa số dân nghèo, hững hờ với vận{nl}mạng Dân Tộc, thì Ðồng Chiêm chưa phải là điểm dừng.{nl}
Sài-gòn, ngày 15 tháng 01 năm 2010{nl}{nl}
Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh ofm{nl}{nl}
pascaltinh@gmail.com{nl} {nl}{nl}