Tin{nl}Saigon - Một ni cô xin giấu tên cho hãng tin AFP biết là các tu sinh{nl}cảm thấy không an toàn khi tu tập và sinh sống ngay trên đất nước của{nl}mình. Là một trong những tu sinh phải rời khỏi chùa Phước Huệ hồi tháng{nl}12 vừa qua, ni cô này khẳng định đa số tu sinh đã chuyển sang tu tập bí{nl}mật ở nhiều nơi. Ðây là lần thứ hai kể từ hồi tháng 9 năm ngoái, các{nl}thiền sinh này đã phải rời khỏi nơi tu tập của họ. Theo Human Rights{nl}Watch, các thiền sinh đã phải rời khỏi chùa Bát Nhã, sau khi những kẻ{nl}côn đồ và công an mặc thường phục có vũ trang xông vào chùa xua đuổi{nl}họ. Hoa Kỳ và Nghị viện châu Âu đã bày tỏ lo ngại về vụ trục xuất nói{nl}trên. Lúc đầu một số tu sinh đã thuê nhà nhưng trước cửa nhà luôn luôn{nl}có công an đứng theo dõi bên ngoài. Trường hợp này đã xẩy ra đối với{nl}rất nhiều nhóm tu sinh khác. Một số tu sinh khác đã trở về gia đình.{nl}Một người trong số họ vì lý do an ninh cũng xin dấu tên, nói cô không{nl}có ý định lẩn trốn, nhưng không muốn nhiều người biết mình đang ở đâu.{nl}Vẫn theo ni cô này thì nhiều chùa ở Việt Nam sẵn sàng đón tiếp các tu{nl}sinh Bát Nhã thế nhưng chính phủ không cho phép.
Tháng{nl}trước, một phái đoàn tu sinh Bát Nhã đã kêu gọi nhà cầm quyền Pháp cho{nl}phép họ tạm lánh nạn vì họ cảm thấy không an toàn tại Việt Nam. 51% dân{nl}số Việt Nam dưới độ tuổi 30, do vậy đa số các tu sinh của Thiền Sư Nhất{nl}Hạnh còn rất trẻ. Các tu sinh cho biết do bị phân tán, họ khó có thể tu{nl}tập được. Một ni cô nói trong thâm tâm, họ rất muốn có một nơi tu tập{nl}sống trong cộng đồng. Human Rights Watch nhận định rằng việc các tu{nl}sinh Bát Nhã bị xua đuổi bởi có liên quan đến việc Thiền Sư Nhất Hạnh{nl}kêu gọi cải cách và tự do tôn giáo tại Việt Nam. Trong khi đó phát ngôn{nl}viên bộ Ngoại giao Cộng sản Việt Nam, hồi tháng 10 năm ngoái nói các vụ{nl}xô xát, bạo động tại chùa Bát Nhã chỉ là do mâu thuẫn nội bộ giới Phật{nl}tử và nhà cầm quyền không hề ép buộc các tu sinh phải rời khỏi{nl}chùa.(SBTN)
{nl}{nl}