Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
TƯỞNG NIỆM ANH HÙNG TRẦN VĂN BÁ
{nl}{nl}{nl}{nl}
Tin{nl}tổng hợp - Hôm nay là ngày giỗ thứ 25 của anh Trần Văn Bá, một người{nl}trẻ đã hy sinh để tranh đấu cho tự do dân chủ tại Việt Nam. Cách đây 24{nl}năm, vào ngày 2 tháng giêng năm 1985, Cộng sản Việt Nam đã hành quyết{nl}dã man 19 liệt sĩ kháng chiến quốc gia sau một bản án trò hề công lý.{nl}
Danh sách 19 anh hùng kháng chiến Quốc Gia đền Nợ nước ngày 2 tháng{nl}giêng năm 1985 gồm Nguyễn văn Thừa 40 tuổi, Trung sĩ Nhất địa phương{nl}quân tiểu khu Ba Xuyên; Ðào tấn Linh 37 tuổi, Thiếu úy Thủy Quân Lục{nl}Chiến; Nguyễn quang Tường 49 tuổi, sĩ quan Trung tâm Huấn luyện Quang{nl}Trung; Lê long Hồ 31 tuổi, sinh viên đại học Nha khoa Saigon; Lê chí{nl}Nghĩa 52 tuổi, trung đội trưởng, trung đội biệt kích thám sát quận{nl}Trảng Bàng; Trần thế Hoài 54 tuổi, sĩ quan hành chánh, tài chánh, Gò{nl}Vấp; Nguyễn ngọc Tâm 47 tuổi, Ðốc sự hành chánh quốc gia; Hồ thái Bạch{nl}58 tuổi; Hùynh vĩnh Sanh, 63 tuổi; Lê quốc Quân 43 tuổi; Lê quốc Tài 40{nl}tuổi; Hồ thái Khương 55 tuổi, đại úy sư đoàn 25 Bộ Binh và là bào đệ{nl}chiến sĩ Hồ thái Bạch; Võ văn Kỳ 36 tuổi, hạ sĩ địa phương quân, tiểu{nl}khu Ba Xuyên; Nguyễn thành Phước 29 tuổi, sinh viên đại học Nha khoa{nl}Saigon; Huỳnh phát Trung 37 tuổi, địa phương quân, tiểu khu Hậu Nghĩa;{nl}Ngô duy Ân 60 tuổi, chức sắc ban giáo lễ tòa thánh Tây Ninh Cao Ðài;{nl}Nguyễn tất Ðắc 40 tuổi, trung úy Biệt Ðộng Quân; Nguyễn hoàng Long 50{nl}tuổi, đại úy Biệt Ðộng Quân; Dương thế Cuộc, 42 tuổi, đại úy Pháo binh{nl}sư đoàn 25 Bộ Binh.
Ðến ngày 8 tháng giêng năm{nl}1985, bạo quyền Cộng sản Việt Nam mới hành quyết anh Trần văn Bá, bất{nl}chấp sự can thiệp của chính phủ và chánh giới Pháp. Tất cả các hãng{nl}Thông tấn Quốc tế đều loan tin về vụ xử án trò hề kiểu công lý của{nl}Staline, nhằm kết án tử hình những người cầm đầu kháng chiến thuộc mặt{nl}trận thống nhất các lực lượng yêu nước giải phóng Việt Nam. Ðặc biệt{nl}nhất trong số người bị kết án, có anh Trần văn Bá là một trí thức trẻ{nl}từ Pháp trở về Việt Nam hoạt động.
Ngoài ra có{nl}ông Mai văn Hạnh, một phi công của hãng hàng không Maroc cũng từ Pháp{nl}về. Riêng ông Hạnh từ án tử hình được giãm xuống án tù, và nay đã được{nl}tha về đoàn tụ gia đình tại Pháp.
Ngoài ra tòa{nl}án Cộng sản Việt Nam còn kết tội chung thân khổ sai 3 người, 13 người{nl}khác bị kết án từ 8 đến 20 năm tù. Người Việt ở Hải ngoại phản ứng rầm{nl}rộ trên thế giới: biểu tình, hội thảo, đêm không ngủ, vận động với các{nl}chánh giới và chánh phủ sở tại. Riêng tại thủ đô Paris, Tổng Hội Sinh{nl}Viên Việt Nam đã tổ chức xuống đường phản đối quy tụ hàng ngàn người{nl}bằng một cuộc biểu tình và cầu an tại công trường Trocadéro. Báo chí{nl}Pháp và các đài truyền hình không ngớt chỉ trích cái gọi là Tòa án trò{nl}hề của Hà Nội. Nhưng lúc đó, vì sự sống còn của chế độ, nên Cộng sản{nl}Việt Nam bắt buộc phải xử tử dã man dù biết rằng sẽ bị các nước Tây{nl}Phương lên án. Hôm nay nhân ngày giỗ anh hùng Trần Văn Bá, chúng tôi{nl}xin quý vị thắp một nén hương lòng cho người thanh niên đã vì nước quên{nl}mình, và cũng mong mỏi các bậc phụ huynh sẽ tiếp tục thuật lại câu{nl}chuyện về Trần văn Bá cho các thế hệ con em, để biết về những tấm gương{nl}của những người hải ngoại đã tiếp tục tranh đấu cho tự do dân chủ và{nl}cho tương lai của quê hương Việt Nam tươi sáng.(SBTN)
Bánh Căn Nha Trang * Nước chấm của Nha Trang là mắm nêm hay nước mắm nhỉ. Mắm nêm làm bằng
cá nục hay cá ngừ được xem là ngon nhất. Mắm nêm được pha loãng với nước
và có trái thơm sắc nhỏ. Có người thay thơm bằng cà chua...